5 con đường khác nhau để trở thành designer

Khi nói đến việc xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực thiết kế, có vô số con đường khác nhau để người ta có thể đi theo. Trong bài viết này, năm nhà thiết kế chuyên nghiệp sẽ chia sẻ con đường độc đáo của họ vào ngành thiết kế, cũng như chia sẻ thêm về kinh nghiệm và một số lời khuyên đến những ai đang xây dựng sự nghiệp của riêng họ trong lĩnh vực thiết kế. 

Olga Zalite cho Hiwow
 
Kasia Bojanowska cho DigitalOcean
Alaina Johnson

1. Học đúng chuyên ngành thiết kế

Nhà thiết kế Gabrielle Widjaja đã tốt nghiệp trường Rhode Island với bằng thiết kế đồ họa. Dưới đây là mô tả trải nghiệm của cô khi được học chính thức.

Welcome to Art School | RISD bởi MARLY GALLARDO

Tôi cảm thấy vô cùng may mắn khi có được trải nghiệm độc đáo của một sinh viên thiết kế trường Rhode Island. Tôi nghĩ một trong những đặc ân tốt nhất khi đến trường nghệ thuật là xung quanh có những người bạn đồng trang lứa chăm chỉ với những tài năng và sở thích độc đáo. Bạn có thể nghĩ rằng tính cạnh tranh sẽ đầy rẫy trong trường nghệ thuật, nhưng không, bạn sẽ rất vui khi biết rằng mọi người đều rất ủng hộ lẫn nhau. Môi trường học tập này là một không gian hợp tác và an toàn cho sự trưởng thành và phát triển của các nhà thiết kế trẻ, và thật tuyệt vời khi trở thành một phần của nơi đây.

Tôi luôn có giờ lên lớp ở trường. Nếu bạn đã nghe nói rằng khối lượng công việc RISD rất lớn thì đó là sự thật. Ngoài việc có các studio kéo dài 5 giờ và khoảng 3 đến 4 lần một tuần, còn có một vài lớp học nghệ thuật tự do kéo dài từ 1 đến 3 giờ rải rác ở giữa. Tôi dành 4-5 giờ ở bàn làm việc tại studio của mình hầu như mỗi ngày trừ một số ngày cuối tuần. Lịch trình của tôi phải được sắp xếp khá dày đặc do đi học nói chung, và tôi luôn có từ hai đến sáu dự án diễn ra đồng thời ngoài các giờ học ngoại khóa.

2. Tiếp cận phương pháp tự học

Với rất nhiều tài nguyên trực tuyến và cơ hội kết nối, bạn không nhất thiết phải học chính quy về thiết kế để có thể bước vào ngành. Tất cả những gì bạn cần là một chút chăm chỉ và kiên trì. Lấy điển hình từ nhà thiết kế & Illustrator đã nổ lực tự học – Spencer Gabor.

Lift yourself bởi SPENCER GABOR

Bốn năm trước, tôi là sinh viên chuyên ngành kinh doanh ở trường và đi theo hướng hoàn toàn trái ngược với điều tôi muốn. Tôi vẫn tiếp tục với chuyên ngành của mình, nhưng dành thời gian ngoài giờ học trên lớp để học vẽ, học Adobe Suite và thực hiện bất kỳ dự án nào mà tôi có thể. Điều này bao gồm việc liên hệ với các công ty khởi nghiệp ở trường của tôi và các dự án miễn phí để tôi có thể đưa các dự án này vào portfolio của mình. Con đường này tuy dài, nhưng mang đến những điều thú vị.

Thành thật mà nói, lúc đầu, tôi đã làm vô số công việc tồi tệ và tôi đã gửi cho bất kỳ chuyên gia nào trong ngành qua email với mong muốn được đánh giá và phê bình. Tôi chỉ nhận được phản hồi là một portfolio khá tệ, tôi vẫn kiên trì tiếp tục làm và tập hợp lại cho đến khi nhận được phản hồi cuối cùng trở nên tích cực. Điều này đã dạy cho tôi nhiều hơn những gì tôi nghĩ và bất kỳ chương trình nghệ thuật nào cũng có thể có. Tôi không cảm thấy kiệt sức trước các nhiệm vụ, thời hạn hoàn thành của người khác, v.v. vì đây là một phần của việc theo đuổi đam mê.

Cuối cùng, sau nhiều cú click chuột, tôi bắt đầu phát triển trang mạng xã hội của mình và nhận email cho công việc thực tế.

3. Đăng ký Bootcamp

Bootcamps là một lựa chọn thực hành tuyệt vời cho những ai muốn có một công việc trong ngành Thiết kế Sản phẩm. Cho dù bạn muốn trở thành UX/UI Designer hay Visual Designer, có rất nhiều bootcamps trực tuyến để giúp bạn kiếm được chứng chỉ. Đó là cách Spencer Winkelstein xây dựng sự nghiệp đáng mơ ước của mình.

UXnimals bởi Spencer Winkelstein 

Sự nổi lên của công nghệ bootcamp phần nào là một cuộc cách mạng trong thập kỷ qua. Bootcamps cho phép bạn tham gia các lớp học trực tiếp, trực tuyến hoặc một số hình thức kết hợp trong thời gian ngắn ở lĩnh vực bạn đang theo đuổi. Một số chương trình hỗ trợ này cung cấp học bổng và một số khác bạn phải trả phí khi tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.

Cách tốt nhất để tận dụng tối đa kinh nghiệm học tập của bạn là thông qua những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Cho dù bạn mới tốt nghiệp đại học, trung học hay đã có một số kinh nghiệm làm việc và bạn đang tìm kiếm một sự chuyển đổi nghề nghiệp, tôi thực sự khuyên bạn nên sử dụng một chương trình đào tạo về thiết kế sản phẩm để bổ sung vào lỗ trống kiến thức của mình.

4. Nói có với cơ hội mới

Đôi khi, thiết kế tìm đến bạn mà bạn không cần cố gắng. Đối với nhà thiết kế Gustavo Zambelli, luôn sẵn sàng đón nhận những cơ hội bất ngờ là điều đã đưa anh trở thành nhà thiết kế tuyệt vời như ngày hôm nay. Dưới đây là câu chuyện của anh ấy:

Problem solved bởi GUSTAVO ZAMBELLI

Một ngày năm 2007, tôi đi ăn pizza với bạn bè tại một tiệm bánh pizza địa phương ở quê tôi. Trong khi ăn, chúng tôi bắt đầu loay hoay với một chiếc máy ảnh kỹ thuật số. Chủ nhà hàng đã nhìn thấy chúng tôi cùng với chiếc máy ảnh, đến bàn của chúng tôi và cho rằng vì có máy ảnh kỹ thuật số nên chúng tôi cũng có thể thiết kế mọi thứ. Vì vậy, anh ấy đã yêu cầu chúng tôi thiết kế menu, nam châm và những thứ khác của nhà hàng.

Chúng tôi đã chấp nhận đề xuất, nhưng không ai trong chúng tôi thực sự có bất kỳ kinh nghiệm nào về thiết kế. Trong suốt vài ngày sau đó, tôi bắt đầu dự án đầu tiên và tôi biết mình đã yêu thích thiết kế. Rõ ràng là tôi đã thiết kế toàn bộ mọi thứ trong Microsoft Publisher như một nhà thiết kế thực thụ.

Một trong những người bạn của tôi làm việc tại cửa hàng bánh pizza đã kể cho tôi nghe về anh trai của anh ấy, lúc đó anh là một nhà thiết kế đồ họa. Nhược điểm duy nhất là anh ấy sống ở California cách rất xa nơi tôi, nhưng nhờ có Messenger và Skype, chúng tôi có thể liên lạc với anh ấy và hỏi về cách tôi có thể chuyển thiết kế từ Publisher của mình sang Corel. Anh ấy không vấn đề gì khi giúp tôi và khi xem thiết kế mà tôi thực hiện, anh ấy nói, “Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc học thiết kế đồ họa chưa? Bởi vì bạn có một con mắt tốt cho điều này.”

Và kể từ ngày đó, tôi yêu thiết kế và không ngừng nghiên cứu, thử nghiệm và sáng tạo ra mọi thứ.

5. Tạo cơ hội cho chính bạn

Nếu bạn muốn xây dựng một sự nghiệp sáng tạo, một cách tiếp cận khác là tạo ra những cơ hội đó cho chính bạn. Làm việc với những ai đang muốn xem khả năng của bạn là một cách tiếp cận chắc chắn để đạt được công việc bạn muốn làm. Người dẫn chương trình podcast – Meg Lewis đã nói về trải nghiệm của riêng cô ấy với cách tiếp cận này.

Swimwear Pattern: Fruits! bởi MEG LEWIS

Tôi sẽ bắt đầu công việc nếu tôi muốn tham gia vào một lĩnh vực mới (như podcasting, hoặc thiết kế dệt may), tôi sẽ luôn tạo cơ hội cho chính mình, tôi không phải đợi các nhãn hàng hay nhà tuyển dụng. Sự tin tưởng vào bản luôn là cơ hội cho tôi – có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra nếu tôi không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy tôi có thể làm được điều đó.

Vì vậy, đó là những gì tôi đã làm với thiết kế dệt may. Tôi đã mở ra một cửa hàng Society6, nơi tôi có thể thiết kế một loạt hàng dệt may. Tôi đưa chúng ra thị trường và song song học về thiết kế hàng dệt, điều này giúp tôi đưa thiết kế và sản phẩm của mình đến với các nhãn hàng và tìm những đối tác.

Một vài tháng sau, khách hàng của tôi cho biết: “Chúng tôi yêu thích dòng sản phẩm dệt của bạn, chúng tôi muốn bạn áp dụng những mẫu như vậy vào dòng sản phẩm của chúng tôi” và đó là cách tôi bắt đầu làm việc trong các lĩnh vực khác.

Chúng tôi hy vọng những câu chuyện này cung cấp một số thông tin chi tiết về con đường phù hợp nhất với bạn. Mỗi phương pháp đều có những thách thức và lợi thế riêng, nhưng có một điều vẫn đúng cho tất cả – bạn sẽ phải làm việc chăm chỉ, cống hiến và đam mê để xây dựng sự nghiệp thiết kế như mơ ước của mình. Hãy giữ vững điều đó, chúng tôi tin tưởng vào bạn!

Biên tập: Thao Lee

Theo: dribbble

Cùng tác giả

#Tag

bootcamp chuyên gia thiết kế designer học thiết kế Thao Lee tìm kiếm đam mê tự học

iDesign Must-try

Xu hướng thiết kế web 2022: Những vũ khí mang lại trải nghiệm thú vị cho người dùng (Phần 1)
Xu hướng thiết kế web 2022: Những vũ khí mang lại trải nghiệm thú vị cho người dùng (Phần 1)
Xu hướng thiết kế website thay đổi liên tục qua từng giai đoạn cũng như từng thời kỳ. Một trang web đẹp và hiện đại ngày nay có thể trông lỗi…
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 2)
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 2)
Logo dáng cao, màu candy, outline phác thảo và logo serif là những xu hướng thiết kế logo trong phần 1 dự đoán sẽ thịnh hành và được sử dụng…
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 1)
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 1)
Sau loạt bài Xu hướng thiết kế đồ họa 2022 chúng ta đã phần nào định hình được những xu hướng thiết kế sẽ thống trị vào năm 2022, thông…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Tiếp theo phần 1, trong phần 2 này hãy cùng iDesign khám phá thêm 5 xu hướng thiết kế sẽ oanh tạc vào năm 2022 nhé! Xu hướng thiết kế…
Tổng hợp 10 quảng cáo hay nhất trong năm 2021
Tổng hợp 10 quảng cáo hay nhất trong năm 2021
Trong năm qua, đại dịch Covid đã khiến ngành công nghiệp quảng cáo vật lộn đầy khó khăn, làm việc từ xa cùng với sứ mệnh mang đến niềm vui…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 1)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 1)
Năm 2022 sắp đến gần và nhiều chuyên gia dự đoán đây là một năm phá vỡ mọi quy tắc về thiết kế đồ họa. Mọi thứ đều phá vỡ và…