Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 1)

Hầu hết tất cả chúng ta đều đã nghe trò chơi điện tử có thể gây nghiện và chúng ta không nên chơi game quá nhiều. Nhưng liệu trong chúng ta ai đã từng nghe đến gamification (game hóa), được sử dụng trong các doanh nghiệp để kích thích năng suất lao động của nhân viên.

Hôm nay hãy cùng iDesign tìm lời giải về Gamification cũng như cách mà gamification được áp dụng trong thiết kế các sản phẩm như thế nào nhé!

Thực tế là tổng thời gian mà mọi người trên thể giới bỏ ra khoảng 3 tỷ giờ mỗi tuần để chơi game. Đây là một dấu hiệu cho thấy thế giới ảo cung cấp nhiều hơn những gì chúng ta cần. Trong những thập kỷ tới, một nửa dân số trên hành tinh sẽ dành rất nhiều năng lượng và sự quan tâm cho thế giới trò chơi. Vì vậy, chúng ta nên bắt kịp xu hướng này và cải thiện các thiết kế các sản phẩm nhất có thể!

Dữ liệu sẽ cung cấp cho bạn một bức tranh toàn cảnh hơn

Hãy bắt đầu với một số thống kê từ một trong những thị trường game lớn nhất thế giới, đó là Hoa Kỳ. Nghiên cứu chỉ ra rằng:

  • 69% chủ hộ gia đình chơi máy vi tính và trò chơi điện tử;
  • 97% thanh niên chơi máy vi tính và trò chơi điện tử;
  • 40% các gamer là phụ nữ;
  • Cứ 4 người chơi thì có một người trên 50 tuổi;
  • Người chơi trò chơi trung bình là 35 tuổi và đã chơi được 12;
  • Hầu hết các gamer đều mong đợi sẽ tiếp tục chơi game trong suốt phần đời còn lại của họ;

Ông bà ta thường nói rằng học đối nhân xử thế là một trong những kỹ năng quan trọng nhất vì nó cho phép bạn nhìn vấn đề theo nhiều hướng khác nhau. Nhưng nhìn vào số liệu thống kê đang tăng lên này có thể nói rằng đầu tư vào trò chơi điện tử có thể mang lại cho bạn tác động tích cực trong tương lai.

Tại sao chúng ta nên tìm hiểu về trò chơi và cách chúng hoạt động?

Các nhà phát triển trò chơi hiểu rõ hơn ai hết cách truyền cảm hứng cho sự nỗ lực và cơ chế khen thưởng cho người chơi. Họ luôn đổi mới những cách thức để thúc đẩy người chơi gắn bó lâu hơn cùng những thử thách khó hơn. Cho dù bạn đang thiết kế một ứng dụng với các khóa học trực tuyến hay là một ứng dụng giao thưc ăn nhanh thì việc áp dụng gamification sẽ tác động đáng kể đến doanh thu của bạn.

Trò chơi là gì?

Nếu bỏ qua các phần kỹ thuật của một trò chơi thì bốn yếu tố này chính là lý do tại sao mọi người lại thích chơi game: mục tiêu, quy tắc, hệ thống phản hồi và sự tham gia tự nguyện.

Mục tiêu

Là kết quả cụ thể mà người chơi đang hướng tới. Mục tiêu cung cấp cho người chơi cảm giác được chinh phục.

Các quy tắc

Các quy tắc đặt ra một giới hạn để người chơi cố gắng đạt được mục tiêu. Tạo ra sự hạn chế sẽ mở ra những cánh cửa sáng tạo giúp khắc phục vấn đề hoặc đạt được mục tiêu.

Hệ thống phản hồi

Hệ thống này sẽ cho người chơi biết họ sắp đạt được mục tiêu gì được thể hiện dưới dạng điểm số, cấp độ, thanh tiến trình, v.v. Hoặc nói một cách đơn giản là: “Trò chơi kết thúc khi…”.

Sự tham gia tự nguyện

Điều này đòi hỏi tất cả những người chơi phải chấp nhận những mục tiêu, các quy tắc và hệ thống phản hồi.

Mặc dù chúng ta chơi một trò chơi với những lý do như chiến thuật, câu chuyện, sự chiến thắng, đồ họa hay phần thưởng…Nhưng tóm lại những yếu tố cần thiết để định nghĩa một trò chơi là từ bốn điều trên: mục tiêu, quy tắc, hệ thống phản hồi và sự tham gia tự nguyện.

“Chơi game là sự nỗ lực tự nguyện để vượt qua những trở ngại không đáng có” – Bernard Suits

Hiểu đúng những điều cơ bản

Điều mà hầu hết những người triển khai gamification đều mắc sai lầm, đó không phải là điểm hoặc danh hiệu bạn nhận được. Mà về sự kiên trì và nỗ lực người chơi đã bỏ ra.

Chúng ta thường cho rằng các game thủ lười biếng và tất cả những gì họ làm là chơi game cả ngày. Nhưng chúng ta đâu biết sự thật rằng họ đặt tất cả nỗ lực vào trò chơi đó? Chúng ta cũng không biết rằng họ có thể vượt qua nhiều thất bại đau đớn và tiếp tục kiên trì cho đến khi đạt được thành công?

Trái ngược với suy nghĩ thông thường, các trò chơi cho thấy rằng chúng ta yêu thích công việc khó khăn. Vậy nên cần nghĩ rộng hơn một chút về danh hiệu và điểm số khi áp dụng gamification vào dự án. Huy hiệu và điểm chỉ là một phần nhỏ của hệ thống phản hồi thừa nhận rằng người chơi đã nỗ lực. Và chúng ta phải nghĩ cách khuyến khích để người chơi làm việc chăm chỉ hơn.

“Một trò chơi tốt là khi bạn không bị tuột thứ hạng đang có. Trong quá trình chơi game không ít khi bạn gặp trở ngại và bị rớt hạng. Nhưng khi bạn ngã xuống, bạn cảm thấy thôi thúc phải leo lên trở lại. Đó là bởi vì hầu như không có gì hấp dẫn bằng trạng thái đạt được thành quả với chính khả năng của mình – hay điều mà hầu hết các nhà thiết kế trò chơi và nhà tâm lý học gọi là ‘flow – dòng chảy’. Khi ở trong trạng thái của dòng chảy: bỏ cuộc hay chiến thắng đều làm bạn thỏa mãn như nhau” – Jane McGonigal, trích đoạn “Reality is Broken” (Thực tại đã bị phá vỡ)

Trò chơi giúp chúng ta hạnh phúc nhờ làm việc chăm chỉ

Trò chơi mang đến cảm giác hạnh phúc vì chúng là công việc khó khăn mà chúng ta chọn cho mình. Và điều này chỉ ra rằng không gì làm cho chúng ta hạnh phúc hơn làm việc tốt và chăm chỉ. 

Trò chơi là cơ hội để tập trung năng lượng của chúng ta vào một thứ gì đó tốt hơn. Chơi game cũng giúp tâm trạng tốt hơn, tinh thần được thư giãn.

Và đó là lý do tại sao rất nhiều trò chơi gây nghiện. Bởi vì chúng thúc đẩy suy nghĩ tích cực. Một khi chúng ta ở trong trạng thái lạc quan khi chơi game, chúng ta đột nhiên suy nghĩ tích cực hơn về mặt sinh học. Chúng ta bắt đầu tin rằng chúng ta xứng đáng với điều đó và bản thân cũng có thể đạt được điều gì đó trong cuộc sống. Giá như làm việc chăm chỉ trong thế giới thực cũng có tác dụng tương tự.

Tại sao thực tế bị phá vỡ?

Có một sự thật đau đớn rằng, một số người làm việc chăm chỉ trong thế giới thực nhưng vẫn thấy chưa đủ khó. Đúng vậy. Chúng ta trở nên buồn chán và cảm thấy không được hết mình. Và điều này đặc biệt xảy ra ở các công ty lớn, nơi bạn cảm thấy rằng bạn không tạo ra tác động lớn bằng cách làm công việc nhỏ của mình. Đây là một trong những bước từ hệ thống phân cấp của Maslow – cảm thấy được đánh giá cao về những gì mình đang làm. Trò chơi có thể thưởng cho bạn rất nhiều vì những nỗ lực mà bạn bỏ ra để vượt qua khó khăn.

Hãy tưởng tượng thế giới sẽ thay đổi thế nào nếu nó có thể cung cấp công việc mà mọi người luôn chăm chỉ hoàn thành. Và đó chính xác là những gì mà ngành công nghiệp game đang làm ngày nay. Vì vậy, nếu bạn đang thiết kế ứng dụng hoặc sản phẩm được game hóa hãy ưu tiên: “Làm cách nào để tôi có thể giúp người dùng của mình chăm chỉ hơn?”

Nhà nghiên cứu tâm lý học – Sonja Lyubomirsky, đã viết về lý do tại sao làm việc chăm chỉ lại khiến chúng ta hạnh phúc:

“Một trong những lý do chính cho sự lâu bền của hạnh phúc là… sự chinh phục. Bạn đã dành thời gian và nỗ lực của mình… Bạn đã biến những cố gắng thành hiện thực và bạn có khả năng biến chúng trở lại. Ý thức về năng lực và trách nhiệm này là một sự thúc đẩy mạnh mẽ.”

(Còn tiếp…)

Biên tập: Thao Lee
Theo: uxplanet

Cùng tác giả

#Tag

game game hóa gamification trò chơi điện tử ui design ứng dụng hóa ux design

iDesign Must-try

Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Ứng dụng tra cứu tiếng Việt - Gì Ta: ‘Ủa sao vẫn chưa có một app chính thống nào để tra từ tiếng Việt?’
Ứng dụng tra cứu tiếng Việt - Gì Ta: ‘Ủa sao vẫn chưa có một app chính thống nào để tra từ tiếng Việt?’
Trong khi nhu cầu sử dụng tiếng Việt không ngừng tăng cao thì sự ra đời của các app tra từ tiếng Việt chính thống vẫn còn là vấn đề…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
5 yếu tố làm nên tính khả dụng (Usability)
5 yếu tố làm nên tính khả dụng (Usability)
Usability (tính khả dụng) là một nhân tố quan trọng trong thiết kế trải nghiệm người dùng. Theo như tiêu chuẩn của ISO 9241-11 định nghĩa Usability như sau: Usability…
/viết một tay/ Những lầm tưởng về kỳ vọng của người dùng trong thiết kế trải nghiệm
/viết một tay/ Những lầm tưởng về kỳ vọng của người dùng trong thiết kế trải nghiệm
Dưới đây là một trong số hàng trăm thông báo mà bạn có thể nhận được mỗi ngày. Quan sát một phần lớn các sản phẩm digital hiện nay, hầu…