Này những nhà thiết kế, hãy học cách “sống sót” sau những lời chỉ trích

Việc phải nghe mọi người chỉ trích công việc sáng tạo của bạn là một vấn đề không bao giờ dễ dàng, nhưng bạn phải luôn đối mặt với điều đó. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể gạt bỏ cái tôi và sau đó phục hồi năng lượng, trở lại làm việc?


1. Giáo sư địa ngục của môn viết sáng tạo!

Ở trường đại học, có một giảng viên môn viết sáng tạo đã nói với chúng tôi ngay tuần đầu tiên của lớp rằng: Nhiệm vụ của ông ấy không phải là để khuyến khích hay truyền cảm hứng cho chúng tôi. Thay vào đó, ông ấy giúp chúng tôi trở thành một nhà văn tốt hơn bằng cách chỉ ra sai sót trong từng sáng tác của mỗi người.

Và vì thế chúng tôi gọi ông là “Mr. Thô lỗ”.

A fountain pen on an open journal

Tuy vậy, trong khi tôi có thể ngay lập tức đi xuống văn phòng đăng ký để nhận được phiếu giảm giá thêm cho một lớp học có vẻ gàn dở như vậy, tôi quyết định ở lại trong lớp để nhận ra rằng “Ồ, nó không thật sự tệ như mình nghĩ”.

Và khi nhìn lại, tôi đã học được hai điều quan trọng trong lớp đó. Thứ nhất, việc đi dạy học có thể khiến một số người trở nên vô cùng xấu tính và cay độc. Thứ hai, tôi đã học được cách dẹp bỏ cái tôi và tự đấm vào lòng tự ái khi nhận được những nhận xét tiêu cực của mọi người cho bài viết của mình.


2. Đấm vào lòng tự ái

Chắc hẳn rằng bất cứ ai cũng đã có kinh nghiệm này.

Bất kỳ công việc liên quan đến sáng tạo nào như viết lách, mỹ thuật hay thiết kế… đều là nơi ta thường xuyên nhận những lời phê bình nhiều hơn là khen ngợi. Vậy chắc bạn đã hiểu tôi muốn đề cập vấn đề gì rồi đúng không?

Nếu như bạn chưa khi nào trải nghiệm việc tác phẩm bị “xé toạc” trong lớp như thế này, thì bạn nên tham dự một chương trình nghệ thuật hoặc một cuộc thi sáng tạo nào đấy. Đấy mới thật sự là nơi công việc sáng tạo của bạn bị “mổ xẻ” trước mắt bạn.

Có lẽ vị giáo sư Satan của môn viết sáng tạo đã đúng sau tất cả. Vì một phần nào đó, tất cả những lời chỉ trích-mang tính xây dựng-gây tổn thương kia đều xứng đáng và có lẽ nó đã khiến tôi trở thành một nhà văn tốt hơn. Tôi vẫn chưa tin hẳn bài tập xây dựng nhân vật tàn bạo này đáng giá, nhưng tôi có thể nói với bạn thông qua kinh nghiệm của chính mình rằng: Sẽ luôn có những “cú đấm” quan trọng trong đời giúp ta thức tỉnh, và ta hoàn toàn không được lựa chọn cú ra đòn đó sẽ thực hiện theo cách nào.


3. Hãy sẵn lòng lắng nghe những lời chỉ trích

Trước hết, bạn phải sẵn sàng xuất hiện và lắng nghe.

Nếu tất cả những gì bạn thực sự muốn là một cái vỗ nhẹ vào lưng cùng lời khen “Great job”, thì có lẽ bạn nên chỉ phô bày công việc sáng tạo của mình với bà ngoại và tránh để nó xuất hiện ở nơi người khác có thể xem và nhận xét về nó.

Hãy đối mặt với nó, không phải ai cũng thích mọi thứ bạn làm.

Điều đó không có nghĩa là công việc của bạn quá tệ, hãy hiểu rằng một số người sẽ thích và một số người sẽ không thích. Vì vậy, hoặc bạn giấu công việc sáng tạo dưới tầng hầm, hoặc bạn để nó được xuất hiện trước công chúng và chạm mặt với những lời chỉ trích.

Chỉ có một cách để tránh né sự đánh giá của người khác… đó là: đừng làm gì hết, đừng nói gì hết, và đừng là gì hết.

~ Elbert Hubbard

Nói cách khác, nếu bạn quyết định thúc đẩy công việc sáng tạo của mình được phát triển, bạn sẽ nhận cả phản hồi tích cực lẫn tiêu cực trên suốt đường đi. Bạn không cần phải đồng ý với nó, nhưng bạn nên sẵn sàng lắng nghe những gì họ nói và xem những gì bạn có khả năng học hỏi.

Ngoài ra, khi bạn đang lắng nghe phản hồi, hãy đảm bảo bạn nhận được phản hồi chi tiết, cụ thể về chính xác những gì họ thích và không thích về tác phẩm. Không gì khiến tôi muộn phiền nhiều hơn những lời phê bình trong lớp học là khi ai đó nói rằng họ không thích ‘chủ đề tổng thể’ hoặc nó chỉ không ‘cảm thấy đúng’.


4. Đừng ôm lấy tất cả vào bản thân

Lời chỉ trích không phải về bạn, đó là về công việc của bạn.

Thường thì, ta có xu hướng xác định tác phẩm như đứa con của mình và là một phần của ta, nhưng không phải vậy. Nó chỉ là sản phẩm hay trí tưởng tượng chứ không phải một phần linh hồn sáng tạo trong ta. Bạn cần hoạch định khoảng cách an toàn trong công việc sáng tạo để không cảm thấy bị công kích cá nhân khi có ai đó nói với bạn rằng, vì bất kì lý do nào đó mà sản phẩm không làm vừa lòng họ.

Vì vậy, thay vì ngồi ở đó lập kế hoạch trả thù khi đến lượt họ được phê bình, hãy cố gắng lắng nghe những gì họ nói và nhận ra rằng nó không thực sự về bạn mà là thứ bạn đã tạo ra.

Điều này có nghĩa là bạn sẽ thoải mái “tận hưởng” những phê bình sáng tạo này chăng? Có lẽ không, nhưng ít nhất bạn có thể giữ vẻ vô tư của mình và lắng nghe những gì họ nói.

Tôi nhận ra rằng thật dễ dàng để phòng thủ khi ai đó đang chỉ trích thứ gì đó mà bạn đã dành rất nhiều thời gian và công sức để tạo ra, nhưng bạn cũng cần phải giữ nó ở một khía cạnh thôi.


5. Đừng tạo điều kiện cho những kẻ chơi khăm

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng tất cả điều trên chỉ áp dụng cho lời chỉ trích mang tính xây dựng thực tế từ các đồng nghiệp, hoàn toàn không áp dụng cho những lời nguyền rủa vô lý của các “anh hùng bàn phím” trên internet.

Những lớp học thường thiết lập quy tắc cho các lời phê bình, nhưng thật không may khi internet không có biện pháp bảo vệ như vậy.

Một người bạn trong lớp nói về tác phẩm sẽ hoàn toàn khác với những kẻ vô danh bỗng một ngày xuất hiện trên trang cá nhân và phóng ra “nọc độc” không liên quan gì đến bạn hoặc công việc thực tế.

Đừng lãng phí thời gian hoặc năng lượng cố gắng bảo vệ bản thân khỏi những lời chỉ trích bẩn này, bởi vì thực tế họ không thực sự muốn thảo luận với bạn đâu. Họ chỉ muốn thỏa mãn cơn chỉ trích, trách móc người nào đó và bạn là người tình cờ xuất hiện sai nơi sai thời điểm.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng bất kể bạn làm gì, công việc của bạn sẽ không bao giờ được tất cả mọi người yêu mến.

Mọi người sẽ chỉ trích công việc sáng tạo của bạn, nhưng điều đó không sao cả vì công việc của bạn cuối cùng sẽ xác định đối tượng của bạn là ai. Những người thích nó sẽ luôn ở xung quanh và chờ đợi bạn sáng tạo ra một cái gì đó khác, trong khi những người không thích những gì bạn làm, sẽ trở về cuộc đời của riêng họ.


Chiến đấu hay chạy trốn đây?

Vậy phải phản ứng thế nào khi bị “đấm vào mặt” bởi hàng tá lời chỉ trích về tác phẩm?

Bạn sẽ mải miết “liếm” vết thương và bắt đầu bí mật ấp ủ kế hoạch trả thù?

Bạn sẽ “trả đũa” từng lời phê bình và chứng minh rằng bạn là người thông minh nhất?

Bạn sẽ lắng nghe những gì họ nói và sau đó chắt lọc những ý cần thiết?

Hay chỉ đơn giản bỏ qua chúng và cho rằng họ không biết họ đang nói gì?

Hãy dành chút thời gian chia sẻ suy nghĩ của bạn (kèm những lời phê bình kinh dị bạn từng nhận được) với iDesign trong phần bình luận bên dưới nhé.

Tác giả: Drew Kimble
Người dịch: Lynnette Dinh
Nguồn: Skinnyartist

Cùng tác giả

#Tag

bí kíp sáng tạo chỉ trích designer's life kinh nghiệm phát triển kĩ năng

iDesign Must-try

Hội chứng kẻ mạo danh có đang hạn chế tiềm năng sáng tạo trong bạn?
Hội chứng kẻ mạo danh có đang hạn chế tiềm năng sáng tạo trong bạn?
“Giả vờ cho đến khi nó thành thật – Fake it till you make it” có thể là lời khuyên tồi tệ nhất. Thay vì giả mạo hãy lấy lại sự…
Câu hỏi muôn thuở: Làm việc kiếm tiền hay làm việc vì đam mê?
Câu hỏi muôn thuở: Làm việc kiếm tiền hay làm việc vì đam mê?
Sự sáng tạo trong mỗi người đến từ mỗi thời điểm khác nhau, chúng ta không biết được tương lai sẽ đưa ta đến đâu, mỗi người mỗi bản ngã…
Tự nhận thức giúp ta bớt ‘cực đoan một cách đáng ghét’ và tìm ra cân bằng cho công việc
Tự nhận thức giúp ta bớt ‘cực đoan một cách đáng ghét’ và tìm ra cân bằng cho công việc
Cuốn sách “Insight, the Power of Self-Awareness in a Self-deluded World ” của Tasha Eurich đã mang đến cái nhìn sâu sắc, về cách chúng ta có thể tự nhận…
Kết nối với trực giác - Chìa khoá mở ra vùng sáng tạo trong tâm trí
Kết nối với trực giác - Chìa khoá mở ra vùng sáng tạo trong tâm trí
Biết cách lắng nghe trực giác có thể mang đến tác động tích cực cho sự sáng tạo của bạn. Tự tin và thoải mái hơn đối với bản thân…
‘Love It or Leave It’ - Làm thế nào để hạnh phúc với công việc của bạn?
‘Love It or Leave It’ - Làm thế nào để hạnh phúc với công việc của bạn?
Cuốn sách mới của Samantha Clarke giúp bạn khám phá những cách giúp yêu thích công việc hiện tại hoặc rèn luyện các kỹ năng để luôn hạnh phúc khi…
4 lý do để nhà thiết kế học viết mã lập trình
4 lý do để nhà thiết kế học viết mã lập trình
Học cách viết code là điều không thường thấy trong giới những người làm thiết kế, và nếu kĩ năng này xuất hiện trong portfolio của một designer, nhà tuyển…