Làm thế nào để tôi ngừng quên những gì đã học?

Tại sao bạn quên hầu hết nội dung những cuốn sách hay bài blog chỉ sau vài giờ?

Tôi đã ngồi trong quán cà phê suốt hai giờ, đọc vô số bài đăng trên blog Medium và nhận ra rằng tôi chỉ có thể nhớ lại hai đến ba ý trong những bài tôi đã đọc.

Bộ nhớ chúng ta luôn thay đổi. Tôi luôn cố gắng đọc càng nhiều sách càng tốt, nhưng hầu như tôi không thể nhớ ý tưởng/cốt truyện chính của những cuốn sách đó. Nhiều sinh viên đại học cũng có vấn đề tương tự như tôi.

Họ dành toàn bộ một học kỳ để vượt qua các môn học khác nhau và đầu tư hàng giờ vào việc đọc tài liệu, tuy nhiên chỉ sau vài giờ hoàn thành xong bài kiểm tra thì họ quên “sạch” kiến thức.


Hermann Ebbinghaus, một nhà tâm lý học người Đức, đã phát hiện ra đường cong quên lãng – khái niệm đưa ra giả thuyết về sự suy giảm khả năng lưu giữ trí nhớ theo thời gian.

Đường cong lãng quên đạt cực đại trong ngày đầu tiên, vì vậy nếu bạn không xem lại những gì bạn đã học, bạn có khả năng quên hầu hết các tài liệu và bộ nhớ của bạn về dữ liệu đó sẽ tiếp tục giảm trong những ngày tiếp theo, cuối cùng bộ não chỉ để lại cho bạn một mẩu thông tin.

Bài viết Tại sao chúng ta quên hầu hết các cuốn sách chúng ta đọc đã nói về việc sử dụng Internet thường xuyên ảnh hưởng bất lợi đến trí nhớ của chúng ta như thế nào.

Jared Horvath, một nhà nghiên cứu tại Đại học Melbourne nói rằng thông tin chúng ta nạp mỗi ngày và cách giải trí đã thay đổi những ký ức mà chúng ta coi trọng – và đó là lý do tại sao bạn không thể nhớ cốt truyện của bộ phim bạn đã xem khoảng sáu tháng trước.

Trong thời đại internet, việc nhớ lại hay còn gọi là khả năng gọi thông tin một cách tự nhiên trong bộ nhớ đã trở nên hạn chế hơn. Nó chỉ hoạt động cho những chuyện vặt vãnh như ghi nhớ danh sách việc cần làm, nhưng việc yêu cầu não nhớ lại mới thật sự quan trọng, Horvath nói “Sau khi bạn biết thông tin đó từ đâu và làm thế nào để truy cập, thì việc phải nhớ lại cũng không thật sự cần thiết.”

Chúng ta xem internet như một ổ cứng cho những ký ức. Chúng ta biết rằng nếu cần một thông tin, chỉ cần mở máy tính xách tay và tìm kiếm nó ngay lập tức.

Việc học đúng thời điểm đang ngày càng trở nên phổ biến vì việc tìm kiếm thông tin mà bạn cần ngay lập tức sẽ hiệu quả hơn lưu trữ thông tin cho tương lai. Kiến thức uyên sâu không còn giá trị – những thông tin mấu chốt, nhanh chóng và thiết thực sẽ hiệu quả hơn trong việc hoàn thành công việc.

Bởi vì có một bộ nhớ bên ngoài, nên chúng ta ít nỗ lực hơn trong việc ghi nhớ và chỉ cần hiểu đầy đủ các khái niệm và ý tưởng đã học được.

Nghiên cứu chỉ ra rằng internet có chức năng như một loại bộ nhớ ngoài. “Khi mọi người quá phụ thuộc vào việc truy cập internet, họ có tỷ lệ ghi nhớ thông tin thấp hơn”. Nhưng ngay cả trước khi internet xuất hiện, các sản phẩm giải trí đã phục vụ như những ký ức bên ngoài. Bạn không cần phải nhớ trích dẫn từ một cuốn sách nếu bạn biết cách tìm nó. Khi có băng video, bạn có thể xem lại một bộ phim hoặc chương trình truyền hình khá dễ dàng. Có nghĩa rằng nếu não bạn không tiếp nhận và tư duy, thì thông tin sẽ bị mất mãi mãi.

Chúng ta cũng có xu hướng xem nhiều hơn với sự gia tăng của phương tiện truyền thông. Bạn đã bao giờ ở nhà vào một tối thứ bảy và say sưa xem toàn bộ các tập chương trình yêu thích? Bạn có thể nhớ lại câu chuyện cho mỗi tập phim không? Bạn có thể nhớ những xung đột và cách giải quyết trong các tập phim đó không?

Binge-watching là định nghĩa về một cách xem nhanh trong vô thức, thay vì xem từng phần một cách có ý thức. Chúng ta được khuyến khích ăn càng nhiều càng tốt, ngay cả khi thắt lưng có nguy cơ đứt do ăn quá nhiều.

Thật sự não bộ của chúng ta thường tiếp nhận nhiều hơn là ghi nhớ thông tin. Năm ngoái, Horvath và các đồng nghiệp của ông tại Đại học Melbourne đã phát hiện ra rằng những người binge-watch các chương trình truyền hình thường xem nhanh hơn nhưng cũng quên nội dung nhanh hơn nhiều so với những người xem một tập một tuần. Ngay sau khi kết thúc chương trình, những người binge-watch đã đạt điểm cao nhất trong một bài kiểm tra về nội dung, nhưng sau 140 ngày, họ đạt điểm thấp hơn so với người xem hàng tuần. Họ cũng báo cáo rằng binge-watch làm mất đi hứng thú hơn so với những người đã xem mỗi ngày hoặc mỗi tuần một lần.

Trong năm 2009, một người Mỹ trung bình gặp phải 100.000 từ mỗi ngày, ngay cả khi họ không đọc tất cả. Thật khó để tưởng tượng số chữ này tăng bao nhiêu trong ít nhất chín năm. Trong Binge-Reading Disorder, một bài báo của tờ Morning News, Nikkitha Bakshani đã phân tích ý nghĩa của thống kê này. “Đọc sách là một từ mang nhiều sắc thái”, cô viết, nhưng loại đọc phổ biến nhất có thể được ví như ‘sự tiêu dùng’: nguồn chúng ta đọc, đặc biệt là trên internet, chỉ đơn thuần để thu thập thông tin. Thông tin không có cơ hội trở thành kiến ​​thức trừ khi nó lưu vào não. Hoặc như Horvath đã nói: “Đầu tiên là bạn cười trong vô thức và sau đó là tiếng cười phát ra có ý thức”. Cũng giống như bạn học bất cứ điều gì. Đó là một cảm giác trải nghiệm nhất thời và bạn chỉ có cảm giác như đã học được điều gì đó.

Chúng ta thực sự không đọc sách để học hỏi. Chúng ta chỉ cảm thấy như đang học một cái gì đó bằng cách đọc và nhận ra các từ ngữ trên màn hình. Thông tin chưa phải là kiến ​​thức, nhưng chúng ta bị lừa khi tin rằng nội dung đã được chuyển vào não của chúng ta và sẽ ở đó mãi mãi.


Vậy làm thế nào để thực sự giữ lại những thứ chúng ta đã học?

Bạn cần cho bản thân thời gian để nghiền ngẫm những thứ bạn đã học được.

Bài học từ nghiên cứu về binge-watching cho thấy nếu bạn muốn nhớ những thứ đã xem và đọc, hãy xem xét đến không gian học. Tôi từng bị kích thích bởi một giáo trình của lớp tiếng Anh khi còn học ở trường, chúng chỉ cho chúng tôi cách đọc ba chương một tuần. Ký ức được củng cố khi bạn nhớ lại chúng nhiều hơn, Horvath nói.

Khi trên máy bay, nếu bạn chỉ đọc một đoạn trong cuốn sách, bạn chỉ có thể giữ câu chuyện trong trí nhớ suốt thời gian đó và bạn chưa từng thực sự ghi nhớ nó.

Luôn xem lại những mẩu thông tin mà bạn muốn lưu giữ cho mình. Tôi thấy rằng, khi học được điều gì đó thú vị, tôi sẽ viết về nó, điều đó giúp tôi có thể nhớ lại thông tin dễ dàng hơn so với việc cố gắng nhớ lại những điều tôi đã học một lần trong một cuốn sách hoặc bài báo ở đâu đó.

Sana nói rằng khi chúng ta đọc, có một cảm giác sai lầm “về sự trôi chảy”. Thông tin đang tiếp nhận vào, chúng ta hiểu nó, có vẻ như nó đang tự đối chiếu trơn tru thành một chất kết dính lưu trên bộ não của chúng ta. “Tuy nhiên, nó thực sự không lưu vào trừ khi bạn nỗ lực và tập trung đặt ra một số chiến lược nhất định để ghi nhớ.”

Mọi người có thể học, hoặc đọc một cái gì đó về công việc, nhưng khó có thể ghi nhớ nếu bạn không ghi chép lại chúng. “Bạn có thể thấy và nghe, nhưng nó không có nghĩa bạn chú ý và lắng nghe,” Sana nói: “Tôi nghĩ phần lớn thời gian chúng ta đều như thế.”

Nếu bạn đang học bài để kiểm tra hoặc cố gắng học một công thức/khái niệm phức tạp, hãy ôn tập lại. Mỗi lần xem lại là bạn đang củng cố ý tưởng và nội dung vào trí nhớ dài hạn của mình.

Dành cho bản thân một vài giờ và cố gắng tự nhớ lại kiến thức mà không cần nhìn vào tài liệu. Nếu bạn cảm thấy bế tắc, hãy đọc lại công thức/khái niệm và cố gắng nhớ lại một vài giờ sau đó. Bạn càng thực hành điều này, bạn càng có khả năng lưu bộ nhớ và nhớ lại nó trong tương lai.

Scott H. Young là một blogger, anh đã thử thách bản thân để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Cách học nào là tốt nhất? Anh tin rằng học tập là chìa khóa để sống tốt, vì thế anh đã đưa ra một giải pháp hiệu quả cho vấn đề não bộ hay quên những gì đã học.

Khi đọc sách, chúng ta không tích cực sử dụng tài liệu. Đôi mắt ta lướt qua các từ, dành phần lớn thời gian và năng lượng để nhận ra điều gì đang thực sự được nói đến trong đó.

Thật không may, hầu hết mọi người đều cố gắng nhận diện mặt chữ khi họ đọc một cuốn sách, phần lớn thời gian dành để nhận ra điều gì đang được nói đến. Hiếm khi bạn phải nhớ cụ thể một ý tưởng. Nếu bạn đang đọc một cuốn sách được viết tốt, bạn có thể không cần sử dụng hồi ức, vì các nhà văn giỏi biết rằng việc tiếp nhận rất khó khăn và vì vậy họ sẽ thường nhắc lại những điểm đã đề cập để bạn không bị nhầm lẫn.

Sau khi đọc cuốn sách, nếu đột nhiên muốn kiến ​​thức này luôn có sẵn để có thể nhớ lại, bạn có thể trò chuyện với đồng nghiệp, hỏi để kiểm tra hoặc để đưa ra quyết định, chỉ thực hành mới có thể triệu tập thông tin. Với kiểu đọc sách trước đây, không có gì lạ khi hầu hết mọi người khó có thể nhớ lại nhiều.

Tuy nhiên, không thể kỳ vọng việc nhớ được từng câu chữ và nội dung của một cuốn sách. Không ai có ký ức hoàn hảo. Nhưng nhiều người cảm thấy thất vọng vì quên nhiều phần và nội dung ngay khi đóng cuốn sách lại.

Một giải pháp được Scott Young đưa ra: Phương pháp đặt câu hỏi

Bất cứ khi nào bạn đang đọc một cái gì đó mà mình muốn nhớ, hãy ghi chú lại. Nếu không muốn ghi chú những điểm chính, bạn có thể đặt những câu hỏi.

Nếu muốn làm điều này, bạn có thể viết ra câu hỏi như, “Khác biệt giữa hai quá trình ghi nhớ khác nhau là gì?” và câu trả lời sẽ là: “Nhớ lại và nhận biết.”

Khi đọc một cuốn sách, hãy nhanh chóng lướt qua và tự kiểm tra bằng những câu hỏi bạn tạo ra từ các chương trước. Điều này giúp bộ nhớ có thể nhớ lại thông tin và dễ dàng truy cập hơn khi cần.

Thay vì ghi chú hoặc diễn dịch câu chữ của tác giả thành của riêng mình, hãy tự hỏi những câu hỏi có thể giúp thực hành nhớ lại thông tin.

Cuối mỗi chương, bạn có thể tự hỏi mình một câu hỏi tóm tắt ý chính hoặc các khái niệm quan trọng muốn ghi nhớ.

Scott Young cũng đưa ra một số lời khuyên hữu ích để việc đọc trở nên dễ dàng nhất có thể. Anh biết một số người thường sẽ đặt ra những câu hỏi khó và cố gắng tự kiểm tra từng kiến ​​thức nhỏ trong sách. Điều này làm cho việc đọc trở nên phức tạp, anh không khuyến khích người đọc tiếp tục sử dụng phương pháp này.

Đầu tiên – không nên quá phức tạp. Cố gắng nhớ lại từng chi tiết trong một cuốn sách sẽ khiến quá trình đọc tẻ nhạt đến mức có thể giết chết tình yêu đọc sách của bạn. Một câu hỏi mỗi chương có lẽ là quá đủ cho hầu hết các cuốn sách. Với những cuốn sách phổ biến, khoảng 12 câu hỏi có thể sẽ đủ để nắm bắt ý chính và luận điểm chính.

Thứ hai – lưu lại số trang của câu trả lời tham chiếu. Nếu bạn quên một điểm nào đó, bạn có thể kiểm tra lại. Biết câu trả lời cho luận điểm muốn nhớ nằm ở trang 36 sẽ cứu rỗi bạn đấy.

Thứ ba, sử dụng công nghệ đơn giản. Đối với sách giấy, tôi khuyên nên sử dụng thẻ chỉ mục. Ngoài ra, thẻ chỉ mục có thể dùng như dấu trang, giúp bạn tìm ghi chú của mình sau này. Nếu sử dụng Kindle, hãy đặt câu hỏi dưới dạng chú thích trong sách. Bạn có thể xem các chú thích sau để tự kiểm tra.


Không gian học và việc chủ động nhớ lại thông tin có thể giúp bạn ngừng quên những gì mình đã tiếp thu. Như một bài tập, tại sao bạn không bắt đầu bằng cách tự đặt cho mình một vài câu hỏi sau khi đọc xong bài viết này, chẳng hạn như:

  • Làm thế nào để nhớ nhiều hơn những gì tôi đã học?
  • Binge-watching ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ như thế nào?
  • Internet ảnh hưởng đến cách học và lưu giữ thông tin của chúng ta như thế nào?

Biên tập: Thao Lee
Nguồn: mystudentvoices
Ảnh bìa: Uran

Cùng tác giả

#Tag

cách học chia sẻ kinh nghiệm học tập learning skill personal growth phương pháp học

iDesign Must-try

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
“Những cú chạm của sự tò mò và ngây thơ” là cách mà con người muốn tận hưởng cảm giác gần gũi với ý tưởng kiệt xuất của sáng tạo.…
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Quá trình sao chép thật chất là một cách học tuyệt vời về việc kiểm soát chất lượng tác phẩm và phát triển phong cách cá nhân khi bạn có…
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Nghệ thuật luôn có một vẻ quyến rũ khó cưỡng và chỉ chờ đợi sơ hở của con người để cám dỗ sự vuốt ve của chúng ta. Bạn đang…
‘Kiến trúc có thể chữa lành’: Katie Swenson chia sẻ về loại hình kiến trúc mà cô theo đuổi
‘Kiến trúc có thể chữa lành’: Katie Swenson chia sẻ về loại hình kiến trúc mà cô theo đuổi
Katie là một nhà lãnh đạo thiết kế, nhà nghiên cứu, nhà văn và nhà giáo dục được công nhận trên toàn quốc. Trước khi gia nhập MASS vào đầu…
Bạn sáng tạo vì đâu? Như ‘Garfield’ hay ‘Calvin and Hobbes’?
Bạn sáng tạo vì đâu? Như ‘Garfield’ hay ‘Calvin and Hobbes’?
‘Garfield’ và ‘Calvin and Hobbes’ là ví dụ cho hai phương thức sáng tạo rất khác biệt, dù có chung một hình thức là comic strip (các khung truyện tranh…
4 bí kíp để tập luyện tự tin giữa muôn vàn sáng tạo
4 bí kíp để tập luyện tự tin giữa muôn vàn sáng tạo
Có thể rất khó để giữ được tự tin, thậm chí khi mọi thứ quanh ta rất thanh bình. Và thật không may thời gian gần đây mọi thứ không…