Âm nhạc có ảnh hưởng thế nào đến sự sáng tạo?

Bài viết dưới đây sẽ đưa ra định nghĩa về sáng tạo, phân biệt các loại hình sáng tạo và trả lời câu hỏi: “Liệu âm nhạc có thúc đẩy quá trình tạo tác của chúng ta hay không?”

Bài viết bởi Marcela Recinos, creative storyteller tại Buildawow.


Theo kết quả tra cứu Google, sáng tạo là quá trình ứng dụng trí tưởng tượng hoặc ý tưởng độc đáo mới lạ, đặc biệt đối với lĩnh vực nghệ thuật.

Cá nhân tôi thật sự không thích định nghĩa này chút nào vì nó giới hạn những lĩnh vực tiềm năng có thể ứng dụng việc sáng tạo. Thực tế, ta có thể sáng tạo trong mọi lĩnh vực, dù cho đó là nghệ thuật, luật pháp, phát triển trang web hay kĩ thuật, vâng vâng. Tại sao lại như vậy? Vì sáng tạo là con đường hiệu quả để cải tiến lĩnh vực chuyên môn và giải quyết các vấn đề theo hướng tối ưu nhất.

Từ điển Business Dictionary có định nghĩa ổn nhất về cụm từ này: Sáng tạo là “đặc tính về thần kinh cho phép một người có thể nảy ra một suy nghĩ hoặc sáng kiến mới mẻ, kiến tạo sự đổi mới và có cách tiếp cận vấn đề hiệu quả hơn.”

Đa số mọi người đều nghĩ, sáng tạo là “phát minh” ra điều gì đó hoàn toàn mới. Thời đại hiện nay, quan điểm này là hoàn toàn bất khả thi. Còn quá nhiều thứ cần được cải thiện và còn tồn đọng nhiều ẩn khuất trong quá trình cải tiến, song song đó, cũng tồn tại nhiều cơ hội để ta sáng tạo và phát triển sản phẩm/giải quyết vấn đề.

Đó là lý do vì sao tôi lại chuộng định nghĩa trong quyển Business Dictionary hơn bởi cụm “phương pháp tiếp cận vấn đề khác nhau”. Điều cốt lõi ở đây là phương pháp tiếp cận mọi thứ. Ví dụ, Steve Jobs được xem là một trong những cá nhân sáng tạo nhất mà nhân loại từng có; và kết quả là sự ra đời của nhãn hàng Apple lừng danh. Ông không bắt đầu với những thứ hoàn toàn mới mà chỉ cải thiện, đổi mới trải nghiệm khách hàng. Chính điều đó đã khiến cho nhãn hàng trở nên nổi bật.

Những người sáng tác âm nhạc, viết sách, giải quyết vấn đề trong một công ty, nhà thiết kế web… tất cả đều cần đến sáng tạo để thật sự nổi bật và có thể làm tốt công việc. Nhưng sáng tạo trong một lĩnh vực không có nghĩa là bạn sẽ có thể làm điều tương tự trong mọi lĩnh vực.

Arne Dietrich đã phân loại sáng tạo thành 4 nhóm kèm theo hoạt động của não:

  • Suy nghĩ và nhận thức
  • Suy nghĩ và cảm giác
  • Tự phát trong nhận thức
  • Tự phát và cảm xúc

1. Suy nghĩ và nhận thức

Những người sáng tạo trong suy nghĩnhận thức đều có khả năng quyết định và thích ứng nhanh lẹ với lĩnh vực nghiên cứu, làm thí nghiệm và giải quyết vấn đề. Họ vận dụng tổng hợp kiến thức về một lĩnh vực và kĩ năng vốn có để phán đoán và đưa ra hành động đúng đắn.

Một ví dụ điển hình của việc này là Thomas Edison, người đã thực hiện rất nhiều phân tích và thí nghiệm cũng như rất nhiều nghiên cứu để tạo ra điện đốt và giao tiếp viễn thông.

“Tôi không hề thất bại mà chỉ thử qua 10000 cách nhưng không thành công.” Thomas Edison.

2. Suy nghĩ và cảm giác

Những cá nhân sáng tạo bằng suy nghĩ cảm giác có thể tư duy bằng cảm giác và lí trí cùng một lúc. Họ cần thời gian để suy xét lại bản thân, tìm kiếm giá trị cốt lõi, đồng thời suy nghĩ theo hướng logic để đưa ra kết luận. Những cá nhân này ưa thích những khoảnh khắc bất chợt nảy ra một ý tưởng hoặc giải pháp cho 1 vấn đề.

blue-and-white papers on pink surface

3. Tự phát trong nhận thức

Loại sáng tạo này có thể tồn tại mà không cần đến ý thức; trong suốt quá trình này, bộ não sẽ ngừng mọi suy nghĩ liên quan đến vấn đề và hành động trong vô thức. Bạn sẽ không nhận ra rằng bộ não đang tập trung để giải quyết vấn đề, đó cũng là lý do vì sao chúng ta lại dùng cụm từ tự phát.

Điều này xảy ra khi bạn không thể giải quyết một vấn đề, và sau thời gian dài tập trung suy nghĩ về nó, bạn cần thời gian nghỉ ngơi. Đó là lúc phần vô thức điều khiển mọi thứ. Ví dụ về Isaac Newton thấy một trái táo rơi và nảy ra ý tưởng về khái niệm trọng lực được xem là loại sáng tạo tự phát trong nhận thức.

4. Tự phát và cảm xúc

Đây là phân loại sáng tạo liên quan đến tính biểu hiện. Nghệ sĩ và nhạc sĩ là ví dụ điển hình cho loại này. Đây là loại hình nơi chúng ta có thể để cho nhận thức và suy nghĩ được nghỉ ngơi, thay vào đó vô thức và cảm xúc chi phối tất cả. Chúng ta không cần kiến thức chuyên sâu về 1 lĩnh vực, tuy nhiên vẫn cần có kĩ năng cần thiết đối với loại hình sáng tạo này (viết, vẽ, chơi nhạc cụ, vâng vâng).

low angle photography of drop lights

Sáng tạo tự phát và cảm xúc nói lên điều gì? Đó là: Chúng ta không thể thay đổi chính mình để trở nên sáng tạo hơn. Mỗi cá nhân đều có khả năng sáng tạo trong lĩnh vực của mình, nhưng không ai có khả năng sáng tạo trong mọi lĩnh vực.


Vậy ảnh hưởng của âm nhạc đối với sáng tạo là thế nào?

Nhiều người nói rằng âm nhạc giúp kích thích sự sáng tạo. Một nghiên cứu gần đây tôi đọc được đã kết luận rằng thể loại âm nhạc vui tươi vô cùng thích hợp cho việc sáng tạo. Nhưng chính xác, cụm từ vui tươi ở đây có nghĩa là gì?

Khi nghĩ về giai điệu vui tươi, ta thường nhớ đến âm nhạc sôi động. Điều này còn phụ thuộc vào gu âm nhạc của từng người như cổ điển, techno, reggae, jazz, vâng vâng. Ta thường quan niệm rằng thể loại âm nhạc vui tươi sẽ khiến ta thêm phấn chấn, nhưng điều này không hẳn là như vậy.

Các nghiên cứu đã ứng dụng 4 loại hình sáng tạo để chứng minh lý thuyết trên. Loại âm nhạc có chỉ số valence* cao được cho là thể loại nhạc vui, nó sẽ trái ngược với loại cho ta cảm giác lo lắng, có độ valence âm và kích thích thấp. Một loại có độ kích thích thấp được liệt vào phân khúc trầm tĩnh. Và loại cuối cùng có độ kích thích âm thấp được phân loại là nhạc buồn.

(Valence, một thuật ngữ trong tâm lý học dùng để thảo luận về cảm xúc, ý chỉ sức ảnh hưởng của một sự kiện, đối tượng, hoặc tình huống đến cảm xúc nội tại – người dịch)

iPhone with EarPods beside feathers

Để chứng minh giả thuyết này, họ làm việc với một nhóm người trong điều kiện im lặng hoàn toàn. Tất cả đều trải qua nhiều bài kiểm tra để kiểm chứng suy nghĩ hội tụ và phân kì.

Suy nghĩ phân kì cho thấy sự liên quan nhiều nhất đến sáng tạo; đó là khi một người nảy ra một suy nghĩ mới hoặc đưa ra nhiều giải pháp cho một vấn đề. Những người nghe nhạc vui tươi ghi được điểm cao hơn trong bài kiểm tra về khả năng suy nghĩ phân kì.

Người có khả năng suy nghĩ hội tụ sẽ sử dụng thông tin sẵn có để đưa ra câu trả lời chính xác.

Vì đã thực hiện phân tích những loại hình sáng tạo từ trước, tôi nghĩ rằng nhóm sáng tạo tự phát trong nhận thứctự phát trong cảm xúc liên quan nhiều nhất đến suy nghĩ phân kì. Điều này có thể được thúc đẩy bởi thể loại âm nhạc vui tươi.

Suy nghĩ hội tụ có mối liên kết mạnh mẽ hơn với loại sáng tạo tư duy và nhận thức. Lý do là vì sao? Bởi nó cần nhiều kiến thức, thời gian và khoảng không gian im lặng để phân tích. Mặc khác, 2 loại còn lại có thể sử dụng “yếu tố gây nhiễu” từ âm nhạc để thúc đẩy cảm xúc.

Chủ đề này có nhiều biến thể vô cùng đa dạng. Chúng ta không thể nói rằng âm nhạc thúc đẩy khả năng sáng tạo của con người, tất cả phụ thuộc vào tính chất công việc mà người đó đang làm, cá tính, thể loại âm nhạc, vâng vâng. Nhìn chung, âm nhạc sôi động không thích hợp với những người có tính sáng tạo tự phát.


Tóm lại, tôi khuyên bạn hãy cố xác định loại hình sáng tạo nào phù hợp nhất với tính chất công việc và cá tính của mình để quá trình tạo tác được diễn ra hiệu quả. Ngoài ra, thể loại âm nhạc khiến ta phân tâm (trừ khi bạn đang sáng tạo tác phẩm nghệ thuật) là nhạc có lời. Bạn sẽ dậm chân tại chỗ thay vì có thể viết và nghĩ ra được giải pháp giải quyết vấn đề. Điều này luôn đúng ít nhất là với bản thân tôi.

Tái bút: Tôi đang nghe bản Walts of the Flowers của Tchaikovsky khi viết bài này. Với tôi, đây là thể loại nhạc cổ điển sôi nổi có khả năng thúc đẩy sáng tạo tuyệt vời!

Tác giả: Marcela Recinos
Người dịch: Đáo
Nguồn: Medium


Cùng tác giả

#Tag

ảnh hưởng của âm nhạc music quá trình sáng tạo

iDesign Must-try

Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Những chuyển động sáng tạo của vật thể được Hiếu Vũ lấy cảm hứng từ đời thường, đặc biệt là về âm nhạc. Tiếp sau đó là khoảnh khắc chủ…
Những thông điệp dễ thương ‘mùa khoảng cách’ (Phần 1)
Những thông điệp dễ thương ‘mùa khoảng cách’ (Phần 1)
Nếu ở một góc nhìn tích cực hơn thì mùa giãn cách có lẽ là lúc sự sáng tạo và yêu thương cùng nhau lan tỏa. Bằng cách này hay…
Nhạc cổ điển - Vẻ quyến rũ trường tồn với thời gian
Nhạc cổ điển - Vẻ quyến rũ trường tồn với thời gian
Được xem là nền tảng khoa học của mọi dòng nhạc, qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, nhạc cổ điển đã và đang đóng một vai trò vô…
Những công cụ giúp bạn tự sáng tạo nghệ thuật bằng AI (Phần 2)
Những công cụ giúp bạn tự sáng tạo nghệ thuật bằng AI (Phần 2)
Top những công cụ sáng tạo âm thanh, âm nhạc, chuyển động, điệu nhảy, font chữ, văn bản, học máy... hữu dụng nhất và dễ sử dụng nhất nhé!
Series The 100 Day Project | Kỳ 3: Hành trình luyện vẽ minh họa qua 100 ngày
Series The 100 Day Project | Kỳ 3: Hành trình luyện vẽ minh họa qua 100 ngày
Tôi luôn tin rằng sáng tạo là một kỹ năng - bạn càng thực hành nó, bạn càng sáng tạo.
Những “khoảng lặng tâm hồn” mới là điều mà designer thật sự cần
Những “khoảng lặng tâm hồn” mới là điều mà designer thật sự cần
Sáng tạo không phải là quá trình diễn ra xuyên suốt, liên tục mà bao gồm nhiều bước chuyển đổi với rất nhiều khoảng lặng và không gian riêng tư.…