Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật

Trước khi các cửa hàng bách hóa và cửa hàng tiện lợi ra đời, các cửa hàng địa phương do gia đình tự quản đã phát triển mạnh trên khắp Nhật Bản. Và để quảng bá hoạt động kinh doanh của mình, các thương gia thường chi một số tiền đáng kể cho kanban – những bảng hiệu được trưng bày nổi bật bên ngoài cửa hàng để truyền đạt sự uy tín của doanh nghiệp cho khách hàng.

Cuốn sách Kaiban: Bảng hiệu truyền thống của Nhật Bản, biên soạn bởi Alan Scott Pate. Bạn có thể đọc online cuốn sách ở đây.

Đây là một loại hình nghệ thuật lâu đời hàng thế kỷ mà ngày nay ít được biết đến. Kanban là những biển quảng cáo xa xưa này rất cụ thể về mặt hàng của doanh nghiệp, chưa kể các thiết kế và thông điệp trên biển hiệu cũng được chế tác tinh tế. Các chủ cửa hàng thường ủy thác cho các nghệ nhân chuyên nghiệp gọi là kanban-shi chế tác chúng, đôi khi họ còn thuê thêm chuyên gia thư pháp để viết tên doanh nghiệp bằng những nét chữ đẹp.

Đã từng một thời kanban đại diện cho hầu hết mọi hoạt động buôn bán, được chế tác cẩn thận trước khi xuất hiện các vật liệu như kim loại sáng bóng và đèn neon dần thay thế chúng. Thật không may, vì phần lớn chúng được làm bằng gỗ và phải chịu tác động của thiên nhiên nên khả năng bảo tồn tương đối thấp.

Hai mặt trước sau của một cửa hàng bán rau củ của thế kỷ 19.
Bảng hiệu cửa hàng bút lông được mô tả trong một bức tranh in khắc gỗ.
Bức tranh một cửa hàng ở Osaka với những người thợ chế tạo các phụ kiện nội thất.

Hiện có khoảng 60 bảng hiệu về kanban đang được trưng bày tại Bảo tàng Quốc tế Mingei ở San Diego trong một cuộc triển lãm do Alan Scott Pate phụ trách. Chúng được thực hiện phần lớn vào thời Edo và Minh Trị. Vào thời điểm đó, những tấm biển này ít được coi là tác phẩm nghệ thuật, nhưng các nhà sưu tập đã bắt đầu bảo quản chúng từ cuối thế kỷ 19 Triển lãm mang đến một cơ hội hiếm có để có thể nhìn ngắm một hình thức thủ công không chỉ độc đáo mà còn được coi là lịch sử thương mại ở Nhật Bản.

“Ở Nhật Bản, đỉnh cao của văn hóa kanban nổi lên vào thời kỳ Edo (1615-1868) – thời kỳ đất nước hòa bình và có sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và văn hóa,” Pate nói với Hyperallergic. “Điều này cho phép sự phát triển mạnh mẽ của một nền văn hóa thương nhân trong đó kanban chỉ là một di sản trực quan… Các đường phố thương mại ở những thành phố lớn sẽ là một nơi chóng mặt với các bảng hiệu.”

Bảng hiệu một cửa hàng bán chỉ, cái lõi quấn chỉ được làm quá khổ và bao bọc bởi 7 màu chỉ khác nhau để tượng trưng.
Cửa hàng bán đồ gia dụng sắc nhọn được tạo kiểu đặc biệt từ tấm giấy dày đặt trong khung gỗ, có khoảng 40 loại dụng cụ cầm tay và lưỡi dao được sơn tinh xảo.

Khi chứng kiến những bảng hiệu trong viện bảo tàng, bạn sẽ khó tưởng tượng được sự điên cuồng của con phố Edo đông đúc ngày xưa. Ví dụ, một bảng hiệu bằng gỗ đơn giản quảng cáo nước tương có hình dạng một cái chai cong và thậm chí có một hình môi được chạm khắc tinh tế ở trên cùng. Một tấm ván cao khác chỉ đơn giản là một hình củ hành to tròn có khắc tên và địa chỉ của cửa hàng trên tay cầm. Các biển hiệu thường chuyển tải những chi tiết cơ bản như vậy, nhưng hình thức thông minh của chúng cũng giúp những người không biết chữ cũng có thể biết cách tìm kiếm cửa hàng ở đâu.

Bên trái là gaku-hori (người khắc chữ) và bên phải là kanban-gaki (người viết chữ). Hai bức vẽ đều của Katsushika Hokusai.

Vật liệu cho kanban thường được làm bằng gỗ, tre, giấy, vải và sắt. Mokei kanban là tên gọi kiểu bảng hiệu mô phỏng lại các sản phẩm dưới dạng mô hình 3D, như bảng hiệu bán đôi dép gỗ geta là một ví dụ. Cũng có một số bảng hiệu được viết những nét chữ vô cùng tỉ mỉ, và một số chi tiết quý giá đến nỗi chủ cửa hàng phải mang tấm biển cất trong nhà vào cuối ngày làm việc. Một thiết kế đặc biệt thông minh còn sót lại là cửa hàng kính mắt: bảng hiệu hai mặt có gọng sơn mài vàng được gắn với thấu kính tinh thể đá lồi, trong suốt. Những bề mặt lấp lánh chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của những người qua đường, chiếc khung trang nhã như một ví dụ về kỹ thuật lành nghề và hàng xa xỉ có sẵn trong đó.

Bảng hiệu một cửa hàng bán dép gỗ geta.
Bảng hiệu cửa hàng mắt kính được đầu tư với những chi tiết tinh xảo, thể hiện được uy tín và chất lượng của cửa hàng.
Bảng hiệu một cửa hàng bán lược.
Bảng hiệu cửa hàng bán tóc giả.

“Kanban đã thành công trong việc truyền tải bản sắc của cửa hàng, từ mặt hàng và sự thịnh vượng của thương nhân,” Pate nói. Theo nghĩa đó, những bảng hiệu thủ công này không khác gì những chiếc bảng hiệu neon nhấp nhảy ở phố Shibuya nổi tiếng của Tokyo ngày nay. Mặc dù đã là dĩ vãng, kanban vẫn đem lại một sức hút nhất định đến ngày nay.

Một ví dụ cho kanban ở thời hiện đại là chiếc bảng hiệu của văn phòng phẩm Itoya nằm ở quận Giza.

Biên tập: Navi Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp

Cùng tác giả

#Tag

bảng hiệu Kanban lịch sử thiết kế Navi Nguyễn nhật bản quảng cáo đồ thủ công

iDesign Must-try

Pepsi tung Print Ads thách thức Coca - Cola, khẳng định mình mới là sự kết hợp hảo hảo với rượu Rum 
Pepsi tung Print Ads thách thức Coca - Cola, khẳng định mình mới là sự kết hợp hảo hảo với rượu Rum 
Trước thềm diễn ra sự kiện National Rum Month – Tháng Rượu Rum Quốc Gia diễn ra vào tháng Tám sắp tới, Pepsi đã tung ra loạt print ads (1)…
Tất tần tật về quy trình tạo tác một chiếc mặt nạ Noh truyền thống của Nhật Bản
Tất tần tật về quy trình tạo tác một chiếc mặt nạ Noh truyền thống của Nhật Bản
Noh là loại hình nghệ thuật sân khấu sớm nhất ở Nhật Bản và vẫn được biểu diễn cho đến ngày nay. Được phát triển vào thế kỷ 14, Noh…
‘Underground Library’ - Thư viện ngầm dành cho các mọt sách tại Nhật Bản
‘Underground Library’ - Thư viện ngầm dành cho các mọt sách tại Nhật Bản
Những gò cỏ nhấp nhô ở Cánh đồng Kurkku đã ngụy trang thành một khu vực thiền định để đọc sách và nghỉ ngơi. Được khai trương vào tháng trước…
Những chiếc bánh mì phát sáng khó tin đến từ Yukiko Morita
Những chiếc bánh mì phát sáng khó tin đến từ Yukiko Morita
Nghệ sĩ người Nhật Bản đồng thời là một cựu thợ làm bánh – Yukiko Morita đã đưa tình yêu bánh mì vào công việc sáng tạo của mình bằng…
Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Vì sao lại có nhưng tấm thiệp giáng sinh kỳ quặc ra đời? Câu chuyện nào ẩn giấu sau chúng?
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Một phần hậu trường của bộ phim The French Dispatch do Wes Anderson đã diễn ra thế nào?