‘Hội chứng kẻ mạo danh’ và cảm giác nghi ngờ bản thân trong nội tâm nhà thiết kế

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đều đã trải qua một hội chứng mang tên Impostor syndrome (Hội chứng kẻ mạo danh) ở thời điểm này hay thời điểm khác. 

Trong thực tế, có rất nhiều nhà thiết kế và sáng tạo thường xuyên trải nghiệm nó. Cho dù bạn là sinh viên mới ra trường hay nhà thiết kế từng đoạt giải thưởng với nhiều năm kinh nghiệm, việc đối phó với cảm giác nghi ngờ bản thân là một điều hoàn toàn bình thường. Nhưng vấn đề lớn hơn là cần giải quyết cảm giác tâm lý đó và làm thế nào để đối phó với hội chứng kẻ mạo danh khi chúng đang cố tìm cách len lỏi vào trong tâm trí của chúng ta?

Trước khi tìm kiếm một số chiến lược đối phó với hội chứng này, chúng ta hãy cùng xem định nghĩa trong từ điển của nó là như thế nào:

Hội chứng kẻ mạo danh là một hiện tượng tâm lý mà người mắc không có khả năng nhận thức được những thành quả mình gặt hái được, họ luôn cho rằng đó là do may mắn, đúng thời điểm hoặc chỉ đang lừa đảo người khác về sự thông thái và kỹ năng của mình

Cảm giác này nghe có vẻ quen thuộc? Chà, nhưng bạn đừng tuyệt vọng. Dưới đây là ba lời khuyên cần thiết để giúp bạn đối phó với cảm giác không thỏa đáng xuất phát từ hội chứng kẻ mạo danh này. Hãy cùng tìm hiểu cách làm thế nào để nhận ra những cảm xúc này và loại bỏ chúng khỏi tâm trí, để bạn có thể tập trung vào việc tạo ra sản phẩm tốt nhất.

Minh họa bởi Lisa Engler

1. Từ bỏ việc so sánh

Là một nhà thiết kế, bạn có thể lấy cảm hứng từ khắp mọi nơi – bao gồm cả tác phẩm của các nhà thiết kế khác. Tuy nhiên, càng xem nhiều lại càng không nên, vì trong tiềm thức chúng ta lại hình thành sự so sánh khả năng của bản thân với họ: “Ước gì tôi có thể làm được như vậy”, “Ước gì tôi có thể nghĩ ra ý tưởng đó”

Thay vì đắm chìm trong những cuộc suy nghĩ tiêu cực, bạn nên tập trung vào việc xốc dậy tinh thần bản thân để hành động. Cố gắng điều chỉnh suy nghĩ và biến chúng thành nhiên liệu cho cảm hứng, nghĩ cách làm thế nào để tạo ra những thiết kế tốt hơn.

Hãy nhớ rằng, một nhà thiết kế cực kỳ tài năng nào đó ngoài kia không khiến bạn trở nên kém cỏi. Vì vậy, hãy bắt bản thân thực hành, rèn luyện tâm trí để biến những suy nghĩ đó thành đạn dược sáng tạo. So sánh có thể biến thành một động lực tuyệt vời nếu bạn giải quyết những cảm xúc này một cách thích hợp!

Minh họa bởi Aysa Putri

2. Đừng nản lòng khi gặp thất bại

Thất bại là một phần quan trọng trong quy trình làm việc của mỗi nhà thiết kế. Tất nhiên, khi nhìn qua một biển công việc thiết kế đã hoàn thành, điều này rất dễ bị quên đi. Dù bạn có tin hay không, đằng sau mỗi thiết kế đẹp, chỉn chu là hàng tấn công việc lặp đi lặp lại, một số ý tưởng tồi và các phiên bản lỗi của sản phẩm hoàn chỉnh.

Thay vì căng thẳng khi bạn không thể tạo ra một thiết kế hoàn hảo ngay từ đầu, hãy lùi lại một bước và thoát khỏi thái độ cầu toàn đó. Nhắc nhở bản thân rằng thất bại là không thể tránh khỏi trong quá trình thiết kế. Bạn sẽ phải sụp đổ vài lần trước khi tất cả những thất bại đó đưa bạn đến một giải pháp tuyệt vời.

Một cách đơn giản để đưa bạn trở lại thực tại khi những suy nghĩ tiêu cực này bắt đầu len lỏi vào suy nghĩ là tích cực tìm kiếm và theo dõi chia sẻ của các nhà thiết kế khác. Theo dõi quá trình thiết kế sẽ nhắc nhở bạn rằng: để tạo ra các tác phẩm tuyệt vời cần có thời gian – ngay cả đối với các nhà thiết kế tài năng nhất ngoài kia.

Bạn sẽ phải sụp đổ vài lần trước khi tất cả những thất bại đó đưa bạn đến một giải pháp tuyệt vời.

Minh họa bởi Jessica Fisher

3. Chia sẻ suy nghĩ cùng mọi người

Chúng ta có xu hướng tin rằng mình là người duy nhất cảm nhận được ảnh hưởng của hội chứng kẻ mạo danh vì không ai chia sẻ sự nghi ngờ của họ với người khác. Thế nhưng hội chứng kẻ mạo danh không bao giờ chỉ xảy ra với một người.

Một trong những điều làm cho cộng đồng thiết kế trở nên đặc biệt là sự hỗ trợ, sẵn sàng chia sẻ và khuyến khích lẫn nhau. Hãy hòa nhập vào cộng đồng thiết kế và không né tránh sự sợ hãi khi chia sẻ cảm giác của bản thân. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên bởi những nhà sáng tạo khác cũng đang có những cuộc chiến nội tại như bạn.

Tiếp tục xây dựng cùng nhau, chia sẻ phản hồi tích cực và nhìn nhận cảm giác mà hội chứng này mang lại sẽ khiến cho bạn trở nên dễ gần hơn với bạn bè. Bởi vì điều cơ bản nhất, chúng ta đều là con người.


Khắc phục hội chứng kẻ mạo danh không phải là điều dễ dàng, nhưng hy vọng rằng những gợi ý trên sẽ giúp bạn đi đúng hướng mỗi khi cảm giác xấu xí ấy xuất hiện. Bất kể khi nào đối diện với các vấn đề cần giải quyết, hãy luôn nhớ rằng ngay cả những người thành công nhất cũng gặp phải hội chứng kẻ mạo danh này! Thoát khỏi việc so sánh bản thân với các nhà thiết kế khác, học cách rút kinh nghiệm sau những thất bại và mở lòng để đón nhận sự hỗ trợ của mọi người trong cộng đồng sáng tạo bạn nhé.

Biên tập: Thao Lee
Nguồn: dribbble

Cùng tác giả

#Tag

chia sẻ kinh nghiệm hội chứng kẻ mạo danh impostor syndrome nội tâm nhà sáng tạo

iDesign Must-try

4 bí kíp để tập luyện tự tin giữa muôn vàn sáng tạo
4 bí kíp để tập luyện tự tin giữa muôn vàn sáng tạo
Có thể rất khó để giữ được tự tin, thậm chí khi mọi thứ quanh ta rất thanh bình. Và thật không may thời gian gần đây mọi thứ không…
Quản lý những nỗi chênh vênh trong tâm trí người sáng tạo
Quản lý những nỗi chênh vênh trong tâm trí người sáng tạo
Xã hội hiện đại phát triển như vũ bão, mọi người ai ai cũng cuốn mình theo những guồng quay của cuộc sống. Đây cũng là lúc nhiều người phải…
Hội chứng kẻ mạo danh có đang hạn chế tiềm năng sáng tạo trong bạn?
Hội chứng kẻ mạo danh có đang hạn chế tiềm năng sáng tạo trong bạn?
“Giả vờ cho đến khi nó thành thật – Fake it till you make it” có thể là lời khuyên tồi tệ nhất. Thay vì giả mạo hãy lấy lại sự…
Sự phản chiếu giữa đời sống và nghệ thuật qua lăng kính của 3 nghệ sĩ tài năng
Sự phản chiếu giữa đời sống và nghệ thuật qua lăng kính của 3 nghệ sĩ tài năng
Cảm hứng thường xuất hiện như một tia chớp, chúng thần bí và khó giải thích. Trên thực tế, cảm hứng có thể bắt nguồn từ những thứ cơ bản…
5 bước để tìm lại đam mê thiết kế giữa ‘dòng đời nghiệt ngã’
5 bước để tìm lại đam mê thiết kế giữa ‘dòng đời nghiệt ngã’
Bạn đã bao giờ đánh mất niềm đam mê thiết kế của mình? Tôi từng có giai đoạn đánh mất niềm đam mê thiết kế một cách nghiêm trọng, tôi…
Câu hỏi muôn thuở: Làm việc kiếm tiền hay làm việc vì đam mê?
Câu hỏi muôn thuở: Làm việc kiếm tiền hay làm việc vì đam mê?
Sự sáng tạo trong mỗi người đến từ mỗi thời điểm khác nhau, chúng ta không biết được tương lai sẽ đưa ta đến đâu, mỗi người mỗi bản ngã…