Arial vs Helvetica

Tất cả chúng ta, ngay tại thời điểm này đều nhắc tới Helvetica như giải pháp cho mọi thiết kế, và tất cả đều muốn quên Arial.

Vậy giữa Arial và Helvetica có gì khác biệt?

Các kiểu chữ cũng như mỗi người trong chúng ta có mỗi tính cách khác nhau. Cũng không nghiêm trọng nếu bạn nghĩ rằng một phông chữ vô tính, hoặc vài phông chữ như những cặp anh em song sinh.

Tuy nhiên, khi nhìn vào các chi tiết chúng ta có thể thấy các sự khác biệt tinh tế, điều cần chúng ta nghiên cứu về kiểu chữ hơn đơn thuần là chỉ đọc chữ. Một cái kính lúp chẳng hạn có thể giúp bạn xem xét kỹ hơn.

Chúng ta sẽ xem xét hai kiểu chữ thường được cho là dễ nhầm lẫn là Helvetica và Arial. Đầu tiên chúng ta thử tìm hiểu từng kiểu chữ này.

Helvetica

Thiết kế năm 1957 bởi Max Miedinger, thiết kế của Helvetica dựa trên Akziendz Grotesk (1896), và được phân loại như Grostesque hay là loại Chuyển tiếp không chân (Transition San serif). Ban đầu được gọi là Neue Haas Grostesque, năm 1960 được sửa thành tên Helvetica.

Arial

Thiết kế năm 1982 bởi Robin Nicholas và Patricia Saunders cho xưởng Monotype (microsoft), nó thuộc phân lại Neo Grostesque, và có cái tên ban đầu là Sonoran San Serif. Nó được thiết kế cho các máy in laser chữ bitmap của IBM.

Arial lần đầu tiên được xuất hiện bởi Windows 3.1 (1992) và là một phông chữ cốt lõi của Windows cho đến bản Vista thì được thay thế bởi Calibri.

Tôi đã đọc ở vài nơi nó rằng Arial gần giống với Univers hơn là Helvetica. Tôi không nghĩ vậy. Trong bài How to spot Arial (làm thế nào để nhận ra Arial), nhà thiết kế chữ Mark Simonson nhìn vào các điểm tương đồng giữa Arial và Grostesque 215 (một trong những tổ tiên thực sự của Arial);

Bạn sẽ không thấy giống lắm nếu xem xét các chi tiết các góc (ví dụ chữ t) và một điều nổi bật là sự biến đổi về chiều rộng của các nét tại phông Grostesque 215.

Arial và Helvetica cùng có một chiều rộng và nhiều điểm chung. Bạn có thể so sách bằng cách đơn giản là gõ 2 phông chữ và so sánh. Bạn nhấpvào đây để xem sự so sánh cụ thể giữa hai kiểu chữ này.

Một số glyphs gần như giống hệt nhau, và có thể khiến những chuyên gia nhầm lẫn. Tuy vậy cũng có vài đặc điểm hoàn toàn khác như “G”, “Q”, “R” và “1”.

Trong thực tế, nếu bạn muốn phân biệt nhanh chóng thì tốt nhất nhìn vào các chữ “J”, “Q” và “g”.

Nhưng sẽ sai nếu chỉ trích Arial và bản sao “trơ trẽn” của Helvetica. Nếu Arial là bản sao “trơ trẽn” của Helvetica, thì Helvetica có thể là bản sao “lộ liễu” của Akzidenz Grotesk hoặc cả hai đều cùng sao chép của Grostesque ra đời sớm hơn.

Tôi thấy, việc sao chép một phần hay toàn bộ là một cuộc tranh luận vô nghĩa. Chữ có lịch sử của nó, và mỗi kiểu chữ đều mang trên mình dáng dấp một người đi trước, giống như bạn không thể thắc mắc tại sao, con có nét giống mẹ, cháu có nét nào đó giống ông bà, tổ tiên.

Ý kiến riêng

Trên đây là bài viết đăng trên trang ilovetypography. Các ý kiến bình luận đều không thích sự hiện diện của Arial dù về tổng thể, nó không có sự khác biệt lớn.

Ngoài các lý do về sự hạn chế của kiểu phông Arial (chỉ có 4 kiểu), tôi – Bachi còn có một lý do chính đáng để không thích Arial.

Lý do vì, Arial đang thiết kế các chữ ư và ơ hay Ư và Ơ cho tiếng Việt sai về đặc điểm của một kiểu chữ san serif.

Chúng ta đều biết, serif – hay còn gọi là chân của chữ, là một nét mọc ra từ thân. Còn San serif thì không có nét này. Như vậy nếu coi chữ Ư, ư và Ơ, ơ là các chữ mới, được tạo do đặc điểm của tiếng Việt, và tất nhiên các chữ này cũng tuân thủ các quy luật về chữ không chân và có chân.

Chúng ta thấy các nét ngoặc lên của các chữ ư, ơ, có điểm tương đồng với dấu phẩy, hoặc các dấu ngoặc, hay đuôi của chữ c (hay s).

Như vậy nét ngoặc lên của phông arial với các chữ ư, ơ là sai. Đặc biệt khi đối chiếu với một số phông đã hỗ trợ tiếng Việt như Myriad Pro, hay Helvetica World. Hay các chữ trước đó hỗ trợ tiếng Việt như Tahoma hay Verdana, những chữ đều thuộc kiểu san serif.

Người thiết kế phông cho Arial có sai sót, và các nhà thiết ở Việt Nam cũng vậy. Rất nhiều kiểu chữ được Việt hóa vô tội vạ mà không cần quan tâm tới những điểm đặc trưng của từng kiểu Chữ.

Thế còn bạn nghĩ sao?

Bachi

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức typography

iDesign Must-try

Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu là một kiểu chữ không chân truyền thống, lấy cảm hứng từ các biển quảng cáo viết tay của người Việt ngày xưa, do Dương Trần (Graphic & Type…
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (Lost Type) 2023 là bộ phông được thiết kế lại từ bộ phông cùng tên, do @trinhmark thực hiện năm 2018. Lạc Tự 2023 vừa được công bố…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
Trong phần cuối cùng của loạt bài về Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thiết kế tại Basel và Zurich với Siegfried Odermatt…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
Phong cách Ký tự pháp Quốc tế tiếp tục phát triển xa hơn nữa ở hai thành phố Basel và Zurich, nằm cách nhau 70 km ở miền bắc Thụy…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
Trong phần thứ hai của loạt bài về trào lưu thiết kế Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tìm hiểu những đồ hoạ mang tính khoa học…