Art Deco: Cổ điển, vương giả & hiện đại

Art Deco có thể là xu hướng nhưng không phải là khuynh hướng mới. Trường phái thiết kế này xuất hiện ở những năm 1920 và thịnh hành trong suốt 15 năm, khi ngành quảng cáo bắt đầu nở rộ.

Art Deco được áp dụng ở nhiều lĩnh vực từ tạp chí, xe hơi, kiến trúc, đặc biệt là thời trang với hình ảnh của flapper girls (những cô gái sành điệu, trẻ trung và phóng túng của thập niên 20).


Nguồn gốc của Art Deco

Nguyên nhân Art Deco thịnh hành vào những năm 1920 – và tiếp tục được ưa chuộng bởi các designer ngày nay – là vì tính thẩm mỹ tuyệt đối của nó. Art Deco không có hệ tư tưởng hay quy tắc cụ thể nào dù nó luôn mang một phong cách khác biệt, ưa nhìn với tất cả mọi người.

Một trong những minh hoạ kinh điển của Art Deco là tấm poster cho con tàu L’Atlantique. Adolphe Mouron (A.M.) Cassandre đã làm ra tấm poster này cùng nhiều mẫu thiết kế khác, thể hiện phong cách đặc trưng của Art Deco (ngày nay tấm poster được sản xuất đại trà như một phụ kiện trang trí trong nhà.)

Có một câu chuyện giải thích về quá trình tiến hóa của Art Deco như sau:

Những người vận dụng Art Deco sử dụng các đường song song và các ô nhỏ nhằm gợi tính đối xứng và tinh giản. Tầm ảnh hưởng quốc tế của Art Deco đã tác động đến nghệ thuật Typography, tiêu biểu là các kiểu chữ Bifur, Broadway và Peignot.

Vè mặt hình ảnh, các ô đơn giản và diện tích màu đơn sắc lớn gợi nhớ đến các bản in khắc gỗ của Nhật Bản, vốn đã trở thành nguồn ảnh hưởng chính cho các nghệ sĩ phương Tây, đặc biệt là ở Pháp, sau giai đoạn Edo cô lập năm 1868. Sự thâm nhập nghệ thuật từ Nhật Bản sang Châu Âu đã tạo ra một ảnh hưởng to lớn. Cụ thể là, các nghệ sĩ cảm thấy sự tinh giản trong các bản in khắc gỗ là cái khuôn để họ tự do thể hiện phong cách hiện đại đầy riêng biệt của mình, bắt đầu từ các nghệ sĩ theo trường phái ấn tượng.


Đặc trưng của trường phái Art Deco

Trường phái thiết kế Art Deco có nhiều đặc trưng riêng biệt. Nhiều yếu tố lại mang tính đối lập nhằm tạo ra một tổng thể gây chú ý và ấn tượng (Art Deco có nguồn gốc từ ngành quảng cáo nên luôn cần thu hút sự chú ý).

Những đặc trưng phổ biến của Art Deco bao gồm:

· Sử dụng nhiều hình khối, đặc biệt là hình tam giác

· Có nhiều không gian thừa

· Đường nét mạnh, thường là nét dày và thậm chí là đường zigzag

· Bảng màu đậm với một hoặc hai màu bão hòa

· Typography với nét dày hoặc cách điệu (thường có nhiều đường nét hơn là họa tiết điểm xuyến)

· Đường viền cứng và góc cạnh

· Hoa văn Chevron

· Họa tiết Mosaic

· Hình ảnh phẳng, mang tính nghệ thuật và ít thiên về chủ nghĩa hiện thực

· Hình hoa cách điệu


Art Deco và những sản phẩm độc nhất

Trường phái Art Deco có thể là xu hướng cho những sản phẩm độc nhất thay vì một dự án dài có nhiều sản phẩm vì tính công phu và hoa mỹ của Art Deco có thể gây choáng ngợp thị giác.

Mặc khác, một sản phẩm như thư mời dự tiệc lại thích hợp khi được áp dụng kiểu thiết kế Art Deco.

Một số sản phẩm có thể vận dụng Art Deco tốt nhất:

· Poster

· Logo đơn giản

· Những dự án typography

· Thư mời hoặc đồ dùng văn phòng phẩm


Vận dụng trường phái thiết kế Art Deco

Trường phái Art Deco đem đến cảm giác sang trọng và tỉ mỉ. Những hình khối cứng và cách áp dụng kiến trúc đã khiến trường phái thiết kế này có một nền tảng vững chắc.

Hơn nữa, hầu hết các mẫu thiết kế mang phong cách Art Deco có kiểu dáng truyền thống, với các yếu tố trang trí bổ sung công phu cùng bảng màu nổi bật gồm vàng, xanh đậm và tím. Tất cả điều này kết hợp lại đem đến cho Art Deco một bản chất vương giả với rất nhiều sự phô trương.

Dù là một phong cách cổ điển có nguồn gốc gần 100 năm tuổi, Art Deco lại mang phong cách hiện đại. Những thiết kế đồ họa sạch sẽ và tinh gọn, có thể được trang trí thêm hay không tùy thuộc vào mục đích của người thiết kế.

Xu hướng Art Deco cũng ảnh hưởng đến chủ nghĩa tối giản, đặc biệt là với danh thiếp trong các ấn phẩm văn phòng phẩm, cũng như trường phái hiện đại và phong cách tân nghệ thuật.


Typography theo trường phái Art Deco

Xu hướng Art Deco dường như cũng có kiểu typography riêng. Một trong những điều hay ho về phong cách này là kiểu chữ khá công phu và thú vị, nhưng không có nét cong, nét nghiêng và đuôi – những yếu tố nữ tính ở các kiểu chữ khác

Những kiểu chữ này khá trung tính và thậm chí có thể tự mình tạo ra các tác phẩm đẹp mà không cần các yếu tố hỗ trợ.

Chúng thường được xác định bằng các nét dày và các đường xen kẽ. Chiều cao của các ký tự này thường được phóng đại với các ký tự đặc biệt cao hoặc các biến thể dày hơn. Trong khi các ký tự thường thẳng xuống, chúng thường sử dụng các nét có độ dày khác nhau dựa trên kiểu chữ sans serif. Thông thường, các kiểu chữ này trông giống như “sans serif hiện đại” hoặc chữ viết tay trau chuốt.

Một yếu tố phổ biến khác của typography theo phong cách Art Deco là sử dụng tất cả các chữ viết hoa. Mặc dù một số kiểu chữ này có thể bao gồm chữ viết thường nhưng chúng không được sử dụng thường xuyên.

Một số kiểu chữ Art Deco phổ biến là:

· Anna

· Bifur

· Broadway

· Cormier

· Coquette

· Mostra Nuova


Kết luận

Art Deco khá dễ sử dụng, nhưng đồng thời nó cũng đem đến một tinh thần nhất quán trong các sản phẩm thiết kế. Vì thế, để vận dụng phong cách này thành công, hãy chắc chắn thông điệp của bạn được thể hiện rõ ràng qua tinh thần của Art Deco.

Nguồn: designshack
 

Cùng tác giả

#Tag

art deco art deco là gì art movement design trend lịch sử thiết kế phong cách art deco phong cách thiết kế phong chữ vintage trường phái art deco typography Vintage

iDesign Must-try

Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu là một kiểu chữ không chân truyền thống, lấy cảm hứng từ các biển quảng cáo viết tay của người Việt ngày xưa, do Dương Trần (Graphic & Type…
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (Lost Type) 2023 là bộ phông được thiết kế lại từ bộ phông cùng tên, do @trinhmark thực hiện năm 2018. Lạc Tự 2023 vừa được công bố…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
Trong phần cuối cùng của loạt bài về Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thiết kế tại Basel và Zurich với Siegfried Odermatt…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
Phong cách Ký tự pháp Quốc tế tiếp tục phát triển xa hơn nữa ở hai thành phố Basel và Zurich, nằm cách nhau 70 km ở miền bắc Thụy…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
Trong phần thứ hai của loạt bài về trào lưu thiết kế Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tìm hiểu những đồ hoạ mang tính khoa học…
International Typographic Style - Phong cách Ký tự pháp quốc tế (Phần 1)
International Typographic Style - Phong cách Ký tự pháp quốc tế (Phần 1)
Trong những năm 1950, một phong trào thiết kế nổi lên từ Thụy Sĩ và Đức và được gọi là Thiết kế kiểu Thụy Sĩ (Swiss Design) hay, đúng hơn…