Cách dựng phối cảnh ‘chiều sâu’ trong kỹ xảo và nhiếp ảnh

(Nguồn hình: Daniel Liang)

Không khó để tạo chiều sâu trong kỹ xảo, nhiếp ảnh và phim ảnh nếu bạn nắm vững 8 phương pháp sau đây.

Với bài viết này, chúng ta sẽ xem xét từng chi tiết trong các phương pháp cùng ví dụ đi kèm, một số khó khăn khi thực hiện và một số đề xuất khác.

Cùng iDesign tìm hiểu chi tiết 8 kỹ thuật tạo chiều sâu trong đồ họa nhé.


1. Độ sâu của khí quyển

Là chiều sâu được tạo ra bởi bầu không khí khi khí quyển làm giảm độ hiển thị của các vật thể ở xa người xem/máy ảnh.

Trong bức tranh trên, bạn có thể thấy rằng các chi tiết của nền mờ dần đi theo khoảnh cách. Chỉ có tiền cảnh được điểm xuyết ít màu nóng, còn lại chẳng còn màu gì ngoài sắc xanh của thép.

Còn ở bức tranh này, độ tương phản giữa tiền cảnh và phông nền rất rõ ràng về cả màu sắc lẫn độ chi tiết.

Đây là những tác phẩm của Craig Mullins. Hãy xem bộ sưu tập của anh ấy tại goodbrush.com. Anh là một bậc thầy về chiều sâu khí quyển.

Tóm lại, chiều sâu khí quyển là công cụ tuyệt vời để tạo nên các bức tranh cần hiển thị khoảng cách lớn giữa tiền cảnh và hậu cảnh.


2. Độ sâu theo màu

Đây là nhận thức về chiều sâu được tạo ra bởi màu sắc. Màu nóng sẽ “tiến đến” gần người xem trong khi màu lạnh sẽ “lùi ra” xa hơn. Điều này xảy ra ngược lại với một phông nền màu trắng.

Cùng quan sát biểu đồ độ sâu của màu:

Bí quyết sử dụng biểu đồ chiều sâu màu sắc là xác định xem bạn đang ở trên nền đen hay trắng. Có khá nhiều lý thuyết đa dạng về chủ đề này nhưng tôi thấy phương pháp đơn giản nhất là thiết lập màu sắc chủ đạo của thiết kế trước tiên, sau đó làm việc từ nơi bạn hứng thú nhất – tiền cảnh hoặc hậu cảnh. Ví dụ, khi bạn đang vẽ chân dung, da người thường có tông màu ấm áp, do đó bối cảnh phải mát mẻ. Mặt khác, nếu bạn vẽ ly nước (thường là màu xanh) thì bối cảnh sẽ trở nên ấm hơn.

Ngoài ra, bạn không cần phải sử dụng đầy đủ các màu sắc trong bản thiết kế. Sử dụng ba (hoặc thậm chí chỉ hai) màu sắc có thể làm cho một hình ảnh mạch lạc hơn. Ví dụ: Hình ảnh khoa học viễn tưởng thường sử dụng sắc xanh lam, bạn có thể tạo độ sâu bằng cách cho những phần tử tiền cảnh mang màu xanh lục, trong khi các yếu tố hậu cảnh có xu hướng chuyển sang màu xanh tím.

Dưới đây là một số ví dụ về độ sâu màu đối với nền đen:

Và đây là một số ví dụ về độ sâu màu trên nền trắng:


3. Độ sâu bằng phối cảnh tuyến tính

Đây thường là phối cảnh chiều sâu đầu tiên mà chúng ta học được ở bất kỳ lớp nghệ thuật nào. Trong thực tế, đây là những gì chúng ta thường gọi là “phối cảnh”. Đó là ảo giác về các vật thể di chuyển xa khỏi người xem qua các đường hội tụ tới một điểm vô hạn.

Nếu quan sát đường ray, bạn sẽ nhận thấy rằng dù trong thực tế các đường ray luôn chạy song song, nhưng dường như chúng trở nên gần nhau hơn khi di chuyển ra xa. Đây cũng là lý do Mặt trời (hàng triệu lần kích thước của Trái đất) trông giống như kích thước của một đồng xu nhỏ.

Dưới đây là ví dụ về đường phối cảnh trên một bức ảnh:

Và một số ví dụ khác về hình ảnh sử dụng phối cảnh tuyến tính khá rõ ràng:


4. Độ sâu bằng ánh sáng

Đây đơn giản là nhận thức về chiều sâu được tạo ra bởi ánh sáng. Mọi vật thể trong môi trường đều mang đặc điểm này, cho ta biết bề mặt nào của chúng đang gần với nguồn sáng hơn. Trong điều kiện ánh sáng tự nhiên, nơi cảnh vật được chiếu sáng bởi bầu trời, vật nào gần hơn với người xem sẽ tối hơn trong khi các đối tượng xa hơn sẽ sáng hơn.

Bạn có thể thấy rõ điều này qua phép so sánh dưới đây. Hình bên trái chỉ đơn thuần là những hình dạng cơ bản và không có chiều sâu. Cũng là hình ảnh đó nhưng ở bên phải, ta thêm chút nguồn sáng và bức hình trở nên có chiều sâu ngay lập tức.

Dưới đây là một số ví dụ khác cho thấy việc sử dụng ánh sáng để tạo độ sâu:


5. Độ sâu của bóng đổ

Đây là nhận thức về chiều sâu được tạo ra bởi bóng đổ – yếu tố đối lập với ánh sáng. Cùng xem một ví dụ – ảnh bên trái với hình dạng cơ bản và ảnh bên phải đã được thêm chút bóng đổ.

Để bạn hình dung rõ hơn, hình ảnh dưới đây là sự kết hợp cả nguồn sáng và bóng đổ một cách vô cùng hiệu quả:

Và đây là một số ví dụ khác về việc tạo chiều sâu bằng bóng tối:


6. Độ sâu tạo bởi sự vững chắc

Đây là nhận thức về chiều sâu được sử dụng chủ yếu trong tranh, khi các vật thể ở xa được mô tả ít rắn chắc hơn trong khi các đối tượng tiền cảnh lại vô cùng chắc chắn. Điều này cực kỳ phổ biến trong bất kỳ phim hoạt hình cổ điển nào, nơi phông nền được diễn họa ít chi tiết hơn so với tiền cảnh.

Dưới đây là một số ví dụ:


7. Độ sâu theo tiêu điểm

Còn được gọi là độ sâu tiêu cự (focal depth) và đôi khi được gọi là độ sâu trường ảnh (DOF). Trường hợp này áp dụng khi các chi tiết ở gần người xem vô cùng sắc nét trong khi các đối tượng nằm xa lại mờ dần. Bạn cũng có thể làm điều ngược lại, để các đối tượng gần bị mờ và đối tượng xa rõ nét.

Dưới đây là một số ví dụ về việc sử dụng độ sâu theo tiêu điểm :


8. Độ sâu của sự chuyển động

Đây là nhận thức về chiều sâu của chuyển động. Điều này thường được quan sát thấy trên một vật thể chuyển động (chẳng hạn như tàu), trong đó các vật thể gần di chuyển nhanh chóng và các vật ở xa (như núi) di chuyển chậm.

Vì nhận thức chiều sâu này dựa trên chuyển động, nó chủ yếu được sử dụng trong việc di chuyển cảnh quay.


Kết

Mọi nhà thiết kế hay họa sĩ minh họa đều nên làm quen với những phối cảnh chiều sâu này. Thật ra, chúng chỉ là cách chúng ta nhìn thế giới. Độ sâu màu sắcphối cảnh theo độ sâu của khí quyển (aerial perspective) có lẽ là hai thứ bị bỏ qua nhiều nhất. Việc diễn hoạt chiều sâu rất quan trọng với bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào, vậy nên bên cạnh việc xử lý các yếu tố khác, đừng quên chú ý tới yếu tố tạo dựng không gian vô cùng hiệu quả này nhé!


Tác giả: Rikard
Người dịch: Lynnette Dinh
Nguồn: Zevendesign

Cùng tác giả

#Tag

chiều sâu học vẽ luyện vẽ phối cảnh vẽ phối cảnh

iDesign Must-try

Bạn đã biết 3 khóa học thiết kế ngắn hạn “xịn xò” này chưa?
Bạn đã biết 3 khóa học thiết kế ngắn hạn “xịn xò” này chưa?
Lưu ngay những khóa học ngắn hạn "xịn xò" giúp bạn nâng tầm kiến thức và kĩ thuật thiết kế với chi phí cực kì tiết kiệm.
‘Thật như đùa’ - Tuyệt chiêu vẽ truyện tranh khi bạn không biết vẽ
‘Thật như đùa’ - Tuyệt chiêu vẽ truyện tranh khi bạn không biết vẽ
Đã nhiều lần bạn muốn tự mình vẽ ra những bộ truyện tranh thú vị, nhưng bạn không biết vẽ, hoặc vẽ không đẹp, hoặc không có khiếu hài hước.…
12 lời khuyên cần biết cho luyện tập vẽ giải phẫu người
12 lời khuyên cần biết cho luyện tập vẽ giải phẫu người
Khi bạn nắm rõ lý thuyết về giải phẫu, việc vẽ hình dáng cơ thể người sẽ không còn là mối lo ngại nữa. Bài viết này, iDesign sẽ cung…
Đi tìm chân lý cơ bản của hội hoạ
Đi tìm chân lý cơ bản của hội hoạ
Những yếu tố cơ bản vô cùng quan trọng trong lĩnh vực nghệ thuật và chúng là kim chỉ nam để bạn vươn đến thành công như một nghệ sĩ…
Bí kíp tái tạo chiều sâu trong Hội hoạ và Nhiếp ảnh
Bí kíp tái tạo chiều sâu trong Hội hoạ và Nhiếp ảnh
Có 8 phương pháp để tạo chiều sâu trong hội hoạ, nhiếp ảnh và điện ảnh. Bài viết này sẽ cho bạn một cái nhìn cụ thể với từng phương…
Vẽ tay - Hướng dẫn nhập môn thần tốc
Vẽ tay - Hướng dẫn nhập môn thần tốc
Kĩ năng cơ bản của việc vẽ vời bao gồm 2 điều: học cách điều khiển đôi tay và cách nhìn. 6 bài tập dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện…