5 năm đầu tiên làm thiết kế | Kỳ 3: Có nên cố gắng thương lượng mức lương cho công việc đầu tiên của mình?

Bắt đầu sự nghiệp sáng tạo luôn là những cung đường đầy khó khăn. Bạn tràn trề năng lượng và nhiều tham vọng, nhưng bạn thiếu kinh nghiệm – loại kiến ​​thức mà bạn chỉ có thể nhận được ở tương lai. Vì vậy, bài viết này sẽ là chiếc“cẩm nang” nhỏ – nơi chia sẻ những điều các nhà thiết kế trước đã trải qua mà một lúc nào đó trong tương lai, bạn sẽ tự mình trải nghiệm.

Chào mừng bạn đến với “The First Five Years – Năm năm đầu tiên làm thiết kế”, nơi Mitch Goldstein, giáo sư thiết kế tại Học viện Công nghệ Rochester, sẽ trả lời các câu hỏi của độc giả liên quan đến những thách thức và khó khăn khi bắt đầu sự nghiệp. Trong kỳ này, Mitch sẽ trả lời câu hỏi về cách xác định và tối đa hóa mức lương đầu tiên của bạn. 


Tôi có nên cố gắng thương lượng mức lương của công việc đầu tiên không?

Hãy luôn nhớ rằng những gì bạn nhận được ở công việc đầu tiên đều là thách thức, và con số này sẽ thay đổi tùy theo vị trí, ngành công nghiệp, quy mô studio, khách hàng của studio… Trước tiên, hãy thực hiện một số nghiên cứu online (tìm được mức lương của các nhà thiết kế trẻ tuổi trong thành phố bạn đang sinh sống là một khởi đầu tốt). Tiếp đó, khi có một đề nghị dành cho bạn, hày cố gắng thương lượng mức lương của mình – không có lý do gì để không thử điều đó.

Nếu một công ty muốn thuê bạn, việc tăng thêm tiền sẽ không khiến họ đột nhiên thay đổi quyết định. Họ có thể không tăng tiền lương của bạn, nhưng họ cũng sẽ không đột ngột bảo bạn rời đi. Không có bất kỳ công ty nào đưa ra lời chấm dứt khi bạn lịch sự đề xuất tăng lương, nếu có thì hẳn đấy không phải là nơi bạn nên làm việc.

Nhiều người luôn tìm kiếm một công việc bằng cách chạy theo những ràng buộc được đặt sẵn trong tâm trí như: Đây có phải vị trí “tốt nhất” không? Công ty này sẽ mang đến cho tôi cơ hội “tốt” nhất chứ? Tôi sẽ làm việc với các khách hàng tên tuổi lớn? Tôi sẽ có bàn làm việc trong một không gian rộng rãi mát mẻ? Tôi có đủ ngày nghỉ không? Có đồ ăn vặt trên văn phòng không?… Đây đều là những vấn đề hợp lý để suy nghĩ, nhưng thường thì chúng ta quên mất điều quan trọng nhất, đó là: Cảm nhận! 

Đây là nơi bạn muốn ở hơn 40 giờ (hoặc 50+ hoặc 60+) mỗi tuần không? Bạn có muốn ngồi cạnh những người này cả ngày không? Bạn có hào hứng để bắt đầu? Hãy luôn tin vào cảm nhận của bạn – nếu cảm thấy chưa sẵn sàng thì đừng chọn lấy chúng. Hãy nhớ ràng: Luôn luôn, luôn tin vào cảm xúc của bạn, nếu bạn cảm thấy tồi tệ thì đừng bao giờ nhận công việc đó.

Minh họa bởi Julia Hanke 

Hãy nhớ rằng, tìm một việc đáng mơ ước sẽ dễ dàng hơn khi bạn đã có một công việc.

Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau và nhu cầu khác nhau – một số người đủ khả năng để làm một công việc lương thấp tại một hãng phim lớn, nhưng cũng người cần khoản lương ổn định để trang trải các chi phí trong cuộc sống. Hãy thành thật với chính mình về thực tế của bạn là gì: liệu bạn có thể làm việc theo ca tại Starbucks để bù đắp sự thiếu hụt khi làm một công việc thiết kế ấn tượng nhưng trả lương thấp không?

Bạn có thể có khoản nợ vay từ thời sinh viên lớn, bạn có thể có một đứa con phải chăm sóc, bạn có thể phải chi trả tiền thuê nhà…  Hãy luôn suy nghĩ và cân nhắc giữa công việc và các chi phí sinh hoạt của bạn. Một studio tên tuổi có thể không đáng để bạn chồng chất thêm các khoản nợ tín dụng chỉ để có cơ hội làm việc ở đó. Một công việc tuyệt vời nhưng không trả đủ tiền để bạn sống thì có lẽ nó không tuyệt vời như bạn nghĩ.

Hãy luôn tâm huyết với công việc đầu tiên như thể đó là công việc cuối cùng của bạn.

Hãy nhớ rằng, tìm các việc đáng mơ ước sẽ dễ dàng hơn khi bạn đã có một công việc. Bạn có thể thanh toán các hóa đơn của mình, bạn còn có thể học được cách thức hoạt động kinh doanh và có được một số kinh nghiệm quý giá, bạn sẽ tạo ra các mối quan hệ trong công việc và bạn sẽ bớt hoảng loạn, tuyệt vọng hơn khi phỏng vấn. Giống như khi một công ty sa thải bạn, hay bạn có thể nghỉ việc khi tìm được một vị trí tốt hơn, vì vậy đừng ngại nhận một công việc mà bạn có thể sẽ thay đổi, vì bất cứ công việc gì cũng mang lại cho bạn những trải nghiệm.

Hãy luôn tâm huyết với công việc đầu tiên như thể đó là công việc cuối cùng của bạn; những gì bạn làm vào ngày mai có thể hoàn toàn khác với những gì bạn đã làm trong 10 năm qua. Thế nên, dù có rời đi bạn cũng đừng nên bước khỏi bàn làm việc và hét lên: “Tôi nghỉ!” và chạy ngay đi. Thiết kế là một thế giới cực kỳ nhỏ, vì vậy hãy thông báo trước khi nghỉ tối thiểu hai tuần và để lại những bàn giao chi tiết.

Cuối cùng, nếu sơ yếu lý lịch của bạn chứa hàng tá công việc trong nhiều năm, đó có thể là một sự báo động cho nhà tuyển dụng (và có thể cho chính bạn: có thể bạn phù hợp làm một nhà thiết kế tự do hơn và một nhân viên thiết kế).


Về tác giả Mitch Goldstein

Mitch là trợ lý giáo sư tại Học viện Công nghệ Rochester, nơi ông giảng dạy thiết kế tại trường. Trong thập kỷ qua, ông cũng đã giảng dạy tại Trường Thiết kế Rhode Island, Đại học Khối thịnh vượng chung Virginia và Đại học Nghệ thuật Maryland.


Biên tập: Thao Lee

Tác giả: Mitch Goldstein

Cùng tác giả

#Tag

chia sẻ kinh nghiệm kinh nghiệm khi làm thiết kế Mitch Goldstein năm năm đầu tiên làm thiết kế quá trình thiết kế sự nghiệp làm thiết kế the first five years

iDesign Must-try

Nâng cao kỹ năng thiết kế logo với 6 lời khuyên từ chuyên gia kinh nghiệm
Nâng cao kỹ năng thiết kế logo với 6 lời khuyên từ chuyên gia kinh nghiệm
Nếu bạn đang tìm cách để nâng cao kỹ năng thiết kế logo của mình, thì chắc chắn đây là bài viết hữu ích dành cho bạn. Bài viết này…
Các phòng trưng bày nghệ thuật kiếm tiền như thế nào?
Các phòng trưng bày nghệ thuật kiếm tiền như thế nào?
Mặc dù chưa ai trực tiếp hỏi tôi cách phòng trưng bày của tôi kiếm tiền như thế nào, nhưng câu hỏi ‘phòng trưng bày kiếm tiền như thế nào?’…
‘Thật như đùa’ - Tuyệt chiêu vẽ truyện tranh khi bạn không biết vẽ
‘Thật như đùa’ - Tuyệt chiêu vẽ truyện tranh khi bạn không biết vẽ
Đã nhiều lần bạn muốn tự mình vẽ ra những bộ truyện tranh thú vị, nhưng bạn không biết vẽ, hoặc vẽ không đẹp, hoặc không có khiếu hài hước.…
Làm thế nào để tôi ngừng quên những gì đã học?
Làm thế nào để tôi ngừng quên những gì đã học?
Tại sao bạn quên hầu hết nội dung những cuốn sách hay bài blog chỉ sau vài giờ? Tôi đã ngồi trong quán cà phê suốt hai giờ, đọc vô…
5 năm đầu tiên làm thiết kế| Kỳ 5: Làm thế nào để phát triển sự nghiệp khi hạn hẹp về kinh phí?
5 năm đầu tiên làm thiết kế| Kỳ 5: Làm thế nào để phát triển sự nghiệp khi hạn hẹp về kinh phí?
Bắt đầu sự nghiệp sáng tạo luôn là những cung đường đầy khó khăn. Bạn tràn trề năng lượng và nhiều tham vọng, nhưng bạn thiếu kinh nghiệm – loại kiến…
5 năm đầu tiên làm thiết kế | Kỳ 4: So sánh bản thân với người khác - cảm xúc tiêu cực phá hủy sự nghiệp bạn
5 năm đầu tiên làm thiết kế | Kỳ 4: So sánh bản thân với người khác - cảm xúc tiêu cực phá hủy sự nghiệp bạn
Bắt đầu sự nghiệp sáng tạo luôn là những cung đường đầy khó khăn. Bạn tràn trề năng lượng và nhiều tham vọng, nhưng bạn thiếu kinh nghiệm – loại kiến…