Hướng dẫn cách làm việc hiệu quả với màu sắc trong hình minh họa kỹ thuật số

Nếu bạn đã từng thiết kế một hình minh họa, bạn sẽ không tránh khỏi việc đấu tranh tâm lý để chọn màu thích hợp cho thiết kế của mình. Màu tím phong lan nền nã, hay hình minh họa sẽ nổi bật hơn với màu đỏ tươi, có lẽ màu xanh trời sẽ làm nên chuyện và… hàng tỷ tỷ những lựa chọn màu khác. Hôm nay iDesign sẽ hướng dẫn bạn cách chọn màu sắc phù hợp dựa trên một số nguyên tắc cơ bản!

Một khi bạn hiểu các nguyên tắc cơ bản, bạn có thể thấy việc lựa chọn màu sắc là một quá trình thú vị.

Bạn chọn một bảng màu và áp dụng cho hình minh họa của bạn. Nhưng vì một số lý do, màu sắc bị chìm và bạn không thể hiểu được tại sao.

Mặc dù rất khó để xác định màu phù hợp và bạn phải dành nhiều thời gian nghiên cứu, nhưng khi bạn hiểu các nguyên tắc cơ bản, bạn có thể thấy làm việc với màu sắc là một quá trình thú vị. Dưới đây là một số nguyên tắc chính có thể giúp bạn cải thiện khả năng chọn màu sắc đáng kể.


1. Hãy suy nghĩ về ngữ cảnh của hình minh họa

Mặc dù điều quan trọng nhất là xem xét sự hấp dẫn thị giác của những màu sắc trong hình minh họa, song bạn cũng cần cân nhắc về việc truyền đạt thông điệp của màu sắc. Đây cũng là một trong những yếu tố mang lại hiệu quả cho tác phẩm.

Ví dụ: nếu bạn đã thiết kế một hình minh họa về lợi ích của việc mỉm cười, bạn không nên sử dụng các màu đen và màu xám. Thay vào đó, lựa chọn các màu sắc tươi tắn hơn như màu vàng hoặc màu cam sẽ mang lại hiệu quả. Tương tự, nếu bạn minh họa một cánh rừng vào ban đêm, sử dụng các màu như tím và xanh lam, thay vì màu xanh lá cây thông thường, chúng sẽ truyền tải sự kỳ diệu của khu rừng .

Chúng ta chọn màu sắc có vẻ theo trực giác, nhưng khi gặp các chủ đề mới lạ, việc thực hiện một số nghiên cứu sẽ an toàn hơn.

Bạn có thể làm điều này bằng cách tìm kiếm trên internet và thu thập một số hình ảnh để sử dụng làm tài liệu tham khảo.

Để giúp đưa ra quyết định màu sắc tốt hơn, chúng ta nên tự hỏi những câu hỏi sau:

  • Minh họa đang diễn ra trong ngữ cảnh nào? Nó mô tả không gian nào (đất liền hay biển)? Ở thành phố nhộn nhịp hay một vùng quê yên tĩnh?
  • Minh họa vào thời điểm nào? Ban ngày hay ban đêm? Trong những năm 60 hay 10 năm tới?
  • Làm thế nào để thiết kế hình minh họa trông giống với thế giới thực?
  • Các đối tượng chính của hình minh họa là ai? Nếu họ là người, tính cách của họ là gì? Nếu chúng là động vật hay vật vô tri vô giác, chúng ta sẽ mô tả chúng như thế nào?
  • Cảm xúc chính mà bạn muốn truyền tải thông qua minh họa này là gì?

2. Bắt đầu với bảng màu cơ bản

Khi mới bắt đầu, bạn hãy dựa vào bảng màu cơ bản trước, sau đó mới tiếp tục khám phá những sự kết hợp phức tạp hơn.

Nếu bạn là người mới bắt đầu, nên làm việc với 3 đến 4 màu vì chúng sẽ giúp bạn cảm thấy sự liên kết dễ dàng hơn. Với bảng màu cơ bản, bạn có thể nhanh chóng nhận biết được màu sắc có hoạt động tốt hay không nếu chúng kết hợp. Sau một thời gian, bạn sẽ cảm thụ được sự phù hợp khi kết hợp các màu sắc

Nên làm việc với 3 đến 4 màu vì chúng sẽ giúp bạn cảm thấy sự liên kết dễ dàng hơn.

Sau khi sử dụng 3 đên 4 màu thuần thục trong một thời gian, bạn có thể tiến thêm một bước bằng cách thử nghiệm các kết hợp màu phức tạp hơn. Bạn có thể làm điều này theo hai cách:

  • Cách đầu tiên là tăng số lượng màu trong thiết kế. Ví dụ, thay vì sử dụng 3 đến 4 màu, bạn có thể thử thách bản thân bằng cách sử dụng 8 đến 10 màu.
  • Cách thứ hai là thử nghiệm các kết hợp màu, như đỏ neon, xanh ô liu và xanh lơ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn càng thêm nhiều màu sắc, càng khó đạt được sự hài hòa trong màu sắc.

3. Độ tương phản chính là chìa khóa

Màu sắc bạn chọn có thể phù hợp với bối cảnh. Hình minh họa có thể đạt hiệu quả khi sử dụng bảng màu cơ bản hoặc đa màu sắc, tuy nhiên nếu không có độ tương phản phù hợp, người xem sẽ không xác định được vị trí và khó cảm thụ được hình minh họa của bạn. Tồi tệ hơn, nhãn cầu người xem có thể bị căng thẳng, đặc biệt là các mà sắc bạn chọn đều “đua nhau chiếm spotlight”.

Để kiểm tra độ tương phản của thiết kế, hãy thêm một layer ‘black-and-white adjustment’ vào hình minh họa của bạn trong Photoshop. Bằng cách chuyển đổi hình minh họa sang chế độ grayscale, bạn hãy tập trung vào việc điều chỉnh độ sáng và bóng tối hoặc sắc độ.

Để kiểm tra độ tương phản của thiết kế, hãy thêm một layer ‘black-and-white adjustment’ vào hình minh họa của bạn trong Photoshop.

Khi hình minh họa của bạn được chuyển đổi thành grayscale, hãy nhìn vào các yếu tố trong hình minh họa và xem liệu bạn có thể phân biệt phần này với phần khác không. Bạn sẽ biết cách cân bằng độ tương phản để các yếu tố không bị hòa trộn với màu nền.

Có ba cách khắc phục nhanh khi các chi tiết bị hòa trộn với nền:

  • Đơn giản hóa bảng màu
  • Tăng hoặc giảm độ bão hòa
  • Tăng hoặc giảm sắc độ

Mặc dù đây là công thức phù hợp với tất cả các màu, nhưng nó phụ thuộc vào các màu bạn chọn và những gì minh họa đang muốn thể hiện.

Minh họa bởi Yin Weihung 

Đừng sợ khám phá và hãy luôn thử nghiệm!

Cách hiệu quả nhất để cải thiện khả năng sử dụng màu sắc là tiếp tục khám phá và thử nghiệm. Làm việc với bảng màu cơ bản và sau đó tăng độ phức tạp bằng cách sử dụng 8 đến 10 màu. Trộn và kết hợp các kết hợp màu sắc đặc biệt, và tự rút ra kinh nghiệm những gì nên và những gì không nên. Trong quá trình sử dụng, hãy đảm bảo màu sắc của bạn phù hợp với bối cảnh cụ thể của hình minh họa. Điều chỉnh độ tương phản khi cần thiết. Sai và sửa sai. Sự khám phá sẽ đưa bạn đi xa hơn những gì bạn nghĩ!


Biên tập: Thao Lee
Nguồn: dribbble

Cùng tác giả

#Tag

color psychology color theory hướng dẫn lý thuyết màu sắc màu sắc màu sắc trong thiết kế minh họa digital sử dụng màu Thao Lee

iDesign Must-try

7 yếu tố thị giác cơ bản trong nghệ thuật và thiết kế: Màu sắc
7 yếu tố thị giác cơ bản trong nghệ thuật và thiết kế: Màu sắc
Màu sắc là yếu tố thị giác tạo ra hiệu ứng mạnh nhất tới cảm xúc của chúng ta. Chúng ta sử dụng màu sắc để tạo ra tâm trạng…
Xu hướng thiết kế web 2022: Những vũ khí mang lại trải nghiệm thú vị cho người dùng (Phần 1)
Xu hướng thiết kế web 2022: Những vũ khí mang lại trải nghiệm thú vị cho người dùng (Phần 1)
Xu hướng thiết kế website thay đổi liên tục qua từng giai đoạn cũng như từng thời kỳ. Một trang web đẹp và hiện đại ngày nay có thể trông lỗi…
Synesthetic Letters: khi con chữ được nhuộm màu trong tiềm thức
Synesthetic Letters: khi con chữ được nhuộm màu trong tiềm thức
Trong thế giới của những người mắc hội chứng Synesthesia, các giác quan thường dược liên kết chặt chẽ với nhau. Dự án Synesthetic Letters của Dasha Pears và Jane…
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 2)
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 2)
Logo dáng cao, màu candy, outline phác thảo và logo serif là những xu hướng thiết kế logo trong phần 1 dự đoán sẽ thịnh hành và được sử dụng…
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 1)
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 1)
Sau loạt bài Xu hướng thiết kế đồ họa 2022 chúng ta đã phần nào định hình được những xu hướng thiết kế sẽ thống trị vào năm 2022, thông…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Tiếp theo phần 1, trong phần 2 này hãy cùng iDesign khám phá thêm 5 xu hướng thiết kế sẽ oanh tạc vào năm 2022 nhé! Xu hướng thiết kế…