Bước đầu tiên khi mày mò với Typography: Hiểu về cách chúng ta đọc

Không ngoa khi “đồn” rằng nghệ thuật typography là nghệ thuật của truyền tải thông điệp. Vì sao khi mắt đọc những dòng chữ trên trang sách, còn não lại thấy Harry Potter đang đánh nhau với chúa tể Voldermort? Ai cũng muốn những gì mình viết và thiết kế ra đều được người ta ngắm nhìn và mê mẩn đọc, thế mà chúng ta đã chú ý đủ đến trải nghiệm đọc của họ bao giờ chưa?

Bài viết được trích ta từ chương 1 của cuốn “On Web Typography”, tác giả Jason Santa Maria.

Khi mắt bạn dò đọc những dòng chữ trên màn hình lúc này đây, là lúc não bạn đang thu nhận các mẫu thông tin và bắt đầu một cuộc hội thoại với người viết, dù bất kể là tay bạn đang cầm một cuốn sách, lướt trên mặt kính chiếc điện thoại, ngồi ở bàn, nằm ở giường,… Môi trường và hoàn cảnh đọc sẽ hình thành nên trải nghiệm. Lấy thí dụ là bài viết này đang được rất nhiều người đọc, thế nhưng từng người một lại sẽ có cách diễn dịch khác biệt với nhau. Chủ đích của một đoạn chữ sẽ dựa vào cách nó thể hiện, nhưng chúng cần bạn đọc đến thì mới truyền đạt được ý nghĩa. Đây là điều thú vị nhất của typography. 

Chữ (type) và cách sắp chữ (typography) sẽ không có chỗ đứng nếu loài người chúng ta không có nhu cầu diễn giải và ghi chép lại thông tin. Từ từ khoan, đồng ý là còn có các cách thức khác để làm được chuyện này như lời nói (speech) hoặc hình ảnh (imagery), thế nhưng so về khía cạnh truyền bá, dễ dàng đem đến mang đi (portable), và dịch thuật (translatable), chữ viết lại hiệu quả và tiết kiệm hơn rất nhiều. Đây là lý do vì sao mà không ngoa khi “đồn” rằng nghệ thuật typography là nghệ thuật của truyền tải thông điệp.

Tiến trình diễn ra khi não tiếp nhận thông tin trong lúc đọc thì khá lằng nhằng và phức tạp. Đối với mọi người, việc đọc chữ dường như là một thói quen và kĩ năng bình thường được gầy dựng từ thời thơ ấu. Lúc nào rảnh lắm cũng chưa chắc dành chút thời gian nghĩ về nó. Vì trải nghiệm đọc chữ đang bị “coi thường” quá, thế cho nên khi bắt đầu học về typography, cách tốt nhất là tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này. Ai cũng muốn những gì mình viết và thiết kế ra đều được người ta ngắm nhìn và mê mẩn đọc, thế mà chúng ta đã chú ý đủ đến trải nghiệm đọc của họ bao giờ chưa?

Một trong những chức năng của designer là “dụ dỗ” (entice) và “làm vui” (delight) người đọc. Chúng ta cần làm sao đó để họ không biến những cuốn sách thành miếng bịt mắt ngủ, không để họ bỏ lỡ những nội dung hay ho rất gì và này nọ chỉ vì thiết kế xấu.

Readability

Không phải một thứ gì đó đọc được (legible) đồng nghĩa với việc nó hấp dẫn chúng ta đọc (readable). Legibility là một thuật ngữ diễn tả mức độ dễ đọc của một đoạn text. Thế nhưng dễ đọc thôi thì vẫn chưa ăn nhằm gì, chúng ta hướng tới thứ cao hơn một chút. Đó là readability, một sự kết hợp giữa xúc cảm của một thiết kế và nỗ lực cố gắng cần thiết để đọc nội dung đó. Bạn có từng nghe đến cụm từ TL;DR (too long; didn’t read — nghĩa là dài quá không đọc đâu) chưa? Độ dài bài viết nhiều khi chỉ một yếu tố, cách dùng typography dở tệ đã đóng góp một phần không nhỏ khiến người ta ngán ngẩm. Thế cho nên không đơn giản “Nó có đọc được không?”, mà là “Nó có đủ hấp dẫn để bạn đọc không?”. Sau đó, nhiệm vụ tiếp theo của bạn còn là giữ được sự chú ý và giúp họ hiểu rõ đoạn nội dung.

Việc đọc diễn ra làm sao?

Trải nghiệm đọc được hình thành nên từ rất nhiều yếu tố, như hoàn cảnh (quán cà phê hay ở nhà?), bạn có đang bận gì không, nhu cầu của bạn (đọc lướt, hay nghiên cứu sâu?), và nhiều thứ khác nữa. Việc đọc chữ không đơn giản chỉ là nội dung bạn đang đọc mà còn bị tác động rất lớn bởi cách não bộ đang tiếp nhận thông tin. Những gì bạn đang đọc và những gì bạn đang trải nghiệm là hai thứ khác xa hoàn toàn.

Khi đôi mắt lướt trên các dòng chữ, bộ não đã phải đang làm việc cật lực để tiếp nhận các hình khối của chữ, bao gồm cả phần không gian âm xung quanh. Tuy nhiên, tâm trí sẽ không đi sâu vào phân tích chi tiết hình dáng từng con chữ, mà sẽ tạo nên một bức tranh sống động (mental picture) để truyền tải được nội dung đến não bộ. Hay nói cách khác, mắt bạn thì thấy những dòng chữ trên trang sách, còn não bạn thì thấy Harry Potter đang đánh nhau với chúa tể Voldermort.

Nếu là người hay đọc sách, bạn có thường cảm nhận mình dường như “đắm chìm” vào trong những trang sách luôn không? Tất nhiên một cuốn sách hay sẽ làm được điều đó, kết hợp với typography tốt sẽ tăng hiệu ứng một cách mạnh mẽ hơn. Trong những đoạn tiếp theo, chúng ta sẽ không bàn sâu đến các kiến thức quá chuyên môn về mặt khoa học, mà chỉ nêu đơn giả bản chất của việc đọc. 

Saccades và fixations

Lúc đọc, mắt chúng ta không di chuyển theo một đường thẳng nhất định như mọi người thường nghĩ. Mà chúng sẽ thực hiện những bước nhảy (saaccades) tới trước và sau trên những dòng chữ. Phương pháp di chuyển theo saaccades, giúp não bộ tiếp thu nhanh lượng thông tin, và các bước nhảy này được diễn ra rất nhiều lần chỉ trong một giây ngắn ngủi. Độ dài ngắn của các bước nhảy phụ thuộc vào mức độ thân quen của bạn với chủ đề đang đọc. Nếu bạn thử đọc quyển “Tư tưởng Hồ Chí Minh” thì rất có thể các bước nhảy của bạn sẽ không dài bằng một Đảng viên ưu tú được, mà thay vào đó các bước nhảy của bạn sẽ ngắn và được thực hiện chậm hơn.

Paragraph showing saccades or the movement our eyes make as we read a line of text
Fig 1.2: Saccades là những bước nhảy được diễn ra chỉ vài giây ngắn ngủi khi mắt dò qua những dòng chữ.

Trong khoảng giữa các bước nhảy, mắt chúng ta sẽ dừng lại tại các điểm nghỉ được gọi là fixation. Não bộ sẽ tập hợp thông tin tại các điểm fixation này và giải mã thông tin với tốc độ ánh sáng.

Paragraph showing the fixations or stopping points our eyes make as we read a paragraph
Fig 1.3: Fixations là các điểm dừng giữa các bước nhảy.

Hình khối của con chữ và các từ ngữ có sức ảnh hưởng rất lớn đến khả năng diễn đạt của câu văn. Giả sử chúng ta che phần trên, và chỉ nhìn phần dưới của một dòng chữ, thì chúng sẽ trở nên cực kì khó đọc. Thế nhưng nếu làm điều ngược lại, che phần dưới và chỉ nhìn phần trên, thì câu văn sẽ trở nên dễ đọc hơn nhiều.

Paragraph showing how the upper half of letters are still readable to the human eyes
Fig 1.4: Che nửa dưới của đoạn chữ đi thì ta vẫn có thể đọc được, đó là bởi vì đặc điểm nhận diện của các con chữ phần lớn đều nằm ở nửa trên.

Đó là vì đặc điểm nhận diện của các con chữ phần lớn đều nằm ở nửa trên. Toàn bộ hình dáng của từng con chữ (letterform) sẽ cấu tạo nên khối từ mà não nhận biết để diễn giải thông tin.

Một khi việc nhận dạng hình khối của các từ chữ đã trở thành tiềm thức, thì việc chúng ta ngày càng đọc nhanh hơn là điều dễ hiểu. Người đọc sẽ tiếp thu nhanh chóng và dễ dàng hơn trong các điều kiện thân thuộc, hay như Zuzana Licko tóm gọn:

“Người ta thoải mái nhất khi đọc những thứ quen thuộc nhất.” 

Như vậy là mức độ thân quen đối với thông tin và hình khối của câu chữ sẽ tác động đến khả năng tiếp thu của chúng ta. Giả sử chúng ta có thể đi ngược về thời quá khứ xa xưa, việc đọc các quyển sách sẽ trở nên khó khăn và ngược lại những người thời xưa đi đến tương lai cầm lên những cuốn sách có các typeface gọn gàng hiện đại thì họ sẽ cũng không quen chút nào.

Điều này cũng giải thích được là vì sao chúng ta thường không quen đọc chữ viết của người khác, là do hình khối và đặc tính không giống, không thân quen, còn đối với chữ viết của chính mình, đôi khi như gà bới mà bạn lại đọc được rất nhanh.

Một đoạn văn toàn chữ in hoa (capital letter) bên dưới sẽ không có gì khó khăn để hiểu được nghĩa, thế nhưng dường như bạn lại chẳng hứng thú và thoải mái trong khi đọc chúng, so sánh với đoạn văn khi được viết cách thông thường. Đấy là do chữ in hoa tạo cảm giác riêng rẻ từng khối và không có sự tương phản nhiều với không gian xung quanh chúng.

Paragraph illustrating the difficulty of reading text in all caps
Fig 1.6: Một đoạn văn toàn là chữ in hoa sẽ tạo cảm giác không thoải mái khi đọc. Chữ in hoa tạo cảm giác riêng rẽ từng khối và không có sự tương phản nhiều với không gian xung quanh chúng.
Paragraph showing how words are recognizable by the shapes they form
Fig 1.7: Khả năng phân biệt các từ ngữ bị ảnh hưởng khối hình của chúng.

Trong typography những thứ tường chừng như nhỏ nhặt (size, spacing…) lại có sức ảnh hưởng rất lớn trải nghiệm đọc của người khác. Nhiệm vụ của chúng ta là làm người dùng “không chú ý” đến các vấn đề nhỏ nhặt đó, mà giúp họ tập trung vào nội dung câu chữ. Như vậy là chúng ta đã thành công.

Kết bài

Thảy lên trang giấy những dòng chữ không có nghĩa là truyền tải được thông tin, cũng giống như chỉ việc đặt tay múa may trên cây đàn một cách vô thức thì sẽ cho ra bài nhạc hay. Điều cốt lõi ở trải nghiệm đọc không chỉ nằm ở nội dung, mà còn nằm ở cách chúng ta thể hiện. Typography được xem như là một công cụ trọng yếu trong việc truyền tải thông tin đến mọi người. 

Biên tập: Đông Đông
Nguồn: A List A Part

Cùng tác giả

#Tag

on web typography person psychology tips type typeface typography

iDesign Must-try

Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu là một kiểu chữ không chân truyền thống, lấy cảm hứng từ các biển quảng cáo viết tay của người Việt ngày xưa, do Dương Trần (Graphic & Type…
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (Lost Type) 2023 là bộ phông được thiết kế lại từ bộ phông cùng tên, do @trinhmark thực hiện năm 2018. Lạc Tự 2023 vừa được công bố…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
Trong phần cuối cùng của loạt bài về Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thiết kế tại Basel và Zurich với Siegfried Odermatt…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
Phong cách Ký tự pháp Quốc tế tiếp tục phát triển xa hơn nữa ở hai thành phố Basel và Zurich, nằm cách nhau 70 km ở miền bắc Thụy…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
Trong phần thứ hai của loạt bài về trào lưu thiết kế Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tìm hiểu những đồ hoạ mang tính khoa học…
International Typographic Style - Phong cách Ký tự pháp quốc tế (Phần 1)
International Typographic Style - Phong cách Ký tự pháp quốc tế (Phần 1)
Trong những năm 1950, một phong trào thiết kế nổi lên từ Thụy Sĩ và Đức và được gọi là Thiết kế kiểu Thụy Sĩ (Swiss Design) hay, đúng hơn…