7 kiệt tác đầy màu sắc và táo bạo định hình phong cách Pop Art

Kể từ khi ra mắt vào những năm 1950, Pop Art vẫn là một phong trào nghệ thuật nổi bật đầy màu sắc. Nhờ vào sự đổi mới của các bậc thầy nổi tiếng như Andy Warhol, David Hockey và Keith Haring, thể loại có một không hai này đã đánh dấu sự kết thúc của chủ nghĩa hiện đại và tôn vinh sự khởi đầu của nghệ thuật đương đại.

Một số tác phẩm tiêu biểu đã mang đến nhiều cảm xúc đặc biệt cho nghệ thuật này. Từ những bức ảnh ghép độc đáo của Richard Hamilton, hay phong trào chuyển thể từ truyện tranh mang tính biểu tượng của Roy Lichtenstein, những kiệt tác này chứng minh rằng văn hóa đại chúng càng ngày càng bắt mắt.


Pop Art là gì?

Pop Art là một thể loại nghệ thuật đặc sắc, lần đầu tiên xuất hiện sau chiến tranh nước Anh và Mỹ. Đặc trưng của nghệ thuật này là tái hiện lại văn hóa đại chúng và sự tưởng tượng mang tính giải trí của các sản phẩm thương mại, phong trào nghệ thuật này mở ra cách tiếp cận hoàn toàn mới và khá dễ dàng. Từ kì quặc đến trang trọng, tác phẩm của các nghệ sĩ Pop trong những năm 1950 và 1960 đã tái hiện lại cuộc sống và các sự kiện đương thời.

Ngoài các biểu tượng độc đáo, cách xử lý của các nghệ sĩ cũng giúp xác định thể loại. Nổi tiếng với hình ảnh táo bạo, bảng màu sáng và cách tiếp cận lặp đi lặp lại lấy cảm hứng từ việc sản xuất hàng loạt, phong trào này được tôn vinh vì phong cách độc đáo và dễ nhận biết của nó.

Dưới đây là các kiệt tác tiêu biểu:


1. “Just What Is It That Makes Today’s Homes So Different, So Appealing??”– Richard Hamilton (1956)

Được tạo ra vào năm 1956, bức ảnh ghép này được coi là chất xúc tác cho sự phát triển của Pop Art tại Vương quốc Anh. Nghệ sĩ người Anh Richard Hamilton đã tổ chức buổi triển lãm đặc biệt mang tên This is Tomorrow tại Phòng trưng bày nghệ thuật Whitechapel ở London, cùng với sự góp mặt của các nghệ sĩ đương đại để diễn giải về sự hiện đại và dự đoán của họ cho tương lai.

Just what is it that makes today’s homes so different, so appealing? kết hợp một số chủ đề liên quan đến giao tiếp được Hamilton sáng tạo đưa vào. Bức tranh bao gồm: người đàn ông, người phụ nữ, thực phẩm, lịch sử, báo chí, điện ảnh, thiết bị gia dụng, ô tô, không gian, truyện tranh, TV, điện thoại, thông tin. Sử dụng các mẩu tin từ các tạp chí Mỹ, ông đã tạo ra một khung cảnh dựa trên các họa tiết này, nghĩa đen là muốn tạo ra môt tác phẩm từ những mảnh văn hóa đại chúng và luận bàn về “những ảnh hưởng khác nhau đang bắt đầu định hình nước Anh sau chiến tranh.”


2. “32 soup cans” – Andy Warhol (1962)

Năm 1962, nghệ sĩ người Mỹ tên Andy Warhol đã nổi tiếng với mô típ “soup can” (lon súp). Tác phẩm “32 Soup Cans” bao gồm 32 bức tranh vẽ tay và đóng khung tay, mỗi bức tranh mô tả một hương vị soup khác nhau của Campbell. Warhol là nghệ sĩ tiên phong trong Pop Art, ông chọn chủ đề này vì nó là một trong những đặc trưng của Pop Art và sự lặp đi lặp lại cũng chính là sở thích của ông. “Tôi đã từng uống chúng. Tôi đã từng có những bữa ăn giống nhau ,trong 20 năm, tôi đoán, điều tương tự sẽ lặp đi lặp lại.”

Ngay sau khi vẽ bộ sưu tập này, Warhol vẫn tiếp tục thử nghiệm với mô típ lon súp nhưng với hàng trăm lon súp chứ không chỉ dừng lại ở con số 32. Tuy nhiên, với những tác phẩm sau này, ông đã chuyển quá trình vẽ tranh sang in lụa, một phương pháp in ấn được sử dụng phù hợp trong sản xuất quảng cáo thương mại.


3. “Whaam!” – Roic Lichtenstein (1963)

Được biết đến với những bức tranh đầy màu sắc, lấy cảm hứng từ truyện tranh, họa sĩ Roy Lichtenstein đã mang đến những tác phẩm hoạt hình tràn đầy năng lượng Pop Art. “Whaam!” là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, lấy bối cảnh trong All American Men of War, một bộ truyện nổi tiếng được xuất bản bởi truyện tranh DC từ năm 1956 đến 1966.

Lấy hình thức như cuốn truyện tranh, Whaam! cũng được trình bày trên 2 trang. Ở phía bên trái của trang đôi (diptych) này, một chiếc máy bay đang bắn một chiếc máy bay khác, cùng với câu cảm thán “WHAAM!” – chiếm toàn bộ bố cục bên phải của tác phẩm. Mặc dù bố cục rất giống với mô tả ban đầu, nhưng Lichtenstein đã thay đổi một số chi tiết: ông đã thay đổi các thiết kế của máy bay, bỏ qua một câu hội thoại và thay đổi bảng màu.

Những thay đổi nhỏ này nói lên mục đích lớn hơn của Lichtenstein, nhằm cá nhân hóa các tác phẩm nghệ thuật được sản xuất hàng loạt này. “Tôi không thể sao chép một bức tranh. Tôi chỉ sắp xếp lại nó”, họa sĩ giải thích. “Tôi đã thử qua nhiều cách để hoàn thành bản vẽ gần giống với bản gốc nhất.”


4. “Retroactive II” – Robert Rauschenberg (1964)

Nổi tiếng với cách sử dụng vật liệu độc đáo, Robert Rauschenberg đã đóng góp cho phong trào Pop Art với kỹ thuật kết hợp và cắt dán đỉnh cao của mình. Một tác phẩm đặc biệt lấy cảm hứng từ văn hóa Pop là Retroactive II, bức tranh lụa được tạo ra vào năm 1964.

Retroactive II là tác phẩm quan trọng trong thời kỳ này, nó bao gồm một bức chân dung của John F. Kennedy và một phi hành gia của NASA. Ngoài biểu tượng lấy cảm hứng từ các sự kiện hiện tại, tác phẩm là một bức ảnh với màu sắc đặc trưng của thẩm mỹ Pop Art.


5. “A Bigger Splash” – David Hockney (1967)

Vào nửa cuối thập niên 1960, nghệ sĩ người Anh – David Hockney đã sáng tác một bức tranh được lấy cảm hứng từ bể bơi. Cảm hứng xuất phát từ một chuyến đi đến California, ông thích những đường nét sạch sẽ, yếu tố thể hiện hiện đại.

Vào mùa xuân năm 1967, ông đã hoàn thành bức tranh hồ bơi nổi tiếng nhất của mình: A Bigger Splash. Chỉ có một ngôi nhà hiện đại, một chiếc ghế xếp và hai cây cọ, tâm điểm của mảnh ghép là hồ bơi. Một tấm ván được đặt lơ lửng phía trên mặt nước với những tia nước bắn giữa mặt hồ. Cùng với chủ đề này, khi hết hợp cũng bảng màu và đồ họa về bố cục đã thể hiện được xu hướng thẩm mỹ được yêu thích của Hockey và các nghệ sĩ Pop thời kỳ bấy giờ.


6. “Spoonbridge and Cherry” – Claes Oldenburg & Coosje van Bruggen (1985-1988)

Cặp đôi nghệ sĩ Pop Art Claes Oldenburg Coosje van Bruggen nổi tiếng với những tác phẩm điêu khắc khổng lồ ngoài trời của họ. Trong đó nổi tiếng nhất phải nhắc đến Spoonbridge and Cherry, tác phẩm điêu khắc lớn của một quả anh đào màu đỏ nằm cân bằng trên một chiếc thìa được cách điệu.

Nằm trong Vườn điêu khắc Minneapolis của Trung tâm nghệ thuật Walker, tác phẩm điêu khắc này mang đến nét nghệ thuật đặc biệt cho những vật thể tưởng chừng như bình thường. Với quy mô lớn cùng những chủ đề đơn giản, Oldenburg và van Bruggen đã biến những đồ vật được sản xuất hàng loạt thành một tác phẩm nghệ thuật thú vị.


7.Ignorance = Fear” – Keith Haring (1989)

Keith Haring là một nghệ sĩ và nhà hoạt động xã hội người Mỹ, ông nổi tiếng với những đóng góp đầy màu sắc cho văn hóa đường phố New York những năm 1980. Nghệ sĩ đã kết hợp Pop Art với Graffiti để tạo nên những tác phẩm công cộng dễ tiếp cận.

Một tác phẩm nắm bắt cách tiếp cận nghệ thuật đầy cảm hứng từ nhà hoạt động là Ignorance = Fear, poster được sáng tác vào năm 1989. Haring đã thiết kế và tạo ra poster này cho một tổ chức phòng chống AIDS (AIDS Coalition to Unleash Power) tại New York. Bằng cách hiện đại hóa câu thần chú lâu đời của một vị Thần “see no evil, hear no evil, speak no evil” để nói về sự nguy hiểm thầm lặng của đại dịch AIDS. Mặc dù với chủ đề nghiêm túc, nhưng poster được thể hiện bằng tông màu đậm và thẩm mỹ đồ họa, chứng minh khả năng thích ứng và khả năng sở hữu vô tận của Pop Art.

Biên tập: Thao Lee
Nguồn: My Modern Met
Tác giả: Kelly Richman-Abdou

Cùng tác giả

#Tag

andy warhol art history David Hockney Heirstory history lịch sử mỹ thuật lịch sử nghệ thuật nghệ thuật phong trào Pop Art pop art Richard Hamilton Robert Rauschenberg Roy Lichtenstein

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…