Kết nối với trực giác - Chìa khoá mở ra vùng sáng tạo trong tâm trí

Biết cách lắng nghe trực giác có thể mang đến tác động tích cực cho sự sáng tạo của bạn.

Tự tin và thoải mái hơn đối với bản thân sẽ mang lại những tác động đáng kể cho mọi thứ, từ việc đưa ra quyết định đến tư duy và suy nghĩ. Bạn có thể thường xuyên cảm thấy bế tắc và hoàn toàn không biết phải xử lý thế nào? Điều mơ hồ này báo hiệu sự mất liên lạc giữa trực giác và kỹ năng. Vì sự kết nối đó đóng vai trò như ‘ánh sáng’ dẫn đường trong những lúc bạn băn khoăn, cho phép bạn tự do rời khỏi vùng an toàn của bản thân. Và khi bạn tin tưởng chính mình, việc đánh giá mức độ tin cậy của người khác sẽ dễ dàng hơn nhiều. Sức mạnh nội tại có thể gợi lên sáng tạo, năng suất và liên kết tất cả các mối quan hệ cá nhân của bạn.


1. Lắng nghe ‘giọng nói bên trong tâm trí’ thường xuyên hơn

Mối quan hệ của bạn và trực giác liên kết trực tiếp với suy nghĩ và kiến thức. Muốn xây dựng bản thân mạnh mẽ cần bắt đầu từ việc tôn trọng giới hạn của bản thân.

Như Morra Aarons-Mele, một nhà tiếp thị internet và tác giả của cuốn Hiding in the Bathroom: An Introvert’s Roadmap to Getting Out There (When You’d Rather Stay Home) (Lộ trình để một người hướng nội bước ra thế giới). Cuốn sách đưa ra những lời khuyên khôn ngoan và thiết thực để giúp độc giả xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ và đạt được định nghĩa riêng về sự thành công.

“Đó không phải việc khiến bạn trở thành người thú vị nhất, mà là thú vị nhất tại căn phòng của bạn”.

Hầu hết những người tham vọng đều tin rằng, đạt đến đỉnh cao của sự thành công đồng nghĩa với việc tham gia các cuộc hội thảo, thỏa thuận và giao lưu không mệt mỏi. Điều này hoàn toàn vô nghĩa. Bản thân cô đặt ra ranh giới rõ ràng khi nhắc đến những nơi đông người như hội nghị, cô cũng hạn chế những tương tác xã hội và luôn vạch ra những thói quen để cảm thấy thoải mái nhưng cũng đầy thách thức. Lòng trắc ẩn chính là chìa khoá, hãy tử tế với chính mình nhưng cũng phải biết thời điểm thích hợp để hành động. Đối với Aarons-Mele, điều đó có nghĩa là cùng đi ăn trưa theo nhóm (mặc dù điều đó làm cô cảm thấy hơi e ngại), nhưng đêm đến cô có thể tự do thực hiện công việc mình yêu thích.


2. Tâm trí luôn cần sự thoải mái

Duncan Wardle – Trưởng phòng Sáng tạo & Đổi mới tại Disney

Duncan Wardle là một người biết-một-vài-điều về sự vui tươi, ông đã trải qua 25 năm làm việc tại Disney. Công việc của ông là lãnh đạo các đội sáng tạo và đổi mới, tạo môi trường tốt nhất cho các đội có tầm nhìn phát triển. Kinh nghiệm đã dạy cho ông giá trị của việc kết nối tới tiềm thức và tâm trí, chúng có thể mang đến những ý tưởng tốt nhất.

Vậy lời khuyên của ông ấy dành cho chúng ta là gì?

“Hãy vui vẻ khi bạn đang tìm kiếm những ý tưởng to lớn. Đối với nhiều người trong chúng ta, những ý tưởng tốt nhất thường xuất hiện khi chúng ta đi tắm, chạy bộ, đi trên tàu – nói cách khác, chúng đến ở bất cứ nơi nào ngoài nơi làm việc”.

Áp lực và căng thẳng đang kìm hãm trí tưởng tượng của chúng ta, bước ra khỏi khuôn khổ hàng ngày sẽ giúp bạn kết nối tới những ‘vùng sáng’ của sự sáng tạo.


3. Học cách quản lý thời gian

Tất cả chúng ta đều tự hiểu rõ trực giác sẽ chính xác nhất vào thời gian nào, bạn sẽ nhận biết được mình là ‘chú chim thích đón bình minh’ hay ‘cú đêm thích màn đêm tĩnh lặng’. Nhưng để làm nên điều kỳ diệu thúc đẩy ý tưởng và sự sáng tạo, bạn cần tìm ra chu kỳ và nhịp điệu cụ thể của chúng.

Tôi định nghĩa quản lý thời gian chính là quản lý năng lượng và tâm trí để đạt hiệu suất cao nhất trong mọi công việc. Nhà quản lý thời gian tốt nhất là người biết cách tinh chỉnh chu kỳ năng lượng của bản thân như: thời gian bạn có thể tập trung trước khi bị xao lãng, thời điểm bạn hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ trong ngày…”.

Julie Morgenstern – chuyên gia về năng suất và tác giả có bài viết bán chạy nhất của tờ The New York Times.

Nếu bạn khai thác được tính chu kỳ của riêng mình và nhận biết được thời điểm bạn tạo ra được sản phẩm tốt nhất, bạn sẽ nắm bắt được thành công.


4. Cân nhắc lời nói và hành động của bạn

Nicole Katz – chủ sở hữu của Paper Chase Press, một doanh nghiệp do gia đình điều hành ở Los Angeles.

Nicole Katz hiện đang là nhà điều hành của Paper Chase Press, một doanh nghiệp gia đình bắt đầu với việc cung ứng dụng cụ văn phòng và mở rộng sang in ấn thương mại, headshot và dịch vụ tùy chỉnh, là một công ty nổi tiếng trong giới nghệ thuật ở Los Angeles từ những năm 1970. Khách hàng của Paper Chase Press trải dài từ các công ty thiết kế xã hội đến Adidas và MoCA.

Tuy nhiên, những điều này không phải là kỳ tích để đưa doanh nghiệp in ấn trở nên phát triển như hiện tại, sự hồi sinh và thành công của Paper Chase Press được đánh dấu bởi tinh thần mạnh mẽ và kiên cường của chủ sở hữu thế hệ thứ hai, Nicole Katz. Với cô, nối tiếp truyền thống không phải là điều cô theo đuổi trong những tháng năm tuổi trẻ.

“Thật buồn cười, tôi đã từng nổi loạn trong quá khứ, nhưng sau đó tôi vẫn phải làm những công việc xung quanh thế giới in ấn. Việc tôi làm lớn hơn nhiều so với lời nói của tôi”

Khi nhìn nhận vấn đề, bạn sẽ hiểu rõ tiềm thức của bạn hướng bạn đi đến con đường nào. Thông thường, chúng ta sẽ nhận ra điều này khi nhìn lại các quyết định mà mình đã đưa ra, nhưng khi bạn nhận thấy giá trị hình thành nên hành động, bạn sẽ hiểu rõ bản chất của mình nằm ở đâu


5. Đặt ra những câu hỏi

Jay Acunzo – tác giả của cuốn sách Break the Wheel: Question Best Practices, Trust Your Intuition, Do Your Best Work, tin rằng “trực giác hoạt động như một công cụ vốn có để chủ động tìm kiếm khả năng của chúng ta”, nó luôn sẵn sàng để chúng ta bật chế độ “điều tra” tâm trí. Ông chia sẻ

“Chúng ta có thể kiểm soát trực giác, nếu ta thực hiện chuyển đổi cách đưa ra quyết định về công việc, chúng ta cần phải ngừng ám ảnh những câu trả lời có sẵn của mọi người và bắt đầu tự đặt cho mình những câu hỏi hay hơn”

Trực giác mang đến cho chúng ta sự rõ ràng về suy nghĩ và niềm tin từ sự hiểu biết sâu sắc bản thân và thế giới xung quanh chúng ta.


Biên tập: Thao Lee
Nguồn: 99u
Ảnh bìa: Ira Derenskaya

Cùng tác giả

#Tag

kết nối trực giác lắng nghe nội tâm nội tâm nhà sáng tạo personal growth phát triển kĩ năng psychology sáng tạo tâm lý học tâm lý học thiết kế

iDesign Must-try

Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Bài viết được thực hiện bởi Tom May, đăng tải trên Creative Boom, dịch bởi May Thế giới thiết kế đồ họa không ngừng phát triển với những xu hướng…
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Dưới bàn tay của Yuni Yoshida, các loại trái cây quen thuộc trở thành những tác phẩm nghệ thuật siêu thực và trừu tượng. Giám đốc nghệ thuật người Nhật…
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Giải thưởng Thiết kế Sản phẩm Nội thất gỗ Hoa Mai (HMA) lần thứ 20 chính thức khởi động, tổng giá trị giải thưởng lên đến 700 triệu đồng. Sáng…
Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Như bạn biết về sự hiện hữu của công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa hay lĩnh vực sáng tạo… Ở đó, các lĩnh vực được liên kết chặt…