Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới

Gần như hiếm có nơi nào trên thế giới như đảo Naoshima khi tập trung nhiều tác phẩm đương đại ở cùng một chỗ. Năm 2000, Naoshima được Conde Nast gọi là một trong 7 kì quan thế giới. Cùng chúng mình tìm hiểu xem hòn đảo này chứa đựng những tác phẩm nghệ thuật nào khiến cho mọi người từ khắp nơi trên thế giới đều muốn đến thăm quan như vậy.

Một đoạn giới thiệu ngắn những công trình có tại đảo Naoshima.

Naoshima (直 島) là một hòn đảo ở biển nội địa Seto, được biết đến với các bảo tàng nghệ thuật hiện đại, kiến trúc và tác phẩm điêu khắc. Là một phần của tỉnh Kagawa, hòn đảo với bầu không khí Địa Trung Hải với những bãi biển đầy cát và thời tiết nắng ấm, kết hợp với cảm giác nông thôn thoải mái là một nơi nghỉ ngơi thư giãn cũng như thưởng thức nghệ thuật.

Nghệ sĩ Yayoi Kusana cùng với tác phẩm trái bí ngô nổi tiếng vào năm 1994. Ngày nay, tác phẩm được đặt tên là “Trái bí ngô Naoshima.”
Một trái bí ngô đỏ của Yayoi Kusana được đặt ở cảng Miyaura trên hòn đảo.

Phần lớn các tác phẩm nghệ thuật của đảo Naoshima được sắp đặt bởi Tập đoàn Benesse, công ty chuyên giám sát các bảo tàng nghệ thuật, tác phẩm sắp đặt và điêu khắc trên cả Naoshima và trên các đảo lân cận như Teshima và Inujima. Các bảo tàng của Benesse được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng người Nhật Ando Tadao bao gồm bảo tàng Nghệ thuật Chichu, bảo tàng Lee Ufan và tất cả các tòa nhà của Benesse. Ngoài ra, các tòa nhà và trường học của thành phố Naoshima được thiết kế bởi kiến trúc sư đương đại đại Ishii Kazuhiro. Hòn đảo cũng đóng vai trò là địa điểm chính của lễ hội nghệ thuật Setouchi Triennale.

Tỷ phú Soichiro Fukutake và kiến trúc sư Tadao Ando trong một cuộc trò chuyện về Naoshima năm 2018, hai người đã làm việc chung hơn 30 năm. Bạn có thể xem video đoạn trò chuyện ở đây.

18 viện bảo tàng, phòng trưng bày và tác phẩm sắp đặt là một dự án được lý tưởng hóa bởi doanh nhân tỷ phú Soichiro Fukutake vào những năm 1980. Vào thời điểm đó, Fukutake đã yêu cầu Tadao Ando là phải thiết kế không chỉ là một bảo tàng hay là một phòng trưng bày. Nghệ thuật là phải gần gũi với thiên nhiên, nơi mọi người có thể thiết lập mối quan hệ với nó.

Nằm ở phía nam của hòn đảo, bảo tàng Chinchu mất 5 năm để lên ý tưởng và thi công, sự ra đời của nó đã thay đổi hoàn toàn khái niệm về một bảo tàng nghệ thuật. Bên trong bảo tàng cũng trưng bày bức tranh của Claude Monet do Fukutake mua được, và các tác phẩm của James TurrellWalter de Maria. Đúng với mong muốn của Fukutake, Ando đã thực hiện được một nơi giúp con người, thiên nhiên và kiến trúc hòa làm một.

“Nghệ thuật là vũ khí của tôi, bởi vì tôi không yêu cầu chính phủ bất cứ điều gì, tôi có thể tự mình làm mọi thứ và khiến cho chúng xảy ra”.

Soichiro Fukutake.

Trong 25 năm hỗ trợ tái phát triển Naoshima và các hòn đảo lân cận, ông Fukutake cho biết ông đã thấy những cư dân lớn tuổi ngày càng trở nên sôi nổi và khỏe mạnh do tương tác của họ với nghệ thuật và với những người đến thăm hòn đảo. Các dự án cũng mang lại sự phục hưng cho các đảo lân cận là Teshima và Inujima lân cận của Naoshima. Thậm chí có một khách sạn mà tại đó du khách có thể ở giữa các tác phẩm nghệ thuật.

Túp lều Naoshima của Sou Fujimoto được thực hiện năm 2015.

Bên cạnh Ando, các kiến trúc sư nổi tiếng thế giới khác cũng được mời đóng góp tầm nhìn của họ. Sou Fujimoto đã thiết kế Túp lều Naoshima trên đường bờ biển của hòn đảo, một tác phẩm làm bằng thép nhẹ dạng lưới có hình dạng giống như một khối đa diện, và Ryue Nishizawa đã thiết kế Bảo tàng Nghệ thuật Teshima, một tòa nhà ấn tượng chìm trong cảnh quan mang đến trải nghiệm cảm giác như một tác phẩm nghệ thuật duy nhất giúp con người và thiên nhiên được trung gian bởi kiến trúc nơi đây.

Một số tác phẩm nghệ thuật khác trên hòn đảo:

Một tác phẩm sắp đặt “Nhà tắm giao thoa văn hóa” của nghệ sĩ Trung Quốc là Cai Guo-Qiang, du khách từng có thể tắm ở đây.
Tác phẩm điêu khắc Tom Na H-iu của Mariko Mori trên đảo Teshima. Dựa trên câu chuyện về kiếp luân hồi của người Celt, tác phẩm là một khối thủy tinh phát sáng tượng trưng cho linh hồn của vũ trụ.
Vườn Cuộc Đời do Kazuyo Sejima thiết kế trên đảo Inujima. Đây là nơi du khách và người dân trên đảo hỏi lẫn nhau về những gì mà thiên nhiên đã ban tặng.

Biên tập: Navi Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp

Cùng tác giả

#Tag

Cai Guo-Qiang du lịch kiến trúc thiên nhiên Lee Ufan Naoshima Navi Nguyễn nghệ thuật nhật bản nghệ thuật đương đại Ryue Nishizawa Shinro Ohtake Sou Fujimoto Tadanori Yokoo Tadao Ando Yayoi Kusama Yusuke Asai

iDesign Must-try

Maybe bạn nên … Đi! Tháng 10/2023
Maybe bạn nên … Đi! Tháng 10/2023
/Maybe bạn nên …Đi!/ là series giới thiệu những sự kiện nổi bật trong tuần hoặc trong tháng mà bạn không nên bỏ lỡ. 1. Triển lãm “Thủy triều cảm…
Nam June Paik - Cha đẻ của video art và những tiên đoán về tương lai của công nghệ
Nam June Paik - Cha đẻ của video art và những tiên đoán về tương lai của công nghệ
Trong dòng chảy của lịch sử nghệ thuật, các nghệ sĩ đã không ngừng tìm kiếm và thử nghiệm nghệ thuật với nhiều hình thức biểu đạt khác nhau với…
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 04/2023
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 04/2023
Dove tung ra quảng cáo để thay đổi ‘lý tưởng làm đẹp độc hại’ của thanh thiếu niên, Fanta ra mắt bộ nhận diện thương hiệu toàn cầu, Mr.Doodle tổ…
Bốn gian hàng bằng gỗ với khoảng sân ngoài trời mở rộng sẽ là sân chơi cho gấu trúc
Bốn gian hàng bằng gỗ với khoảng sân ngoài trời mở rộng sẽ là sân chơi cho gấu trúc
Trung tâm Nghiên cứu và Nhân giống Gấu trúc Khổng lồ Quốc gia Thành Đô, nơi tập trung các chuyên gia hàng đầu thế giới về bảo tồn gấu trúc…
‘Underground Library’ - Thư viện ngầm dành cho các mọt sách tại Nhật Bản
‘Underground Library’ - Thư viện ngầm dành cho các mọt sách tại Nhật Bản
Những gò cỏ nhấp nhô ở Cánh đồng Kurkku đã ngụy trang thành một khu vực thiền định để đọc sách và nghỉ ngơi. Được khai trương vào tháng trước…
Những tác phẩm điêu khắc đá độc đáo dựa trên đặc điểm tự nhiên của vật liệu gốc
Những tác phẩm điêu khắc đá độc đáo dựa trên đặc điểm tự nhiên của vật liệu gốc
Tôn trọng và sử dụng các đặc điểm tự nhiên của vật liệu gốc, những tác phẩm điêu khắc đá của Ito Hirotoshi khiến người xem phải hoài nghi về…