50 lời khuyên khi bước vào con đường minh họa

Sau 10 năm miệt mài trên con đường minh họa, tôi đã tích cóp được 50 kinh nghiệm quý giá dành tặng cho các đồng nghiệp.

Bài viết bởi Daniel Stolle, nhà minh họa từ năm 2007 với hơn 400 dự án cho 
Guardian, Der Spiegel, New Scientist và The New York Times.


Thật sự là, tôi mất khoảng thời gian dài để chiêm nghiệm về những điều mình học hỏi được từ quá trình làm việc cũng như làm thế nào để diễn đạt chúng hiệu quả. Tôi không phải là một nhà văn, vì thế bản thân tôi cần tìm ra cách viết sao cho hợp lý trước.

Dành hơn nửa năm để viết ra mạch suy nghĩ của mình về hành trình theo đuổi con đường minh họa, tôi tổng hợp được một danh sách dài bao gồm những sự kiện, nhận định và chân lí. Dưới đây là 50 lời khuyên, 7 lời khuyên đầu gồm những điều quan trọng nhất, sau đó là 43 ý tưởng và mẹo vặt.

Đây chỉ là quan điểm cá nhân tôi về cuộc đời dưới vai trò một nghệ sĩ minh họa, vì thế hãy xem chúng với sự chắt lọc của riêng mình và hi vọng chúng sẽ giúp bạn phần nào.


1.Hãy quên đi phong cách 


Hãy luôn uyển chuyển để tránh bị cứng nhắc. 

Trong lĩnh vực minh họa, đặc biệt là đối với lớp nghệ sĩ trẻ, mọi người thường xuyên thích thú khi bàn luận về phong cách – làm thế nào để định hình bản thân và liệu rằng họ nên có nhiều phong cách khác nhau hay không.

Mặc dù đã được đề cập nhiều lần trước đó nhưng tôi sẽ khẳng định lại một lần nữa: Cứ miệt mài làm việc và bạn sẽ tìm thấy ‘phong cách’ (tôi phải đặt từ ấy trong dấu ngoặc). Hãy chuyên tâm hành động và quan sát nét vẽ của mình, bạn sẽ tìm thấy hạt giống để từ đó xây dựng nên tổng thể của tác phẩm.

Cứ miệt mài làm việc
và bạn sẽ tìm thấy ‘phong cách’

Nếu bạn nghiện thiết kế của một ai đó, hãy thử làm theo như thể đó là bài tập hằng ngày (đừng bao giờ lấy đó làm của riêng cho mình). Trong quá trình ấy, bạn sẽ tìm ra điều gì thích hợp với bản thân và những thứ không khớp. Tôi thấy việc ấy khá nhàm chán đến nỗi bản thân phải trở về cách làm của chính mình ngay lập tức.

Khi làm việc thực tế, hiếm khi phong cách là chủ đề được được đem ra bàn luận. Tôi ít khi tham khảo các bức ảnh cũ của mình. ‘Phong cách’ của tôi (hơi khiêm nhường một chút khi đề cập đến điều này) đã trở nên rộng mở hơn trong những năm vừa qua. Khách hàng thường tin tưởng tôi hoàn toàn và bản thân sẽ thoải mái hơn khi chọn lựa những thứ thích hợp và hiệu quả nhất.

2. Ứng dụng giấy


Giấy có thể là nhân tố quan trọng
trong quá trình đầu của dự án.

Phương thức sáng tạo kĩ thuật số đã trở nên vô cùng thiết yếu trong quá trình giao tiếp, hỗ trợ hiệu quả khi tổng kết dự án của bản thân. Tuy nhiên, hãy thành thật với bản thân rằng: Chúng ta không thể nào tư duy và suy nghĩ trên màn hình số ngay lập tức.

Tôi nhận thấy rằng với mảnh giấy trước mặt, bố cục hiện ra vô cùng tự nhiên so với khi làm việc trên màn hình số. Đôi tay và ánh mắt phối hợp nhịp nhàng trên tờ giấy và định lượng khoảng cách. Khi vẽ phác thảo trên màn hình máy tính, tôi thấy việc sắp xếp mọi thứ đúng chuẩn cần phải chỉnh đi chỉnh lại khá nhiều. Thật khó để có cái nhìn rộng mở khi tương tác trên máy tính.

Tương tự, tôi cũng thử sử dụng viết mực để viết và thấy rằng từ ngữ và câu cú chợt hiện ra theo dòng mực và hiện diện trên trang giấy. Những suy nghĩ luân chuyển và tuôn trào mượt mà hơn khi gõ trên bàn phím máy tính.

Giấy là một trong những phát minh sớm nhất mà chúng ta từng có. Phương pháp sáng tạo truyền thống này là cơ sở trọng điểm với các thế hệ đi trước. Hãy cân nhắc điều này, đặc biệt là trong quá trình khởi đầu của dự án.

3. Công cụ kĩ thuật số không phải là điều gì đó quá huyền diệu


Hãy tự hỏi bản thân liệu mình có cần công cụ ấy hay chỉ là muốn nó thôi.

Những phiên bản phần mềm mới toanh như bộ texture, công cụ Photoshop, máy tính bảng Wacom, iPad và bút Apple thường được ứng dụng khá nhiều. Thậm chí khi làm việc đơn lẻ, rất khó để phân biệt những công cụ kĩ thuật số ấy. Một mặt, công cụ có thể thúc đẩy chúng ta làm việc, nhưng đồng thời bản thân sẽ trở nên đòi hỏi cái mới từ lúc nào không hay.

Tôi nghĩ rằng vấn đề ở đây là cách tiếp cận tựa như chúng ta mặc định chúng là một loại ma thuật kì diệu. Chúng ta tưởng tượng ra viễn cảnh làm việc với những công cụ trong tình huống không hề thực tế và không thể hiện được cách làm việc thực tế. Ví dụ, nếu như không có sự tồn tại của chiếc iPad Pro, tôi sẽ bước ra ngoài, hòa mình với thiên nhiên và bắt đầu vẽ vời. Nhưng nếu bản thân chưa bao giờ vẽ ngoại cảnh ngoài trời, chiếc iPad ấy có lẽ sẽ không thể hỗ trợ tôi làm việc ấy.

Hãy tiết chế bản thân khi mong muốn và sử dụng công cụ – chúng có thật sự cần thiết hay chỉ là mong muốn nhất thời? Hãy hỏi bản thân rằng mình đã có được những công cụ nào, điều này giúp bạn hoàn thành công việc tốt hơn và hỗ trợ quá trình đưa ra quyết định.

Công cụ kĩ thuật số thường được sáng tạo ra mỗi ngày. Vì thế, hiếm khi một sản phẩm tân tiến hay tính năng phần mềm ưu việt nào có thể giúp ích triệt để quá trình làm việc. Vì vậy, bạn đừng quá trông mong phép màu từ bất kì một sản phẩm nào mà hãy thay đổi từ chính cây bút trong tay mình.

4. Hãy cân nhắc về thời gian


Bị hối thúc làm việc trong đêm
quả thật không hiệu quả tí nào.

Thật dễ dàng để biến những điều bản thân nghĩ rằng sẽ không khả thi thành có thể chỉ trong 1 ngày. Ví dụ, bạn có một ý tưởng: “Phải chi chuyên tâm hơn một tí thì mình đã có thể hoàn thành dự án này rồi.” Bạn sẽ phải tự thúc đẩy bản thân và dự định trước đó bởi sự hối thúc của vòng xoay thời gian. Không một ai có thể dồn hết tâm trí để làm việc suốt 8 tiếng. Việc ở trạng thái tập trung và thúc đẩy dự án trong một thời gian dài là điều bất khả thi.

Nhiều tiểu thuyết gia không dành hơn 4 giờ một ngày để viết. Ở một số công ty Thụy Điển, quy định làm 6 tiếng một ngày cho thấy kết quả khả quan hơn. Tư tưởng về cách làm việc của bạn có thể không đồng nhất với hướng hoạt động thật sự đang diễn ra. Chúng ta thường xuyên cảm thấy bế tắc, và cũng có lúc tỏ ra vô cùng kiên định với kết quả. Tại sao không chấp nhận thực tại và tận dụng nó triệt để? Hãy học cách lên kế hoạch sao cho hợp lý để tránh cảm giác bế tắc thường xuyên bạn nhé.

Thời gian cũng có thể được phân chia và điều khiển tùy vào bản thân mỗi người. Việc xem xét lại công trình của mình thay vì cứ thúc đẩy nó trong ngày sẽ cho bạn cái nhìn khách quan hơn, thậm chí trao bạn cơ hội để kiến tạo thay đổi, từ trạng thái tốt trở nên hoàn hảo.

5. Đừng ăn cắp ý tưởng của người khác


Có thể vô tình, nhưng đừng bao giờ
cố ý ăn cắp ý tưởng của một ai.

Tôi không nghĩ rằng sao chép ý tưởng lại hiện diện trong lĩnh vực minh họa. Tôi tự hào về mình khi liên tưởng ra một hình ảnh đúng, dẫn đến ý tưởng hợp lý cho một dòng chữ. Nếu không thì tôi đã không thể tiếp cận đến stock art. Trong thời đại thông tin được chia sẻ trên cộng đồng online rộng lớn, việc ăn cắp ý tưởng với hi vọng sẽ không ai phát hiện ra thật là ngu xuẩn.

Tôi nghĩ rằng bạn có thể vô tình sao chép một ý tưởng hoàn chỉnh hoặc chỉ trong vô thức mà làm. Đối với mỗi bản minh họa, tôi đều bỏ vào trong đó từ 2 đến 3 ý tưởng (hi vọng là) độc lạ của riêng mình. Điều đó có nghĩa là tôi sẽ có khoảng hàng trăm ý tưởng mỗi năm, và đây là một con số cao. Với vai trò của một nhà minh họa, địa vị cá nhân và chuyên ngành của chúng ta thường là như nhau, do đó biểu tượng và tính chất trong tư tưởng cũng gần như tương tự. Tôi nghĩ rằng việc có một ý tưởng bị trùng lặp là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên hiếm khi nào lần đầu tiên nhìn thoạt qua lại trùng hợp đến như vậy. Vì thế, hãy bảo vệ bản thân khỏi những tổn thương khi tình huống như thế xảy ra.

6. Khách hàng lớn thường đi kèm với bộ máy cồng kềnh


Khách hàng càng lớn thì bạn phải đối mặt với càng nhiều áp lực.

Khi nhà thiết kế đồ họa Kurt Weidemann tái tạo lại logo của công ty đường sắt Deutsche Bahn ở Đức vào đầu những năm 90, truyền thông có một chút ồn ào bởi ông đã nhận được 200,000DM (khoảng gần 4,6 tỉ VNĐ) cho công việc thiết kế.

Tuy nhiên, để có được số tiền này, Weidemann đã phải dành nhiều thời gian để trình bày thiết kế trước ban quản trị cũng như tham gia nhiều buổi họp căng thẳng. Ông cũng nhận được khá nhiều công kích từ truyền thông khi tung ra thiết kế cuối cùng.

Nhìn sơ thì việc vẽ thiết kế và tạo ra sản phẩm trong chiến dịch quảng cáo thật không khác là mấy. Chi phí càng cao thì khách hàng sẽ có được nhiều sản phẩm chất lượng. Vậy thì có gì đâu mà khó hiểu đúng không?

Khi làm quảng cáo, bạn thường sẽ làm việc với một nhóm người gồm nhiều vị trí khác nhau, những người sẽ trình bày cho khách hàng. Kết quả là bạn phải trải qua nhiều công đoạn và tầng lớp, những người sẽ quyết định thiết kế của bạn. Môi trường làm việc thật quá ngột ngạt và cứng nhắc, điều đó có nghĩa là bạn phải xem lại thật kĩ sản phẩm trước để mọi người hài lòng.

Giống như Weidemann, bạn sẽ gặp phải một số vấn đề khi làm việc trong bộ máy tổ chức doanh nghiệp. Nhưng khác với ông, bạn có thể không có đủ nghị lực (hoặc sức bền) để bảo vệ tác phẩm cho đến cuối cùng. Điều gì cũng phải có cái giá của nó.

7. Nhận ra giá trị bản thân


Nếu muốn thành công, bạn phải nhận ra ưu nhược điểm của mình.

Khi học minh họa – dù chính thống hay tự học – bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với những kiệt tác từ người khác. Bạn cảm thấy ganh tị với những cá nhân ngang hàng và cảm phục trước tiền bối lão luyện. Bạn được truyền cảm hứng, bối rối, rồi cố gắng sáng tạo và lại trở nên bất lực với kết quả cuối cùng. Sau tất cả, bạn vẫn phải tiếp tục để tạo ra một thứ gì đó, và bản thân đứng lên và thử lại lần nữa.

Khi phải vật lộn trong mớ cảm xúc hỗn loạn, bạn có thể đã không học cách quan sát bản thân và hành động đang làm. Để thành công, bạn cần phải khám phá nhiều điều ở bản thân: Điểm mạnh của mình là gì? Mình có nhược điểm nào?

Nói thì dễ hơn làm, nhưng hãy bắt đầu với những điều đơn giản. Ví dụ, thời gian nào bạn làm việc năng suất nhất? Dù đó là 6 giờ sáng hay lúc nửa đêm, hãy tận dụng triệt để khoảng thời gian ấy và cố gắng lên kết hoạch cho phần ngày còn lại.

Một khi nhu cầu được thỏa mãn, bạn sẽ cảm thấy bớt lo âu hơn. Bạn sẽ làm việc với chính mình từ nay trở về sau, vì thế hãy làm quen với bản thân. Luôn có nguyên tắc, nhưng đồng thời hãy tập chấp nhận và chịu đựng.


Trong lúc làm việc, tôi đã đúc kết một vài dòng chữ dưới đây. Chúng là những gì tôi rút ra từ lĩnh vực minh họa cũng như tính kinh doanh trong đó, đồng thời đây cũng là lời khuyên mà tôi đã trao tặng cho những người mới để trở nên năng suất hơn:

8. Vẽ vời thể hiện lối tư duy.

9. Suy nghĩ đôi khi thật mệt mỏi – nhưng bạn vẫn phải tiếp tục thôi.

10. Đôi tay cũng thể hiện nhiều điều tựa khuôn mặt.

11. Vẽ thủ công vẫn còn vị thế của mình. Được người khác giảng dạy về kĩ năng đó trở nên khó khăn hơn nhiều.

12. Deadline là cố định, nhưng ngày được nhận thù lao không hề như thế.

13. Đừng bao giờ đưa cho khách hàng thấy những ý tưởng tồi tệ bởi họ sẽ có thể chọn nó đấy.

14. Phần tiêu đề có thể thay đổi bất kì lúc nào – đừng lấy đó làm điểm tựa cho ý tưởng của mình.

15. Hãy tìm thấy cảm hứng và khát khao bên ngoài lĩnh vực minh họa.

16. Không có con đường tắt nào để có được một bức vẽ tốt. Tất cả đều cần quá trình và động thái thực tế.

17. Khi in ấn, mọi thứ trở nên tối hơn so với trên màn hình.

18. Hãy tập chấp nhận và hài lòng với chính mình.

19. Tính ngăn nắp sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

Vẽ phác thảo càng lớn càng tốt.

20. Hãy đọc email thật cẩn thận.

21. Hãy vẽ phác thảo thật to, đặc biệt khi phác chân dung. Bản sketch nhỏ có thể ẩn chứa nhiều sai phạm.

22. Để có được sự tinh gọn, đôi khi bạn nên bỏ đi một vài thứ không hề đơn giản ngay từ ban đầu.

23. Khách hàng là đối tượng xuất bản tác phẩm trước tiên.

24. Một bức hình thiếu đi yếu tố con người sẽ rất khó để liên tưởng.

25. Khi tìm thấy điểm giống khi vẽ người thật, hình dạng đầu và biểu cảm khuôn mặt đều có tầm quan trọng như nhau.

26. Nếu một tác phẩm có vẻ không ổn, hãy xoay/ lật nó và bạn sẽ dễ dàng tìm ra lỗi.

27. Không phải lúc nào cũng nên vẽ ở chính giữa bức hình.

28. Việc chuyển đổi luân phiên giữa nhiều việc cũng chiếm một phần thời gian. Hãy học cách thực hiện thật nhanh hoặc sao cho thật hiệu quả, tránh việc luân phiên quá thường xuyên.

29. Hãy vẽ với tư duy rằng nó sẽ được in ra trên khổ lớn. Một tác phẩm tốt sẽ không hề mất đi giá trị khi bị thu nhỏ lại.

Nghệ sĩ có vai trò lớn hơn người phê bình.

30. Nếu cần phải giải thích một ý tưởng thì hẳn nó không phải là ý kiến hay (trừ khi bạn đang làm việc với một người ngớ ngẩn).

31. Không có gì dễ hơn là vẽ một người đàn ông có râu.

32. Đôi khi những tác phẩm trông có vẻ ổn trong design portfolio nhưng có thể trở nên khá tệ khi xuất hiện trên tạp chí, và ngược lại.

33. Vẽ sao chép giống như sử dụng một cái nạng. Đôi khi bạn cần giúp đỡ nhưng đâu phải suốt cả cuộc đời?

34. Trở thành chính mình hay là người nào khác.

35. Thêm một đường nét trên gương mặt của một người sẽ làm họ già đi.

36. Hãy chuẩn bị tâm lý thay đổi format.

37. Quan điểm về yếu tố cấu thành một ý tưởng tốt từ phía bạn sẽ hoàn toàn khác khi ở phương diện khách hàng.

38. Kĩ năng tập trung có thể được tôi luyện.

39. Người sáng tạo luôn có vai trò lớn hơn nhà phê bình.

40. Ý tưởng đầu tiên có thể hay nhưng cũng đừng dựa vào chúng quá nhiều.

41. Quá trình thực hiện -> kết quả

42. Đừng để phần inbox có âm thanh.

43. Thực hành ứng dụng màu sắc sẽ tốt hơn việc xem qua lý thuyết màu sắc.

44. Bạn càng lớn thì sẽ càng hiểu được thời gian.

45. Có những ngày mà mọi thứ chẳng đi đến đâu cả.

46. Phần cổ tay và lưng rất dễ bị tổn thương.

47. Đối với một số người, phần trên của chân sẽ dài hơn và một số khác lại có phần chân dưới dài hơn.

48. Tất cả bản vẽ phác đều trở nên ổn hơn sau khi được scan.

49. Bạn sẽ học được nhiều điều từ tác phẩm của người khác.

50. Việc thay đổi bản thân thì khó khăn khó tựa như giá trị của hành động ấy.

Tác giả: Daniel Stolle
Người dịch: Đáo
Nguồn: Creativebloq

Cùng tác giả

#Tag

bí quyết minh họa họa sĩ minh họa hướng dẫn vẽ illustration minh hoa nghề minh họa nghệ sĩ minh họa phương pháp vẽ tips vẽ minh họa vẽ phác thảo

iDesign Must-try

Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Đến hẹn lại lên, thời khắc chuyển giao năm cũ, chào đón năm mới là dịp để các artist Việt tham gia vào cuộc chơi “Vẽ linh vật của năm”.…
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Mark Janssen là một họa sĩ minh họa xuất thân tại học tại Học viện Nghệ thuật ở Maastricht, Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp năm 1997, ông vẽ minh…
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Lấy cảm hứng từ những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Studio Ghibli như Cô bé người cá Ponyo, Hàng xóm của tôi là Totoro, Lâu đài bay của…
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Francisco Fonseca là một nghệ sĩ đường phố và họa sĩ minh họa sống ở Porto, Bồ Đào Nha. Bị mê hoặc bởi những kiến trúc nhuốm màu thời gian…
Minh họa sách ‘Harry Potter - Kỳ thư phù thủy’ của Phạm Quang Phúc
Minh họa sách ‘Harry Potter - Kỳ thư phù thủy’ của Phạm Quang Phúc
“Mình vừa vẽ bức Quidditch qua các thời đại, vừa xem FIFA World Cup 2022.” – Phạm Quang Phúc. Những ngày gần đây, giới mộ điệu bộ truyện “Harry Potter”…
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Ngày 18/09 vừa qua, ca sĩ Phương Mỹ Chi chính thức công bố album mới mang tên “Vũ Trụ Cò Bay”, đánh dấu chặng đường 10 năm ca hát của…