Dsuy: Sáng tạo dựa trên nước Đức, thiết kế nhận diện thương hiệu linh hoạt FVS

Thuật ngữ Flexible Visual System (FVS), văn hóa bản địa ở Đức, một phần về phương pháp tìm hiểu (research) sẽ được gợi mở trong bài viết này

Là người thực hành sáng tạo ‘thi thoảng’, viết bài về chủ đề sáng tạo giúp mình học hỏi rất nhiều, bởi nó luôn nhắc nhở mình phải thực hành một cách liên tục, đều đặn mỗi ngày nếu muốn theo đuổi thiết kế sáng tạo nghiêm túc.

Chuyện là gần đây, mình vừa tham gia khóa học về thiết kế nhận diện thương hiệu. Vậy nên, mình sẽ phải hệ thống bài học lại thông qua chữ và chữ, đó cũng là lý do thứ hai mình thực hiện chủ đề này, để không quên vội kiến thức. Mình sẽ bắt đầu ngay sau đây, dựa trên bài viết này.

Khách mời cho số bài viết hôm nay là Nguyễn Quang Duy (hay Dsuy) – du học sinh ngành thiết kế đồ họa ở Hannover, Đức. Cùng iDesign – mình và Dsuy đồng hành trong bài viết tới đây! 

Hành trình từ ‘Nhà thiết kế toàn diện’ với ‘Tây Du Ký Podcast’ cùng ‘Cảm hứng học thiết kế

Thật sự thì mình đã ‘để ý’ Dsuy từ trước đó với những thiết kế của anh. Nhân dịp anh chàng cho ra bộ phông chữ mới “LC Sac Display” (dành tặng cộng đồng), và cũng vừa đúng thời cơ để thực hiện góc nhìn cho bài viết này, mình đã ngỏ lời phỏng vấn anh. Được biết, Dsuy hiện là Nhà thiết kế toàn diện (Multidisciplinary Designer) và là du học sinh ngành Visual Communication Design (tạm dịch: Thiết kế truyền thông tập trung vào thị giác) dựa trên nước Đức. 

Nguyễn Quang Duy (Dsuy) – Nhà thiết kế toàn diện, du học sinh dựa trên nước Đức

Chi tiết hơn về công việc thiết kế, Dsuy tập trung vào ba mảng nhận diện thương hiệu (branding identity), chuyển động (motion) và thiết kế kiểu chữ (type). Anh đang làm việc bán thời gian tại một công ty quảng cáo (agency), là nhà đồng sáng lập locallective studio cùng ba bạn thiết kế khác: Quỳnh Hương, Ngọc Quý, Thảo NgọcTây Du Ký podcast cùng Huyền Tạ, Minh Đỗ. Trong quá khứ, anh chàng thực tập ở Make Studio, hơn nữa, các dự án của anh được giới thiệu trên các trang truyền thông quốc tế về thiết kế sáng tạo: Creative Boom, Heart Directors ClubThe One Club For Creativity.

Ngoài việc học chuyên môn chính, mình có làm các công việc liên quan, đặc biệt một mảng miếng khác, mình thử nghiệm làm sáng tạo nội dung với hình thức podcast. Từ đây, tại ‘Tây Du Ký podcast’, mình khai thác câu chuyện về những vấn đề của xã hội từ góc nhìn của những người đang học tập và sinh sống tại nước ngoài” Anh chia sẻ.

Dsuy kể về lúc mới tốt nghiệp cấp III, anh chàng dự định chọn ngành Kiến trúc. Nhưng sau một thời gian, chàng trai thích thú với các yếu tố thiết kế: typography (nghệ thuật chữ), màu sắc và mang tính ứng dụng thị giác hơn, nên anh đã chọn ngành thiết kế đồ họa. 

Hình ảnh thuộc dự án thiết kế phông chữ “LC Sac Display / FREE Typeface

Từ bé, mình luôn bị hấp dẫn về hình ảnh minh hoạ qua bìa sách hoặc bìa truyện mà mình thấy. Bên cạnh đó, mình luôn cảm thấy yếu tố hình ảnh mà thiết kế đồ họa mang lại rất thú vị. Mặc dù, cách truyền tải của hình ảnh tới mỗi người xem là khác nhau, nhưng sau cùng lại có thể tạo ra những thay đổi lớn trong góc nhìn và suy nghĩ mỗi người. Ngoài ra, thiết kế đồ họa không chỉ dừng lại ở mức thẩm mỹ, mà còn cần đề cao tính tối ưu, bền vững và ứng dụng,” Anh kể lại.

Nhớ lại khoảng thời gian học vẽ để ôn thi ngành kiến trúc, Dsuy may mắn tiếp cận và chú tâm vào hình khối từ trước. Nhờ có nền tảng căn bản, anh dần dần phát triển, tìm hiểu và học hỏi thêm về cách bố cục, lựa chọn phông chữ cũng như cách cảm nhận, phối màu cho phù hợp.

Dsuy chia sẻ thêm những đầu sách mà anh tâm đắc, khi mới bắt đầu nhúng thân vào ngành thiết kế, có thể kể đến “Thinking with Type” của Ellen Lupton, “Grid System” của Josef Müller-Brockmann, “Designing Brand Identity” của Alina Wheeler Steal like an Artist” của Austin Kleon.


Project Title Design cho “BST 04 Cúp Điện” – Duc Studio

Khi mình đọc những kiến thức mới, mình thường ghi chú lại trên notion (ứng dụng ghi chú trên nền tảng google) kèm thêm những hình ảnh tư liệu để khi cần có thể mở lại và dễ nhớ, nó giống như một dạng thư viện trực tuyến vậy. 

Ngoài ra, mình thấy mọi người cũng gợi ý rất hay rằng, bạn có thể hệ thống kiến thức bằng cách trực quan hoá chính những kiến thức đó, một hình thức tập luyện song song với học lý thuyết luôn,” Anh nói.

Một hình thức học hỏi tốt nữa được Dsuy gợi ý là dành ra thời gian để đọc, xem và phân tích hình ảnh, để giúp cải thiện về tư duy, tính thẩm mỹ. Các website mà anh chàng thường theo dõi: Behance, Under Consideration, AIGA Eye on Design, It’s Nice That, The Brand Identity

Học hỏi sáng tạo dựa trên nước Đức: Tính kỷ luật, trách nhiệm, không ngại bày tỏ và tính thử nghiệm cao

Quyết định du học Đức và bắt đầu học ngành học Multimedia Informatics (tạm dịch: MI – Hệ thống thông tin & Truyền thông đa phương tiện) khoảng một năm, Dsuy cảm thấy không phù hợp cho việc code, nên anh đã chuyển sang ngành Communication Visual Design.


Bộ tác phẩm áp phích “Don’t Trust The Internet“, dự án được giới thiệu trên trang Creative Boom

Trải nghiệm du học của mình cũng có phần hơi gian nan. Trước khi bắt đầu học ngành này, mình đã dành một năm bỏ thiết kế và theo học một ngành thiên về công nghệ thông tin và về lập trình. 

Lúc đó mình gặp rất nhiều khó khăn trong việc lập trình, và cảm thấy đây chắc chắn không phải là thứ dành cho mình. Sau đó thì Dsuy đã ‘quay xe’ trở lại học ngành thiết kế truyền thông thị giác, và cảm thấy dễ thở hơn rất nhiều! Mặc dù vậy, trong thời đại mọi thứ ngày càng được kỹ thuật số hoá, mình nghĩ việc kết hợp lập trình vào trong thiết kế sẽ trở nên phổ biến hơn trong thời gian tới

Bộc bạch về lý do cho việc du học tại Đức mà không phải nơi nào khác, anh kể, là một người yêu mến những phong trào nghệ thuật (art movements), Dsuy chọn Đức du học vì đây là quốc gia có lịch sử lâu đời về nghệ thuật với phong cách thiết kế Bauhaus hay là Chủ nghĩa biểu hiện (Expressionism). Một lý do khác, Đức tạo điều kiện miễn phí và nhiều chính sách ưu đãi cho việc học Đại học ở đây, chất lượng cuộc sống ở Đức cũng rất tốt so với các nước châu Âu.

Project “Support Your Local – Kinetic Typography Posters“. Thực hiện dưới sự chỉ dẫn của giáo sư Maiken Laackmann

Theo chia sẻ của Dsuy, văn hóa ở Đức tạo cho anh chàng tính kỷ luật và trách nhiệm đúng giờ. Vì bởi lẽ bên Đức mọi người rất đúng giờ, nên kể cả việc đi làm hay deadline (thời gian giao nộp) cho dự án cũng cố gắng được hoàn thành, tránh bị quả tải.

Một thứ khác mà chàng trai cũng rất hào hứng kể với mình, tính tự giác và phương cách giao tiếp. “Đó là thứ mình học được trong quá trình học tập và làm việc ở đây. Có những lúc mình vì ngại mà không dám nói hay góp ý với đồng nghiệp về khó khăn của bản thân, về quá trình làm việc vì mình nghĩ văn hoá ở châu Á mọi người thường ngại nói thẳng hơn. Tuy nhiên, ở đây, mọi người lại không hề bị để bụng và ngược lại rất thích mình trao đổi và đóng góp cho họ khi làm việc, và kết quả cho ra sẽ tốt hơn rất nhiều. Vì vậy, dù làm trong một môi trường agency ở nước ngoài hay ở đâu, mình luôn cố gắng vượt qua rào cản văn hóa để trao đổi và thẳng thắn với nhau, vì dù gì cũng là mong muốn sản phẩm cuối cùng tốt nhất có thể mà.”

Ngoài kỹ năng mềm, yếu tố văn hóa, tính chuyên môn, Dsuy bộc bạch: “Tính thử nghiệm được đặt lên hàng đầu”. Anh kể lại, lần dự thi năng khiếu để nhập học, anh rất ấn tượng trước bài thi của một bạn khác, bạn ấy sử dụng phương pháp khá lạ và trừu tượng: những sợi chỉ đỏ thêu lên trên giấy để tạo ra một bức tranh với những họa tiết trừu tượng.


Project “Support Your Local – Kinetic Typography Posters“. Thực hiện dưới sự chỉ dẫn của giáo sư Maiken Laackmann

Lần khác, trong lúc học, có bạn sử dụng một phần mềm kết hợp AI để nhận diện và làm mờ những biển quảng cáo rác mà bạn thấy trên đường. “Tất cả điều đó thúc đẩy mình nên thoát ra khỏi lối mòn thông thường khi là một nhà thiết kế đồ họa trong thời đại kỹ thuật số. Cố gắng thách thức bản thân, thử nghiệm thật nhiều bằng bất kể phương thức gì mình biết có thể để cho ra những sản phẩm thử nghiệm độc đáo hơn. Trong thời đại kỹ thuật số này, mình rất mong có thêm nhiều sản phẩm thiết kế số (digital design) dưới nhiều hình thức hơn nữa trong tương lai.

Khi đi học, mình cảm thấy không có câu trả lời nào là hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai. Cùng một đề bài hay vấn đề nhưng cách giải quyết hay tiếp cận lại rất đa dạng và dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều đó đã giúp mình cởi mở hơn trong suy nghĩ, và mạnh dạn hơn trong việc thử nghiệm và suy nghĩ ý tưởng,” Anh hào hứng kể.

Flexible Visual Systems (FVS) hệ thống hình ảnh thị giác được biểu diễn một cách linh hoạt. Thuật ngữ trên nói đến sự thay đổi trong việc thiết kế hình ảnh mang tính thị giác, “từ tĩnh sang động”. FVS sẽ làm thay đổi cách học thiết kế, tạo ra thiết kế và trải nghiệm thiết kế. Một cụm từ hay xuất hiện trong quá trình tìm kiếm về FVS mà mình tìm thấy đó là Dynamic Identities – từ khóa này mang ý nghĩa tương tự. 

Đi sâu vào FVS – sự thay đổi linh hoạt/đa dạng dựa trên các yếu tố trong thiết kế có thể kể đến: biểu tượng (logo), màu sắc (colour), typography (chữ), hình ảnh mô phỏng trực quan (imagery), ngôn ngữ thiết kế (language), hệ thống (system)những yếu tố đồ họa (graphic elements). Tất cả, góp phần giúp tăng nhận diện thương hiệu, và tạo ra một thương hiệu đang được sống, được nói chuyện, cười đùa và có cảm xúc..

Hệ thống nhận diện thương hiệu linh hoạt đầy tính nhất quán

Một góc nhìn từ Dsuy, theo anh, Flexible Visual Systems là hệ thống thiết kế linh hoạt có thể áp dụng hiệu quả trên đa nền tảng, phục vụ cho nhu cầu của người dùng. “Giống như trong trường hợp thương hiệu Casa da Musica của bác Stefan Sagmeister. Bác đã cho sản xuất ra hàng loạt kết quả logo dựa trên hình dáng đặc biệt của tòa nhà, để rồi từ đó cho ra những hệ thống thị giác một cách linh hoạt nhưng vẫn thống nhất. Ngoài ra, FVS còn khiến độ nhận diện của thương hiệu tăng cao hơn thông qua những yếu tố khác trong độ nhận diện thị giác (visual identity) như là phông chữ, màu sắc hay là những khối hình đặc biệt hơn là thông qua logo.”


Trích một phần hình ảnh minh họa: việc ứng dụng Flexible Visual Systems, dự án thiết kế thương hiệu cho quảng trường âm nhạc Casa da Musica của nhà thiết kế Stefan Sagmeister

Việc ứng dụng FVS vào trong thiết kế thực tiễn, Dsuy nói thêm, trong thiết kế nhận diện thương hiệu, anh cố gắng có thể thay đổi các yếu tố thiết kế một cách linh hoạt, từ cấu trúc lưới, hình khối hay là những logo mang tính linh hoạt cao. Từ đó, giải quyết số lượng vấn đề lớn hơn và áp dụng được vào nhiều ứng dụng thương hiệu hiệu quả hơn.

Khó khăn trong quá trình tạo ra một hệ thống linh hoạt là sự nhất quán/thống nhất (consistency), hầu hết tất cả các yếu tố thiết kế được cân bằng giữa tính linh hoạt và sự kỷ luật trong thiết kế. “Tuỳ vào dự án, tính chất dự án và mô hình của dự án là lớn hay nhỏ, mà chúng ta nên đánh giá xem giải pháp thiết kế nào sẽ phù hợp dự án này hơn. 

Tính ‘linh hoạt’ và tính thống nhất nên chiếm bao nhiêu phần trăm trong dự án này? Khi tính linh hoạt không phải pháp tối ưu cho mô hình dự án, thì mình sẽ đặt giải pháp tính kỷ luật và thống nhất cho thiết kế lên đầu, nhưng không bao giờ nên là 100%. Mình vẫn luôn cố gắng tạo ra sản phẩm có tính linh hoạt cao để có nhiều ‘đất chơi’ cho sáng tạo trong tương lai hơn.

Ngoài ra hãy quan tâm đến nhu cầu của khách hàng, khách hàng mong muốn tập trung sản phẩm thiết kế qua phương tiện nào? In ấn hay là qua kỹ thuật số? Mà qua đó hãy khiến sản phẩm đó độc đáo nhất.”


Một phần hình ảnh thể hiện tính đa dạng biểu tượng thuộc dự án “City of Melbourne” được thực hiện bởi Jason Little, Ivana Martinovic, Jefton Sungkar và Malin Holmstrom.

Dsuy: Thiết kế phải hiểu được ‘tiếng lòng’ của khách hàng & Dự án thị giác ‘Who Is Hiding?’ đa chất liệu

Dsuy bộc bạch rằng, một sản phẩm thiết kế đẹp và bền vững hơn khi nó có mục đích và có thể mang lại giá trị cho cộng đồng. Trong cuốn “Designing Type” của Karen Cheng, anh đã đọc, cô có đề cập về sáu câu hỏi cần thiết trước khi bắt đầu thiết kế typeface. Dsuy nói, những câu hỏi này áp dụng không chỉ dành riêng cho việc thiết kế typeface mà còn có thể áp dụng được cho thiết kế nói chung. Dưới đây là những câu Dsuy viết lại sáu câu hỏi của tác giả để phù hợp với ngữ cảnh thiết kế: 

(1) Mục đích của thiết kế đó là gì?

(2) Thiết kế đó sẽ được sử dụng trên phương tiện nào?

(3) Ngôn ngữ/văn hoá nào cần được sử dụng/tiếp cận?

(4) Cảm giác, thông điệp mà sản phẩm thiết kế đó mang lại là gì?

(5) Sản phẩm thiết kế đó cần có tính chất gì?

(6) Phong cách thiết kế gì?

Mình hỏi thêm về phương pháp nghiên cứu (research) khi anh thực hiện một dự án thiết kế, Dsuy đưa ra những cách anh hay thường sử dụng. Anh sẽ đơn giản hóa vấn đề dựa trên những cốt lõi, sau đó tìm hiểu cách triển khai bằng ngôn ngữ hình ảnh.

“Một trong sáu quá trình căn bản trong Tư duy thiết kế (Design Thinking) rất cần thiết đó là bước thấu hiểu/đồng cảm (Empathy). Đó là khi bạn phải thật sự hiểu được vấn đề và khó khăn của khách hàng và người dùng gặp phải, để rồi từ đó có thể tìm ra giải pháp phù hợp có thể giải quyết được khó khăn đó. Tìm hiểu dựa trên việc giao tiếp với khách hàng cũng là phương pháp tối ưu của mình.”

Tiếp đó, tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh và vấn đề khách hàng đang cần giải quyết được đặt lên hàng đầu trong công việc mang tính thương mại cao, anh nhấn mạnh. Song song đó, làm thế nào để thông qua sản phẩm của mình, có thể giúp khách hàng nổi bật với các đối thủ cạnh tranh khác và tránh khỏi những lối mòn tư duy trong sáng tạo. “Tuy vậy các sản phẩm thiết kế vẫn cần phải thể hiện và có một kết nối với sản phẩm khách hàng. Đó là một trong những những điều cần thiết nhưng không dễ đối với mọi nhà thiết kế, sáng tạo khi làm việc..”


Dự án “Who Is Hiding?” – Thiết kế tương tác lấy cảm hứng bắt nguồn từ tác phẩm “The Son of A Man” của họa sĩ René Magritte

Dự án nghệ thuật thị giác tương tác “Who Is Hiding?” là phần kết mình muốn gửi đến độc giả trong bài viết về Dsuy. Cảm hứng của anh chàng bắt nguồn từ tác phẩm “The Son of A Man” của họa sĩ René Magritte. “Đây là lần đầu tiên mình cho ra sản phẩm nghệ thuật thị giác có thể thay đổi thông qua tương tác bằng tay. Dự án này có thể tạo ra tới 400 bức ảnh ngẫu nhiên khác nhau thông qua cử động tay của người xem. 400 bức ảnh sẽ xoay quanh về chủ đề xã hội, chính trị, chủng tộc, phân biệt giới và bản dạng giới, để rồi từ đó cho ra vô vàn cách tiếp cận và phân tích vấn đề khác nhau.”

Trong thời gian tới, anh mong rằng, mình sẽ có thể kết nối với nhiều bạn làm sáng tạo hơn nữa để có thể cho ra những dự án mang tính thể nghiệm, cùng nhau phát triển. “Dạo gần đây mình có thấy một số trường hợp mà mọi người kết hợp AI vào trong thiết kế đồ hoạ rất thú vị, mong rằng trong tương lai xa, mình cũng có thể kết hợp khả năng của AI vào trong quá trình sáng tạo của mình,” Anh thổ lộ thêm!

Ghi chú: Bài viết của mình được thực hiện trong khoảng thời gian năm 2022 với những trải nghiệm cá nhân cũng như chia sẻ từ nhân vật. Vì vậy đây là thông tin chỉ đúng trong thời điểm hiện tại, rất vui vì được giới thiệu bài viết này với quý độc giả của iDesign.

Thực hiện: Lê Quan Thuận

Thiết kế: Uyên Nguyễn, Lê Quan Thuận

Hình ảnh được cung cấp bởi nhân vật

Cùng tác giả

#Tag

colour consistancy Creative Boom Dsuy dynamic identities Flexible Visual Identity FVS Germany graphic elements Hannover idesign Itsnicethat language LC Sac Display Lê Quan Thuận LQT Nguyễn Quang Duy research sáng tạo system Tây Du Ký Podcast thiết kế linh hoạt thiết kế nhận diện thương hiệu thương hiệu typography đức

iDesign Must-try

Cuộc thi viết Hanoi Grapevine’s Finest Reviews 2023 - 2024
Cuộc thi viết Hanoi Grapevine’s Finest Reviews 2023 - 2024
Tổng quan về Cuộc thi viết Hanoi Grapevine’s Finest Reviews 2023 – 2024 Giới thiệu về Hanoi Grapevine’s Finest Reviews 2023-2024 Hanoi Grapevine’s Finest Reviews là cuộc thi viết cảm…
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Bài viết được thực hiện bởi Tom May, đăng tải trên Creative Boom, dịch bởi May Thế giới thiết kế đồ họa không ngừng phát triển với những xu hướng…
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu là một kiểu chữ không chân truyền thống, lấy cảm hứng từ các biển quảng cáo viết tay của người Việt ngày xưa, do Dương Trần (Graphic & Type…
Triggered/Addicted: Phim ngắn thú vị là phép ẩn dụ cho trải nghiệm làm phim của chính nữ đạo diễn Nguyễn Thúy An
Triggered/Addicted: Phim ngắn thú vị là phép ẩn dụ cho trải nghiệm làm phim của chính nữ đạo diễn Nguyễn Thúy An
Xinê Xem Fest 2023 và lễ trao giải Golden Door Awards tiếp tục là chuỗi sự kiện đáng lưu tâm trong lĩnh vực điện ảnh, được tổ chức thành công…