6 cách để đối phó với ‘gây hấn thụ động’ - con sâu quen thuộc trong nồi canh ngành sáng tạo

Gây hấn thụ động (passive-aggressive behaviour) là khái niệm dùng để chỉ những hành vi thể hiện cảm xúc tiêu cực một cách gián tiếp đối với người khác dù bản thân người đó không gây ra bất cứ lỗi lầm nào. Dù làm việc văn phòng hay sống đời tự do (freelance) hẳn không ít lần bạn gặp phải điều này (đôi khi chính bản thân bạn cũng đang gây hấn thụ động mà không biết nữa đấy).

Các hành vi gây hấn thụ động thường xuất hiện dưới nhiều hình thức như lời nói, hành động hoặc thậm chí là thái độ phớt lờ đối phương. Hành vi dễ bắt gặp ở một người gây hấn thụ động là khi đứng trước một lời yêu cầu hoặc từ người mà họ không thích, họ vẫn sẽ thể hiện sự đồng ý, thậm chí nhiều lúc rất nhiệt tình, tuy nhiên, sau đó họ lại hoàn thành yêu cầu đó rất qua quýt, làm trễ thời hạn hoặc thậm chí là không làm để ngầm thể hiện sự bất phục của mình.

Những hành vi gây hấn thụ động như thế này rất dễ bắt gặp ở môi trường làm việc, nơi mà những xung đột trong giao tiếp giữa đồng nghiệp-đồng nghiệp, cấp trên-cấp dưới hoặc đơn giản là mình-khách hàng thường được chuyển hóa thành những căng thẳng ngầm, lâu ngày hình thành nên tình trạng gây hấn thụ động như đã kể trên.

Nhận dạng một số hành vi gây hấn thụ động thường thấy

Một số hành vi gây hấn thụ động tại nơi làm việc có thể kể đến như:

  • Bạn đang nói chuyện với họ còn họ thì liên tục bấm điện thoại mà không xin lỗi hoặc giải thích lý do
  • Đồng ý thực hiện một dự án thiết kế nhưng bỏ dở giữa chừng hoặc giả vờ quên khiến công việc của bạn và tập thể bị gián đoạn
  • Không thể hiện thẳng thắn cảm xúc, quan điểm và mong muốn của mình nhưng mong đợi người khác phải tự nhận ra (điều này có thể dễ bắt gặp giữa mối quan hệ agency-client, khi mà “client” thì muốn “agency” phải tự hiểu thấu đáo brief của mình, còn “agency” thì nghĩ “client” đang cố gắng bắt nạt mình, từ đó dẫn đến tình trạng “lệch sóng” và cả hai bên không muốn cố gắng “bắt sóng” lại nữa.)
  • Im lặng, không tương tác hay trả lời nhưng không cho đối phương biết lý do (đây là kết quả khá hiển nhiên của tình trạng “lệch sóng” và từ bỏ “bắt sóng” ở phía trên)
  • Châm biếm, dùng những lời khen ngợi nhưng ẩn ý khinh thường, ví dụ như “Tự học mà làm được vậy là giỏi lắm rồi!”…

Cách thức đối phó với hành vi gây hấn thụ động nơi làm việc

Vậy làm thế nào để bạn đối phó với những đồng nghiệp xấu tính như thế? Trước khi lập kế hoạch rút lui và nộp đơn xin nghỉ việc, hãy thử 6 thủ thuật sau đây.


Bạn cứ làm việc của bạn

Hãy nhớ rằng bạn không thể thay đổi tính cách của bất cứ ai, điều duy nhất có thể thay đổi đó là cách nhìn nhận của mình về họ. Theo Tiến sĩ Tâm lý học Adam Borland, việc luôn căng thẳng với những người đồng nghiệp xấu tính sẽ kéo tinh thần làm việc của bạn xuống rất nhanh và ảnh hưởng đến chất lượng lao động rất nhiều, thế nên hãy cố gắng nghĩ rằng việc có những hành vi gây hấn thụ động là một lỗi giao tiếp mà họ chưa được chỉ dạy để sửa chữa, thay vì nghĩ rằng họ cố tình tạo xung đột như thế.

Điều này lại đặc biệt có ý nghĩa đối với những cá nhân làm việc trong môi trường sáng tạo bởi vì chất lượng công việc của những cá nhân này phụ thuộc rất lớn vào cảm xúc và sức khỏe tinh thần. Lần tiếp theo, nếu bạn phải đối mặt với trường hợp tương tự, hãy cố gắng nghĩ rằng “Họ không xấu tính, chỉ là họ chưa biết cách để diễn đạt tốt thôi” để biến những ức chế vì bị gây hấn thành năng lượng tích cực và từ đó truyền tải vào các sản phẩm đầy tính sáng tạo của mình nhé!

Medical vector created by freepik – www.freepik.com

Chủ động thẳng thắn

Bản chất của gây hấn thụ động là những hành vi “giấu mặt”. Người có hành vi này thường lảng tránh việc trình bày quan điểm của mình và ngầm yêu cầu người khác phải hiểu ý họ, nếu người khác không hiểu thì tức giận và trở nên bất hợp tác. Vì thế, để giải quyết trường hợp này, bạn hãy là người chủ động và đặt vấn đề thẳng thắn, trực tiếp.

Nếu trong một buổi họp, bạn muốn họ phát biểu ý kiến về bản thiết kế này của mình, hãy nêu đích danh và đặt câu hỏi cụ thể cho họ như “Anh/chị thấy font chữ này thế nào?”, “Màu đỏ này đã đủ đậm chưa?” thay vì chỉ hỏi chung chung “Anh/chị có ý kiến gì không?”. Mục đích của việc chủ động thẳng thắn là để họ có cơ hội được nói lên suy nghĩ của mình, từ đó họ sẽ không có lý do gì để sau này có những hành vi chống đối hay trách móc người khác là không hiểu ý họ nữa.

Nhấn nút “Tạm Dừng”

Cùng tưởng tượng mối xung đột với kẻ gây hấn thụ động là một cuốn phim và cách để tránh đào sâu vào xung đột là hãy nhấn nút tạm dừng nó. Tạm dừng như thế nào? Đó là hãy dành nhiều thời gian để suy nghĩ trước khi phản hồi những email hoặc tin nhắn từ họ.

Hít một hơi thật sâu trong quãng thời gian “tạm dừng” này, chắc chắn rằng bạn sẽ lấy lại sự bình tĩnh và có thời gian suy nghĩ thấu đáo hơn, từ đó giúp bạn tránh rơi vào bẫy cảm xúc tiêu cực đang chực chờ cuốn bạn vào trong nó.

Tránh buộc tội và chỉ trích cá nhân

Con người không ai hoàn hảo, dù có giỏi đến mấy thì cũng sẽ có lúc phạm sai lầm. Bạn có nên nhân cơ hội này mà “trả thù” những người gây hấn thụ động với bạn bao lâu nay? Câu trả lời là không, bởi vì lên án lỗi lầm của họ sẽ khiến họ rơi vào thế phòng thủ và sau này sẽ tiếp tục gây hấn với bạn ở cấp độ cao hơn, nặng nề hơn.

Vì thế, hãy chọn cách lên án lỗi một cách khéo léo và dễ chịu, vừa đủ để họ biết rằng họ đang chưa tốt nhưng không nêu đích danh để chỉ trích cá nhân, ví dụ như khi họ trễ deadline gửi bản phác thảo ý tưởng cho khách hàng, thay vì chỉ trích “Anh/chị đã lỡ thời hạn gửi bản phác thảo vào cuối tuần trước rồi đấy” thì hãy dùng câu với chủ ngữ mang khuynh hướng tập thể kèm theo gợi ý cho giải pháp sửa sai “Chúng ta cần đảm bảo tất cả những hạng mục đã thống nhất được gửi đúng hạn. Cái gì bị lỡ tuần trước thì ta cùng cố gắng sắp xếp hoàn thành ngay trong hôm nay”.

Heart vector created by freepik – www.freepik.com

Với phương pháp này, bạn sẽ không cần phải vào vai kẻ xấu khi vạch trần người khác, cũng không bị đàm tiếu là kẻ thù dai mà vẫn làm tròn trách nhiệm trong teamwork là nhắc nhở và tương hỗ lẫn nhau.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân

Lên lịch hẹn “quẫy” cùng bạn bè, tham gia một chuyến đi bộ đường dài trong rừng, ngâm mình trong bồn tắm nước nóng có nến thơm hoặc bất kỳ hoạt động nào giúp bạn giải tỏa những phiền toái và hỗ trợ bạn cảm thấy hài lòng về bản thân đều được khuyến khích trong tình huống này. Tiến sĩ Borland nói “Bạn sẽ dễ trở nên thất vọng trong môi trường làm việc có nhiều đồng nghiệp gây hấn thụ động, vì vậy tự chăm sóc bản thân là điều cần thiết để giữ cân bằng giữa cảm xúc và lý trí, từ đó có thể giữ được sự minh mẫn mỗi ngày ở công ty.”

Đồng cảm

Như đã đề cập ở trên, hãy cố gắng xem hành vi gây hấn thụ động là một khuyết điểm trong giao tiếp mà họ chưa được chỉ dạy để thay đổi và bạn cần đồng cảm với khiếm khuyết này của họ để giúp mỗi ngày đi làm của bạn nhẹ nhàng hơn. Để đồng cảm và tha thứ cho một người luôn gây hấn với mình quả là khó, nhưng rất đáng để bạn cố gắng đấy.

Qua những ví dụ về hành vi gây hấn thụ động đã kể trên, bạn có nhận ra phảng phất đâu đó có hình ảnh của bản thân mình không, với cả hai vai trò là kẻ đi gây hấn và nạn nhân bị gây hấn? Nếu có, hãy chia sẻ cho iDesign những trải nghiệm về hành vi gây hấn thụ động trong công việc thường ngày của bạn như thế nào nhé!

Biên tập và Tổng hợp: Thùy Vân
Nguồn: Cleveland Clinic

Cùng tác giả

#Tag

gây hấn thụ động hành vi personal growth tiêu cực tip tips tips for work văn hoá công sở đối phó đồng nghiệp đồng nghiệp

iDesign Must-try

Chút tâm tình tiếp lửa cho những freelancer vững bước
Chút tâm tình tiếp lửa cho những freelancer vững bước
Hãy vững tin vào con đường mà mình đã chọn và đừng dành quá nhiều thời gian để so sánh bản thân với những freelancer khác. Trong thời đại khủng…
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
“Những cú chạm của sự tò mò và ngây thơ” là cách mà con người muốn tận hưởng cảm giác gần gũi với ý tưởng kiệt xuất của sáng tạo.…
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Quá trình sao chép thật chất là một cách học tuyệt vời về việc kiểm soát chất lượng tác phẩm và phát triển phong cách cá nhân khi bạn có…
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Nghệ thuật luôn có một vẻ quyến rũ khó cưỡng và chỉ chờ đợi sơ hở của con người để cám dỗ sự vuốt ve của chúng ta. Bạn đang…
‘Kiến trúc có thể chữa lành’: Katie Swenson chia sẻ về loại hình kiến trúc mà cô theo đuổi
‘Kiến trúc có thể chữa lành’: Katie Swenson chia sẻ về loại hình kiến trúc mà cô theo đuổi
Katie là một nhà lãnh đạo thiết kế, nhà nghiên cứu, nhà văn và nhà giáo dục được công nhận trên toàn quốc. Trước khi gia nhập MASS vào đầu…
Bạn sáng tạo vì đâu? Như ‘Garfield’ hay ‘Calvin and Hobbes’?
Bạn sáng tạo vì đâu? Như ‘Garfield’ hay ‘Calvin and Hobbes’?
‘Garfield’ và ‘Calvin and Hobbes’ là ví dụ cho hai phương thức sáng tạo rất khác biệt, dù có chung một hình thức là comic strip (các khung truyện tranh…