Để trưởng thành sau lỗi lầm

“Lỗi lầm là cánh cổng của việc khám phá”, một lần James Joyce đã nói. Nó có lẽ khó nhớ nếu bạn không là anh chàng đã cắm nhầm cổng kết nối một số mạng lưới mạng của dịch vụ Amazone’s Web Services, khiến toàn bộ mạng lưới bị mất điện trong vòng 24 tiếng vào năm ngoái.

Tất nhiên lỗi của bạn không hẳn làm biến mất hàng ngàn website, vậy làm thế nào để giới hạn thiệt hại từ những sai lầm và quan trọng nhất là rút kinh nghiệm từ tất cả.

Dưới đây là vài lời khuyên để có thể phục hồi và tiếp tục tiến lên mạnh mẽ.

1.Sai lầm của riêng bạn

Thật là tồi tệ nếu có ai đó cố tình chống lại bạn, hoặc ai đó đổ thừa lên bạn, hay đơn giản là bạn có một ngày không may mắn. Theo cuốn sách tuyệt vời của Justin Menke “Better Under Pressure – Tốt hơn dưới áp lực”, các nhà lãnh đạo thực sự không đổ lỗi cho người khác khi một số thứ bị sai. Thay vào đó họ có ý thức dùng kinh nghiệm nhằm giữ mọi thứ trong vòng kiểm soát.

2. Sửa chữa nếu có thể, và nói với sếp của bạn

Đừng có “lặng lẽ sửa chữa”. Các lỗi lầm thường có ảnh hưởng phụ, và tưởng rằng chúng không nguy hiểm. Trong cuộc phỏng vấn của Harvard với cựu chủ tịch Toyota, Katsuaki Watanabe

“Che giấu lỗi lầm là một trong những cách làm nó thực sự nghiêm trọng hơn”. Nếu các lỗi lầm được tiết lộ cho tất cả, tôi sẽ cảm thấy yên tâm. Bởi vì một vấn đề đã được hình dung, thậm chí nếu người của chúng tôi không báo nó sớm hơn, họ sẽ “nổ tung” não để tìm cách giải quyết.

3. Xin lỗi tới tất cả những ai bị ảnh hưởng

Đưa ra một lời xin lỗi thật sự “Tôi xin lỗi bởi vì tôi là nguyên nhân của mọi việc”, chứ không phải là một cái gì đó tự bảo vệ “tôi ước điều này đừng xảy ra”.

4. Phản ánh trên các lỗi lầm

Nghĩ về những gì gây ra nó, và điều bạn có thể nghĩ ra để giải quyết sai lầm. Bạn không thể học nếu nó không xảy ra lỗi, vậy hãy đừng "giá như" (bạn đang cố gắng chuyên nghiệp).

Điều gì bạn có thể làm khác đi? Điều này dễ dàng hơn để thực hiện khi thời gian đã qua, đặc biệt những sai lầm của nó gây hậu quả đau buồn.

5. Tìm ra gốc rễ nguyên nhân

Nếu bạn hệ thống lại nhằm phản ánh các sai lầm, bạn sẽ nhận ra có những "mẫu" tương tự trong công việc của bạn tạo ra các lỗi đó. Và một khi bạn nhận ra nó, bạn sẽ có cách để giải quyết những vấn đề tương tự.

Ví dụ tôi mất hai hợp đồng với khách hàng trong một thời gian ngắn, tôi kết luận tôi cần xem lại chất lượng hay giá của sản phẩm.

6. Chia sẻ những gì bạn học được

Trong một số môi trường, sự chia sẻ này có thể là “phao cứu sinh”. Trong một nghiên cứu của đại học Harvard, họ thấy rằng các đơn vị có hiệu suất cao là các đơn vị có số lượng báo cáo sai lầm nhiều nhất. Tất nhiên không phải họ làm sai nhiều hơn các đơn vị khác, mà họ dám báo cáo các sai lầm gặp phải.

Còn bạn? Bạn có cách nào để học hỏi từ những sai lầm?

iDesign dịch từ the99percent

Cùng tác giả

#Tag

Cà Phê - Trà Đá Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?
gm creative và văn hóa Việt trong thiết kế: “Như rừng bị đốt thì mới có cây xanh mọc lên” (Phần 2)
gm creative và văn hóa Việt trong thiết kế: “Như rừng bị đốt thì mới có cây xanh mọc lên” (Phần 2)
"Sống theo cái mà mình cảm nhận là hạnh phúc, khi cảm nhận được thì mình sẽ tôn trọng nó."