5 nghệ sĩ đặt nền móng cho phong trào Psychedelic

Phong trào nghệ thuật Psychedelic bắt đầu vào giữa những năm 1960 và có tầm ảnh hưởng rộng, không chỉ đối với âm nhạc mà còn trên nhiều khía cạnh của văn hóa đại chúng, bao gồm lối sống, thời trang, ngôn ngữ, nghệ thuật, văn học và triết học.

Cái tên “Psychedelic” dùng để một chỉ loại chất kích thích “thức thần” phổ biến trong văn hóa giữa những người trẻ thời đó. (Psychedelic là một khái niệm có tên bắt nguồn từ các từ Hy Lạp cổ đại, dịch nghĩa là “khai tâm”). Đặc trưng phong cách nghệ thuật này bao gồm các hình dạng cong tròn lấy cảm hứng từ Art Nouveau, kiểu vẽ tay khó đọc và các rung động màu quang học cường độ cao lấy cảm hứng từ phong trào nghệ thuật Pop art.

Một tác phẩm Art Nouveau (trái) được vẽ lại theo phong cách Psychedelic (phải)

Lễ hội âm nhạc và các buổi hòa nhạc là một nét đặc trưng trong những năm 1960, và các nhạc sĩ như Jimi Hendrix, The Grateful Dead, The Who, Janis Joplin chính là những ngôi siêu sao vào thời điểm đó. Đặc biệt khi khán giả của họ phần lớn là cộng đồng hippie.

Mặc dù khó có thể xác định được liệu âm nhạc Psychedelic có ảnh hưởng đến trào lưu phản văn hóa hay ngược lại, nhưng trong các áp phích ban nhạc và bìa album, ta có thể thấy một hình thức nghệ thuật độc đáo đậm dấu ấn Psychedelic. Điều này bắt nguồn từ các buổi diễn không gây được chú ý khi tấm áp phích không mấy thu hút người đến xem.

Cũng chính nhờ việc thay đổi áp phích buổi diễn mà khán giả tại các buổi hòa nhạc đã đông hơn hẳn. Các nghệ sĩ dẫn đầu phong trào nghệ thuật Psychedelic của những năm 1960 là các hoạ sĩ vẽ áp phích đến từ San Francisco, bao gồm “ngũ đại thiên vương” Wes Wilson, Mouse & Kelly (Stanley MouseAlton Kelly), Victor Moscoso, Rick Griffin. Cả năm người này đã góp phần đặt nền móng và phát triển Psychedelic thành một phong cách nghệ thuật phổ biến trong văn hóa đại chúng.

Ngũ đại thiên vương của Psychedelic từ trái qua Alton Kelley, Victor Moscoso, Rick Griffin, Wes Wilson và Stanley Mouse vào năm 1967.

Wes Wilson (1937-2020)

Wes Wilson ở khu bán vé của một buổi hòa nhạc năm 1978.

Nghệ sĩ Wes Wilson, người thường được công nhận là cha đẻ của áp phích buổi hòa nhạc rock những năm 1960, là một trong những nhà thiết kế áp phích Psychedelic nổi tiếng nhất. Đặc biệt, ông được biết đến là nhà phát minh font chữ Psychedelic vào khoảng năm 1966 với các chữ cái trông giống như đang chuyển động hoặc tan chảy.

Font chữ Psychedelic được Wilson thực hiện cho một buổi hòa nhạc của Bill Graham.

Đó là thời kỳ khai sáng. Vào những năm 60, chúng tôi thường nghĩ rằng Utopia như một điều gì đó thực sự đến.” Wilson bình luận về cộng đồng hippie vào thập niên 60.

“Are We Next?” là một tác phẩm phản đối chiến tranh của ông.

Năm 1965, ông xuất bản áp phích phản đối Chiến tranh Việt Nam do ông thiết kế, tự in và bán. Wilson nói, “Tôi chỉ đưa thực hiện nó để khuấy động mọi người suy nghĩ về mọi thứ đang diễn ra.” Các áp phích của ông trở nên phổ biến đến mức mọi người xé chúng nhanh chóng khi vừa được dán lên. Chẳng bao lâu, chúng đã được tái bản cho các cửa hàng bán áp phích mọc lên trên toàn quốc.

Mặc dù đi qua thời cao trào của Psychedelic, các tác phẩm của ông chưa bao giờ là lỗi thời và các band nhạc vẫn đặt hàng ông thường xuyên cho đến khi ông mất.

Victor Moscoso (1936)

Moscoso là một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, đã mượn phong cách truyện tranh để sản xuất các áp phích buổi hòa nhạc, quảng cáo và truyện tranh (comix) ở San Francisco trong những năm 1960 và 1970. Ông cũng là người đầu tiên trong số các nghệ sĩ sử dụng ảnh ghép (collage) trong nhiều tác phẩm của mình.

Áp phích cho buổi hòa nhạc của Big Brother and the Holding Company năm 1967.
Áp phích cho buổi hòa nhạc của The Doors năm 1967

Lối sử dụng màu sắc của Moscoso bị ảnh hưởng bởi họa sĩ Josef Albers (1888-1976), một trong những giảng viên của ông tại Đại học Yale. Ông cũng thành công từ việc thực hiện áp phích cho nhiều buổi hòa nhạc cũng như một số bìa album cho vài ca sĩ đương thời như Jerry Garcia, Bob Weir, Herbie Hancock, Jed Davis David Grisman.

Neon Rose, 1967.

Đến năm 1968, Moscoso đã làm việc cho các công ty truyện tranh ngầm (comix), thường là những bộ truyện có nội liên quan đến xã hội và chính trị nên ít được phát hành rộng rãi. Trong khoảng thời gian làm cho Zap Comix, truyện tranh của ông xuất hiện trong mọi số phát hành của Zap từ năm 1968 cho đến số cuối cùng vào năm 2014. Hiện tại ông vẫn đang sinh sống và làm việc ở San Francisco.

Gary Grimshaw (1946-2014)

Bên cạnh công việc là một họa sĩ, Gary Grimshaw còn là một nhà hoạt động chính trị cấp tiến của Đảng Báo trắng và các tổ chức liên quan khác. Trước khi bắt đầu sự nghiệp là một họa sĩ, Gary từng là một người lính hải quân. Trong một lần khi con tàu của ông đang được sửa chữa ở vùng Vịnh San Francisco, ông đã được tiếp xúc với Psychedelic nhờ hai buổi hòa nhạc rock nổi tiếng của Avalon BallroomThe Fillmore, cũng như học hỏi về kỹ thuật điều chỉnh ánh sáng tại các buổi hòa nhạc.

Sau khi giải ngũ năm 1966, ông bắt đầu công việc điều chỉnh ánh sáng cho một số buổi hòa nhạc. Nhờ vậy ông quen biết được một số nghệ sĩ và có cơ hội được thiết kế áp phích cho họ. Bên cạnh đó, ông cũng là một người ủng hộ phong trào phản đối chiến tranh. Nhiều tác phẩm của ông đã xuất hiện trên nhiều tờ báo của báo chí ngầm, bao gồm San Francisco Oracle, Berkeley Tribe, Fifth Estate và Ann Arbor Sun. Theo Gary, những người ảnh hưởng lớn đến ông là Stanley Mouse, Rick GriffinVictor Moscoso.

Vì các hoạt động chính trị của mình, ông không ít lần phải ngồi tù và ra tù. Tuy nhiên, ông vẫn tích cực thực hiện nhiều áp phích và các tác phẩm với tư cách là một giám đốc nghệ thuật vào thời gian sau. Ông qua đời tại Detroit vào đầu năm 2014 ở tuổi 67

Mouse & Kelley

Stanley Mouse (trái) và Alton Kelley (phải)

Năm 1965, Stanley Mouse (1940) du lịch đến San Francisco với một nhóm bạn học nghệ thuật và ông gặp Alton Kelley (1940-2008), một nghệ sĩ tự học. Cả hai đã cùng tham gia vào những nhóm hippie và tự biên đạo cho mình những điệu nhảy riêng cho nhóm. Năm 1966, khi Chet Helms đảm nhận vai trò lãnh đạo của nhóm và bắt đầu quảng bá các điệu nhảy tại Avalon Ballroom, Mouse & Kelley bắt đầu làm việc cùng nhau để sản xuất áp phích cho các sự kiện. Sau đó, cặp đôi cũng sản xuất áp phích cho những nghệ sĩ khác trong cộng đồng Psychedelic.

Các áp phích ảo giác của Mouse & Kelley được sản xuất chịu ảnh hưởng nặng từ Art Nouveau, đặc biệt là các tác phẩm của nghệ sĩ kỳ cựu Alphonse MuchaEdmund Joseph Sullivan. Hai tác phẩm đáng nói của họ phải là biểu tượng bọ cánh cứng cho rockband Journey và hình bộ xương đội hoa hồng cho Grateful Dead, đây là tác phẩm tiêu biếu được cả hai band nhạc giữ đến ngày nay.

Cả hai đã cộng tác với nhau trong suốt 3 thập kỷ từ những năm 60 đến 80, họ dần chuyển sang các dự án cá nhân vào những năm 90 đổ về sau.

Rick Griffin (1944-1991)

id_psychedelic_30

Richard Alden “Rick” Griffin không chỉ là một trong những nhà thiết kế áp phích Psychedelic hàng đầu trong những năm 1960, mà ông còn đóng góp to lớn cho phong trào truyện tranh underground. Tác phẩm của ông thường xuyên xuất hiện trên Zap Comix. Các tác phẩm của ông cũng thường liên quan đến nhóm tiểu văn hóa Surf (lướt sóng) bao gồm áp phích của các bộ phim surf tương tự.

Vì cha của ông là một nhà khảo cổ, nên ông được tiếp xúc với các cổ vật của người Mỹ bản địa và các thị trấn ma trên khắp đất nước, điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến thế giới quan của ông. Bên cạnh đó, ông cũng có một niềm đam mê với bộ môn lướt sóng và đưa những hình ảnh lướt trên các con sóng cao vào truyện tranh của mình. Bên cạnh đó, ông cũng ảnh hưởng từ trường phái siêu thực của họa sĩ Roger Dean.

Niềm đam mê với bộ môn lướt sóng cũng được ông đưa vào truyện tranh của mình.
Một trang truyện cực kỳ ấn tượng của ông.

Ông đã cùng vợ mình đi lướt sóng ở Mexico và sau đó lên kế hoạch chuyển đến San Francisco sau khi nhìn thấy những tấm áp phích nhạc rock do Stanley Mouse và Alton Kelley thiết kế. Năm 1967, ông cùng với Kelley, Mouse, Victor Moscoso Wes Wilson hợp tác với tư cách là những người sáng lập Berkeley Bonaparte, một công ty sản xuất và tiếp thị các áp phích Psychedelic.

Peter Max (1937)

Stanley MouseAlton Kelly hoạt động là một cặp đôi nên chúng ta vẫn tính họ là một, người cuối cùng trong danh sách này là Peter Max. Khác với năm người trên, Max không tham gia vẽ áp phích cũng như khỏi nghiệp ở trung tâm Psychedelic là San Francisco. Ông nổi tiếng là họa sĩ sử dụng những tông màu tươi sáng trong các tác phẩm của mình, thường chứa nhiều màu hoặc toàn bộ để tạo ra một sự chói nhất định. Bên cạnh đó, ông cũng thường sử dụng các biểu tượng của nước Mỹ trong các tác phẩm nghệ thuật của mình.

Tem bưu chính Hoa Kỳ do ông thực hiện vào Expo năm 1974.

Năm 1962, Max thành lập một studio nhỏ ở Manhattan có tên “The Daly & Max Studio”, cùng với người bạn Tom Daly và người cố vấn Don Rubbo. Cả ba làm việc thiết kế cho sách và quảng cáo rồi nhận được sự công nhận rộng rãi sau một thời gian. Phần lớn các tác phẩm của họ là sự kết hợp các tấm hình cũ và phong cách cắt dán (collage).

Chiếc áp phích ông thực hiện cho hãng nước ngọt 7up vào năm 1969.

Vào giai đoạn đỉnh cao của sự nghiệp, Max được biết đến với những chiếc áp phích thiết kế cho hãng nước ngọt 7Up, nhờ các thiết kế của ông mà doanh thu đã tăng lên đáng kể. Ông cũng tham gia thiết kế cho nhiều sự kiện thể thao và âm nhạc quốc tế trong suốt giai đoạn đó như World Cup 1994, Grammy Awards, Rock & Roll Hall of Fame, Super Bowl,…

Biên tập: Navi Nguyễn

Cùng tác giả

#Tag

Alton Kelly Art nouveau Heirstory lịch sử nghệ thuật Navi Nguyễn Peter Max pop art poster design poster sự kiện Psychedelic Rick Griffin Stanley Mouse thiết kế áp phích Victor Moscoso Wes Wilson

iDesign Must-try

Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật có thể xấu xí không? Chúng ta đang sống trong một thế giới xoanh quanh cái đẹp. Nghệ thuật là một hoạt động mang tầm quốc tế đồng…
Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Vì sao lại có nhưng tấm thiệp giáng sinh kỳ quặc ra đời? Câu chuyện nào ẩn giấu sau chúng?
Định nghĩa của Nghệ thuật
Định nghĩa của Nghệ thuật
Có nhiều sản phẩm nghệ thuật trên khắp thế giới. Và cũng có nhiều thứ trên đời này không phải những tác phẩm nghệ thuật. Vậy làm sao để ta…
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Một phần hậu trường của bộ phim The French Dispatch do Wes Anderson đã diễn ra thế nào?
Kenji Kawakami - Thiên tài đứng sau những sáng chế kì quặc
Kenji Kawakami - Thiên tài đứng sau những sáng chế kì quặc
Vì sao Nhật Bản lại có những phát minh kì quặc khó có thể áp dụng vào đời sống hàng ngày?
Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới
Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới
Hòn đảo Naoshima có những công trình đương đại nổi tiếng nào khiến nơi đây trở nên độc nhất trên thế giới?