Font Compagnon độc đáo với nét hoài cổ của máy đánh chữ ngày xưa

Tên: Compagnon

Designers: Juliette Duhé, Léa Pradine, Valentin Papon, Chloé Lozano, Sébastien Riollier

Xưởng: Velvetyne Foundry

Ngày phát hành: October 2018


Ghi chú: Để hiểu hơn về những thuật ngữ Typography sử dụng trong bài, bạn có thể tham khảo những bài viết sau:


Câu chuyện đằng sau

Compagnon là một mistmatched typeface có 5 kiểu dáng, với mỗi weight trong bộ font được các nhà thiết kế khác nhau đảm nhận. Lấy cảm hứng từ bộ lưu trữ typewriter lớn nhất trên Internet Typewriter Database, bộ typeface Campagnon đã phản ánh từng giai đoạn lịch sử của các dòng máy typewriter qua từng kiểu chữ. 

“Khi nghiên cứu lịch sử các phong cách của các chữ được viết từ typewriter, chúng tôi đã tự hỏi làm thế nào 5 con người có thể cùng nhau làm chung một dự án font thật hiệu quả đây?”

Juliette Duhé cho biết:“Chúng tôi từng có dự định sẽ cải thiện một font nào đấy từ trong bộ sưu tập, nhưng việc lựa chọn thật sự rất khó khăn. Hơn nữa, hiện tại cũng có khá nhiều nhà thiết kế font chữ với phong cách tương tự như là Pitch của Klim Type Foundry, hay Lacrima của Milleu Grotesque. Do vậy, thay vì chỉ tập trung thiết kế hay cải thiện một font duy nhất, chúng tôi quyết định để mọi người trong nhóm tự lựa chọn một dáng font yêu thích nào đó, để tự do bay bổng với những ý tưởng của riêng mình.” Có thể bạn cho rằng nếu làm như vậy thì bộ font sẽ không được đồng nhất với nhau, nhưng nhiệm vụ chính của chúng là mang đến các mảnh ghép lịch sử thú vị cho chúng ta.

Tại sao có tên là Compagnon?

Có một sự thật thú vị đằng sau tên của những chiếc máy đánh chữ, chính là chúng đều có tên nữ—Gabriele, Erika, hoặc Valentine. “Chúng tôi thực sự thích kiểu đặt tên nhân hóa này, nó làm các cỗ máy đong đầy tình cảm hơn. Nhưng trong trường hợp này, một cái tên đại diện cho cả họ (family) font thì cần thiết hơn là những cái tên từng người riêng biệt.” Duhé cho biết.

Tính cách của mỗi font?

Để giữ cho các kiểu chữ phần nào không bị lạc nhịp với nhau, khi kết hợp vẫn cùng chung nét hài hòa, mỗi weight phải có cùng Em-space, x-height, ascender, và descender.

Compagnon Roman Regular và Roman Light được bo tròn mềm mại nhưng vẫn giàu nội lực. Những nét cong được thể hiện rất nổi bật. Compagnon MonoFaked thì có sự cân bằng và đối xứng tuyệt vời. Compagnon Italic được lấy ý tưởng từ Frederic Goudy typeface sử dụng cho máy Remington typewriter. Campagnon Medium là thành viên tiếp theo trong họ font, mang thiên hướng của các dòng model typewriter hiện tại. Cuối cùng Companion Script mang đậm dấu ấn của các kí tự Royal Spencerian được dùng trong Ultrasonic và Safarie model của Royal typewriter ở các thập niên 60. Nó mang nét thẩm mĩ cuả những bảng hiệu đèn neon tại các casino ở Mỹ.

Có thể tải về sử dụng nó không?

Dĩ nhiên, compagnon là một dự án mã nguồn mờ (open-source) nên bạn hoàn toàn có thể tải về sử dụng và chỉnh sửa lại theo ý của bạn. Do tất cả kiểu dáng đều cùng chung một họ font, nên tùy trường hợp, mà kết hợp chúng lại với nhau để tạo ra các thiết kế đa dạng.

Tải miễn phí trọn bộ font tại đây.


Người dịch: Đông Đông
Nguồn: eyeondesign

Cùng tác giả

#Tag

Compagnon font Free Font typeface

iDesign Must-try

Future History và Neue World - Hai bộ font được Việt hóa bởi Nam Nguyễn
Future History và Neue World - Hai bộ font được Việt hóa bởi Nam Nguyễn
Nam Nguyễn là một graphic designer đã thực hiện nhiều dự án Việt hoá font chữ, trong đó bao gồm hai bộ font Future History và Neue World. Mới đây, Nam…
Okkio Typeface: Bộ chữ lấy cảm hứng những thanh âm du dương đầy tính ứng tác của nhạc Jazz
Okkio Typeface: Bộ chữ lấy cảm hứng những thanh âm du dương đầy tính ứng tác của nhạc Jazz
Okkio Caffe, một quán cà phê lấy cảm hứng từ nhạc Jazz ở Việt Nam đã đặt hàng Chợ Chời Creative (studio chuyên về Branding, Packaging, Artwork, Type) – một…
TRE Typeface: ‘Mình cảm thấy hình ảnh cây tre có đủ chiều sâu và nhiều thứ để khai thác’
TRE Typeface: ‘Mình cảm thấy hình ảnh cây tre có đủ chiều sâu và nhiều thứ để khai thác’
Hình ảnh cây tre từ lâu đã hiện hữu và gắn bó trong tâm thức của người Việt. Ở những thế hệ trước, tre xuất hiện nhiều qua những vần…
Đạt Đỗ và bộ chữ Việt - ‘Mình lấy chất liệu như thế nào, thể hiện điều đó ra sao?’
Đạt Đỗ và bộ chữ Việt - ‘Mình lấy chất liệu như thế nào, thể hiện điều đó ra sao?’
“Tới hiện tại mình vẫn không nhận bản thân là nhà thiết kế con chữ, mình chỉ tự nhận là người truyền cảm hứng dựa trên các câu chuyện về…
20 website về tài nguyên thiết kế dành cho designer
20 website về tài nguyên thiết kế dành cho designer
Hiện nay với sự bùng nổ của phương tiện thông tin đại chúng nên việc tìm kiếm tài nguyên và công cụ thiết kế đồ họa đã trở nên dễ…
Làm thế nào mà Helvetica trở thành một ‘biểu tượng’ của Typography
Làm thế nào mà Helvetica trở thành một ‘biểu tượng’ của Typography
Được phát triển vào năm 1957, nó đã trở nên phổ biến và có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi