Hướng dẫn về Lean và Agile Ux dành cho Designer

Bạn hẳn đã từng nghe về những thuật ngữ “Lean” và “Agile” – hoặc là Lean User Experience (ux) và Agile Ux – được sử dụng để mô tả cách tiếp cận của một công ty hay một nhóm. Bạn chắc cũng thắc mắc sự liên quan của nó với bạn – một người thiết kế UX, và những cách tiếp cận đó sẽ ảnh hưởng tới phương thức mà bạn đang làm ra sao. Bài viết dưới đây giải quyết một số câu hỏi thường gặp về chủ đề này.


Ok, vậy Lean UX và Agile UX là gì?

Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc nói về ý nghĩa của Lean Ux và Agile Ux. Janice Fraser, một nhà thiết kế tiên phong trong ngành thiết kế trải nghiệm đã đóng góp cho thuật ngữ Lean UX. Cô đã cùng sáng lập xưởng thiết kế Adaptive Path danh tiếng và tham gia việc huấn luyện Lean Startup, cô làm sáng tỏ khái niệm này với giải thích:

“Lean Ux là việc thực hiện Ux phù hợp với một Lean Startup, và Agile Ux là việc thực hiện Ux phù hợp cho một nhóm có áp dụng Agile.”

Janice Fraser

Lean UX tập trung vào đầu ra (outcomes) hơn việc có thể chuyển giao (deliverbles), và vị trí Ux designer là những người giỏi hợp tác trong nhóm làm sản phẩm hoặc nhóm dịch vụ, đặt mục tiêu vào việc kiểm thử các giả định và phân phối thử nghiệm người dùng theo phong cách du kích, các trải nghiệm dựa trên ý tưởng sản phẩm tối thiểu (MVP – Minimum Viable Product)

Agile Ux cố gắng để kết hợp thực hiện UX với nhóm phát triển phần mềm Agile. Khi Agile trở thành một phương thức thực hiện của kỹ sư công nghệ, đã từng rất khó để kết hợp nó với Ux và Design. Có rất nhiều phản ứng trong cộng đồng UX về cách kết hợp và thực hiện. Agile Ux đặt mục tiêu đem tới cách tiếp cận tương tự với thiết kế và cải tiến các tính năng đang được xây dựng – thông qua việc kết hợp nhóm và ưu tiên những phản hồi của khách hàng.


Những người thiết kế cần biết gì khi làm việc với những cách tiếp cận trên?

Có rất nhiều công đã áp dụng Lean và Agile, mở ra những thách thức cho UX designer khi thay đổi việc sử dụng human-centered design (tạm dịch: thiết kế với người dùng làm trọng tâm) theo cách tiếp cận mới. Một số thách thức có trong cả Lean UX và Agile UX.

  • Một nhóm, một mục tiêu. Để UX kết hợp hiệu quả với Agile và Lean, cần nhìn thấy tầm quan trọng và giá trị của vai trò UX. Điều này yêu cầu một số lượng thiết kế được tổ chức tốt, cũng như việc hỗ trợ ở cấp điều hành. Ux design cần được nhìn nhận với nỗ lực đóng góp bình đẳng cho cả quy trình.
  • Cần thời gian để nghiên cứu người dùng: Phát triển phần mềm Agile tập trung vào công việc hiệu quả và sản phẩm hiệu quả, vậy nên quy trình này không tạo ra một khoảng riêng cho thiết kế hoặc nghiên cứu một cách rõ ràng. Rất nhiều nhà thiết kế đã cố gắng tìm cách tiếp cận và thích ứng với điều này, ví dụ bắt đầu từ Srpint 0 và tìm hiểu cơ bản trước khi bắt đầu phát triển. Có rất nhiều thảo luận về việc làm sao để nhóm thiết kế có thể làm việc cùng tiến độ với nhóm phát triển.
Phác thảo trên bảng là cách để cả team có chung cách tiếp cận để có cách tiếp cận tinh gọn là phần của Lean hay Agile Team.
  • Theo đúng cấp của documentation. Cả hai cách tiếp cận Lean và Agile đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng sản phẩm hơn là documentation. Với Ux Designer, những kiểu document chính xác không hề có lợi cho việc khám phá và nâng cao sản phẩm, ví như IA diagram hay là một wireframe prototypes. Một số cách tiếp cận có thể vượt qua được thách thức này bao gồm việc tập trung nhiều hơn vào những documentation gọn nhẹ, như một bản phác trên bảng trắng hoặc trên giấy.
  • Học ngôn ngữ. Như bất cứ nền tảng nào, agile và lean đều có những ngôn ngữ và phương thức riêng của chúng. Với Agile, hiểu được ý nghĩa của các từ scrum, sprints, the backlog, user stories và epics sẽ có ích cho những nhà thiết kế. Trong Lean, những từ như Assumpations, hypothesis, MVP, Pivots là một số ý tưởng cốt lõi. Chia sẻ các từ chuyên môn và có sự hiểu biết giữa các thành viên chính là xương sống của bất cứ công việc nào.

Cách tiếp cận Lean và Agile bắt nguồn từ đâu?

Bên cạnh bối cảnh đặc biệt của UX, sẽ rất tốt nếu bạn hiểu được cơ bản của Lean và Agile. Lean và Agile đều có các câu chuyện khởi đầu, và bản thân mỗi từ cũng có chút khác biệt về diễn giải. Đôi khi chúng có thể được thực hiện và kết hợp trong một số nhóm phát triển phần mềm, hoặc chúng có thể không nhất thiết phải đi đôi với nhau.

Lean có thể liên quan tới một số thứ khác – namely, lean manufacturing, lean management, lean software development, or lean startup. Trong một bối cảnh công nghệ và thiết kế, chúng ta thường nghe thấy lean software development hay lean startup.

Lean có nguồn gốc là lean manufacturing, xuất hiện từ nhà sản xuất Toyota tại Nhật bản vào cuối thập kỷ 40 và 50. Trong năm 2003, Mary và Tom Poppendieck viết một cuốn sách với tên “Lean Software Development”, đã mô tả vài ý về việc áp dụng bảy nguyên tắc của Lean manufacturing với developing software. Trong năm 2008, Eric Ries bắt đầu lên một số ý tưởng về Lean Startup, sau này được áp dụng vào lý thuyết quản lý lean với startup trong lịch sử công nghệ. Cuốn sách “Lean Startup” năm 2011 là một trong những cuốn sách bán chạy nhất trong lịch sử.

Agile thường được đề cập với Agile software development. Một phản ứng dữ dội xuất hiện những năm 1990 chống lại các kế hoạch cách tiếp cận truyền thống với phát triển phần mềm, từ những nhóm phát triển phần mềm có cách tiếp cận nhanh và gọn hơn như scrum, rõ ràng và hoàn toàn lập trình. Trong năm 2001, một nhóm 17 người lập trình phần mềm cùng gặp nhau và xuất bản “Tuyên ngôn cho Agile Software Development” dựa trên những cuộc thảo luận về cách tiếp cận nhanh gọn. Agile trở thành một thuật ngữ bắt buộc với các cách tiếp cận đó, đề cập tới cách làm việc khi xây dựng một phần mềm tập trung vào việc kết hợp, khối công việc (sprints) và sự phát triển gia tăng của một sản phẩm và gói tính năng.


Lean và Agile Software Development so sánh ra sao với những thứ khác?

Có một câu nói (Một số người cho rằng là của Laura Klein) như sau: “Lean giúp bạn xây dựng đúng sản phẩm, Agile giúp bạn xây dựng đúng cách.”

“Lean helps you build the right thing. Agile helps you build the thing right.”

Mặc dù có nhiều sắc thái với những cách tiếp cận này, cả hai đều tập trung vào việc nhóm có tinh thần hợp tác cao với mục tiêu xây dựng những sản phẩm chất lượng theo cách chia nhỏ công việc thành các phần nhỏ và thay đổi nhanh nếu có.

Cả hai phương pháp tiếp cận Lean và Agile đều nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác chặt chẽ và có tính cộng tác cao của nhóm.

Cả Lean và Agile software Development đều dựa trên một số quy tắc. Bạn có thể đọc thêm “Twelve Agile Software Development Principles” và “Seven Lean Software Development Principles,”.

“Mô hình Agile được trình bày trong “The Agile Manifesto” ủng hộ các chu trình ngắn và thường xuyên chuyển giao thông qua cái nhìn toàn diện từ đầu đến cuối. Tập trung E2E (end-to-end) là duy nhất cho Lean (hơn là Agile), thường được áp dụng như một cấu trúc tổ chức và kiểu quản lý.”

Lean thường tập trung vào việc giảm thiểu sự lãng phí và lean startup nhấn mạnh việc xây dựng vòng lặp đo lường để trả lời các câu hỏi quan trọng xung quanh khách hàng và giá trị kinh doanh thông qua xây dựng giả thuyết tập trung MVPs.


Tôi có thể học thêm ở đâu?

Cho những người thiết kế Ux làm việc chung với Agile và/hoặc Lean team, tự học về những cách tiếp cận và cách suy nghĩ của nhóm là cách quan trọng để có được sự đóng góp. Có rất nhiều sách, blog và bài viết để đào sâu. Bắt đầu với “Agile Software Development Manifesto,” sau đó lướt qua vài bài của Nielsen Norman posts on integrating UX and Agile. Những cuốn “Agile Experience Design” và “Get Agile!” sẽ giúp người thiết kế hiểu sâu hơn về một agile team. “Lean Startup” có những môt tả cơ bản để hiểu về lean mindset trong bối cảnh công ty công nghệ, cùng với nó là “Lean UX” và “The Lean Product Book” có thể bao trùm những gì một người designer cần biết.


Đóng góp có giá trị đánh bại giáo điều

Cuối cùng, bất kể phương pháp tiếp cận nào mà một nhóm đang sử dụng, mục tiêu cuối cùng của người thiết kế UX vẫn là tạo giá trị cho người dùng và giá trị kinh doanh. Là một UX designer trong team, khả năng hợp tác, linh hoạt và thích ứng sẽ tăng cơ hội thành công của bạn. Lean UX và Agile UX cung cấp mô hình tư duy cho các nhà thiết kế để tăng cường sự đóng góp của họ.

Nguồn: Adobe

Cùng tác giả

#Tag

user experience ux design ux/ui

iDesign Must-try

12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
Trước khi kết thúc năm 2022 và bước sang năm 2023 đầy hứa hẹn, hãy cùng chúng mình điểm lại 12 bài viết được các độc giả yêu thích nhất…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Thời gian là một thứ vô cùng giá trị, điều này được nhắc nhiều và không cần phải bàn cãi thêm. Nhưng có vẻ như từ “giá trị” chưa đủ…
Seniors sẽ muốn ‘hack’ quy trình làm việc
Seniors sẽ muốn ‘hack’ quy trình làm việc
“Juniors want to Skip the process. Seniors want to Hack the process.” (Tạm dịch: Juniors muốn bỏ qua quy trình. Còn Seniors muốn hack quy trình.) Trong lần gần đây…
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Có hàng nghìn meme, ảnh gif, video trên internet nói về việc thất vọng khi làm việc với Client (khách hàng). Đặc biệt hơn, nếu chúng đến từ những người…
The Visceral Emotional
The Visceral Emotional
Con người hình thành cảm xúc với một đối tượng ở ba cấp độ: visceral (nội tạng), behavioral (hành vi) và reflective (phản xạ). Visceral Emotional (Cảm xúc nội tạng)…