Các bộ phim Hollywood đã chinh phục khán giả bằng màu sắc như thế nào? (Phần 1)

Một cảnh trong phim The Grand Budapest Hotel (2014)

Có một vài cách khác nhau để đạt được một bộ phim có phần màu sắc hòa hợp với nhau. Những bảng màu thông dụng thường có là: bảng màu đơn sắc, bảng màu bổ túc, bảng màu tương đồng và bảng màu tam giác.

Một bộ phim có bảng màu cân bằng là ở đó, người ta tìm thấy sự hài hòa về màu sắc trên bánh xe màu. Hãy cùng xem qua những bảng màu của một số bộ phim nổi bật dưới đây và tìm hiểu về cách mà người ta chơi đùa với chúng:

1. Bảng màu đơn sắc

Một bảng màu đơn sắc được hình thành khi ta sử dụng một màu duy nhất, và mở rộng các sắc thái màu (Tint), đổ bóng (Shade) và tông màu (Tone). Tint có được khi ta hòa trộn màu Hue với sắc trắng, và Shade có được khi Hue được trộn với màu đen.

Như bạn có thể thấy trong ví dụ dưới đây từ The Grand Budapest Hotel của đạo diễn Wes Anderson, đội ngũ làm phim đã tối ưu hóa bảng màu đơn sắc, trải dài từ hồng nhạt đến nghiêng về sắc tím. Hiệu quả của việc này là phần hình ảnh thể hiện tông màu phù hợp với câu chuyện phim, trong khi đó vẫn tạo nên sự tương phản tinh tế.

Một ví dụ sử dụng bảng màu đơn sắc trong The Grand Budapest Hotel (2014)

Một trong những phim hành động hay nhất mọi thời đại, The Matrix cũng là một ví dụ phù hợp cho việc sử dụng bảng màu đơn sắc. Gần như trong mọi phân đoạn, các nhà làm phim đều nhất quán sử dụng bảng màu xanh lá. Những sắc độ của màu này hòa quyện vào từng khung hình, tạo nên hiệu quả cảm giác không thực, hư cấu và tù túng.

Một ví dụ sử dụng bảng màu đơn sắc trong The Matrix (1999)

Bảng màu đơn sắc thường được ưa chuộng với những màu như đỏ, đỏ thẫm và hồng. Bởi, chúng thường mang lại cảm giác hòa hợp tinh tế với cảm giác mềm mại, tĩnh lặng và dịu êm. Việc sử dụng bảng màu đơn sắc không yêu cầu rằng bộ phim của bạn cũng phải đồng nhất về mọi cảnh. Nó cung cấp cho bạn một công cụ để tạo nên sự tương phản trong từng cảnh phim.

2. Bảng màu bổ túc

Bảng màu bổ túc được hình thành khi hai màu sắc ở đối diện nhau trên bánh xe màu sắc được sử dụng cùng lúc. Mục đích của việc này là tạo nên sự ấn tượng về thị giác đối với khán giả. Ví dụ, việc sử dụng đỏ và xanh lá trong bảng màu bổ túc của Amélie khiến cảnh phim trở nên ấn tượng hơn.

Một ví dụ sử dụng bảng màu bổ túc trong Amélie (2001)

Ngoài ra, trong những tình huống kịch tính và gay cấn, bảng màu bổ túc (sử dụng gam màu nóng đi cùng với lạnh trên bánh xe màu) cũng được sử dụng để làm tăng hiệu quả về hình ảnh và cảm xúc. Có thể thấy, màu cam và xanh dương là lựa chọn về cặp màu bổ túc thường thấy trong những bộ phim bom tấn.

Những gam màu đối lập rất phù hợp với những mâu thuẫn bên trong và ngoài của các nhân vật. Không quan trọng màu sắc được chọn là gì, chỉ cần gam màu nóng và lạnh đi cùng với nhau, chúng sẽ tạo nên sự tương phản góp phần làm tăng độ căng thẳng và kịch tính của bộ phim.

3. Bảng màu tương đồng

Bảng màu tương đồng là tập hợp của một nhóm nằm cạnh nhau trên bánh xe màu sắc. Chúng thường được tìm thấy trong tự nhiên và do đó, dễ dàng tạo nên cảm giác hòa hợp mang lại cảm giác dễ chịu đối với mắt.

Một ví dụ cho bảng màu tương đồng là việc sử dụng đỏ và tím, hoặc vàng với vàng chanh. Khi màu sắc không còn thể hiện sự tương phản như đối với màu bổ túc, chúng có xu hướng tạo nên sự hòa hợp và đồng nhất. Về tổng thể, đối với bảng màu tương đồng, một màu sẽ được chọn làm chủ đạo, màu thứ hai nhằm bổ trợ, và màu thứ ba (thường với sắc đen, trắng hoặc xám) với mục đích nhấn mạnh.

Bảng màu tương đồng của Children of Men dường như rất phù hợp với tình trạng nguy hiểm của thế giới khi không đứa trẻ nào ra đời được nữa. Bằng cách chú trọng vào bảng màu tương đồng (qua đó loại bỏ các màu sắc còn lại), hiện thực tàn khốc lại càng được thể hiện mạnh mẽ qua một bảng màu cũng lạnh lẽo và mang đến cảm giác nguy hiểm không kém.

Một ví dụ sử dụng bảng màu tương đồng trong Children of Men (2006)

Ngoài ra, đối với một trong những bộ phim đề tài tội phạm hay nhất mọi thời đại, Traffic, bảng màu được sử dụng một cách linh hoạt theo nhiều mục đích khác nhau – khởi tạo nên các câu chuyện song song và tìm cách kết nối chúng. Những câu chuyện khác nhau có cho mình những bảng màu khác nhau. Quan trọng nhất, những màu sắc tương đồng này cùng nhau hợp thành một bảng màu bổ túc mang sự tương phản mạnh mẽ. Không hề khó hiểu khi đây được xem là bộ phim hay nhất của đạo diễn Steven Soderbergh. Sự dụng công này đã được đoàn làm phim chú ý đến ngay từ khâu lên moodboard và vẽ storyboard, vì lẽ đó, tạo nên một ví dụ hoàn hảo điển hình về nghệ thuật sử dụng màu sắc trong phim ảnh.

Một ví dụ sử dụng bảng màu tương đồng trong Traffic (2000)

4. Bảng màu tam giác 

Một ví dụ sử dụng bảng màu tam giác trong Superman (1978)

Một bảng màu tam giác được hợp thành khi ba màu được lựa chọn trên bánh xe màu sắc là ba đỉnh của tam giác đều. Màu được chọn sẽ là màu chủ đạo, cùng với hai màu còn lại sử dụng với mục đích tương phản. Bảng màu tam giác ít được sử dụng hơn số còn lại bởi nó có thể mang đến hiệu ứng quá rực rỡ, hơi hướng hoạt họa, đặc biệt là khi các sắc thái màu sắc đều được đẩy lên cao độ (như ta vẫn thường thấy trong các phim siêu nhân).

Tổng hợp và biên tập: Gau Truc.
Nguồn tham khảo: Studiobinder, Wiki, Canva.

Cùng tác giả

#Tag

bảng màu cảm hứng cảm hứng phim cảm hứng sáng tạo color palette color scheme Hollywood movie movie inspiration phim tua phim

iDesign Must-try

Đạt Đỗ và bộ chữ Việt - ‘Mình lấy chất liệu như thế nào, thể hiện điều đó ra sao?’
Đạt Đỗ và bộ chữ Việt - ‘Mình lấy chất liệu như thế nào, thể hiện điều đó ra sao?’
“Tới hiện tại mình vẫn không nhận bản thân là nhà thiết kế con chữ, mình chỉ tự nhận là người truyền cảm hứng dựa trên các câu chuyện về…
Những chiếc bánh mì phát sáng khó tin đến từ Yukiko Morita
Những chiếc bánh mì phát sáng khó tin đến từ Yukiko Morita
Nghệ sĩ người Nhật Bản đồng thời là một cựu thợ làm bánh – Yukiko Morita đã đưa tình yêu bánh mì vào công việc sáng tạo của mình bằng…
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Một phần hậu trường của bộ phim The French Dispatch do Wes Anderson đã diễn ra thế nào?
Chức năng của Nghệ thuật
Chức năng của Nghệ thuật
Nghệ thuật có tác dụng gì? Câu hỏi về chức năng của nghệ thuật trở nên nổi bật trong đề tài tranh luận này. Liệu nghệ thuật có thể được…
Nghệ thuật có cần đẹp không?
Nghệ thuật có cần đẹp không?
Bài viết này sẽ đào sâu vào khía cạnh triết học của nghệ thuật để khai mở mối quan hệ của nó với cái đẹp. Trong bài viết, chúng ta…
Nghệ thuật để làm gì? 5 giá trị mà nghệ thuật mang lại cho cuộc sống
Nghệ thuật để làm gì? 5 giá trị mà nghệ thuật mang lại cho cuộc sống
Giờ đây người ta kéo nhau đến bảo tàng nhiều hơn bao giờ hết, nên hẳn phải có lý do nào đó, nhưng khi nhắc tại Nghệ thuật, thật lạ…