Lịch sử hấp dẫn và việc xây dựng gây tranh cãi của tháp Eiffel

Là một trong những thành phố được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới, Paris luôn được tôn vinh bởi những nét độc đáo mà thành phố tình yêu này mang lại. Ngoài tình yêu, ánh sáng, bánh croissants nổi tiếng bên cạnh đó là vẻ đẹp đặc biệt của các tòa nhà. Từ những lối vào theo trường phái Art Nouveau đầy mê hoặc đến những nhà thờ với kiến trúc Gothic trang nhã, và tất nhiên chúng ta không thể bỏ qua biểu tượng của Paris – tháp Eiffel.

Mặc dù mọi người đều biết tháp Eiffel là biểu tượng đặc trưng của Paris, tuy nhiên ít ai trong chúng ta biết về lịch sử độc đáo và sự khởi đầu gây tranh cãi của kiến trúc này. Hôm nay, hãy cùng iDesign khám phá câu chuyện đằng sau tòa tháp có một không hai đã sừng sững trong hơn 125 năm qua nhé!.

Ảnh: Walkerssk qua Pixabay

Tại sao Tháp Eiffel được xây dựng?

Eiffel et Compagnie, một công ty thuộc sở hữu của kiến ​​trúc sư và kỹ sư người Pháp Alexandre-Gustave Eiffel, đã thiết kế và xây dựng công trình này với chức năng là cổng vào cho triển lãm Exposition Universelle (1889 )

Ảnh: Bibliothèque nationale de France qua Wikimedia Commons

Được chọn lọc từ hơn 100 cổng vào khác nhau, tòa tháp đóng vai trò là lối vào cho đại triển lãm, nơi mọi người từ khắp nơi trên thế giới tụ tập về đây để trải nghiệm một trong những triển lãm lớn lúc bấy giờ, bao gồm sân khấu biểu diễn, chương trình âm nhạc cho đến các phát minh sáng tạo và phát hiện khoa học.

Ảnh: Wikimedia Commons

Thiết kế

Thiết kế cơ bản của tháp Eiffel đã được các kỹ sư Maurice Koechlin Émile Nouguier của Eiffel et Compagnie giới thiệu với Eiffel. Đó sẽ là “một cột tháp lớn được nâng đỡ bởi bốn trụ cột vững chắc, các thanh dọc liên kết với nhau bằng các giàn kim loại với khoảng cách đều đặn.”

Tính thẩm mỹ chưa từng có này được Koechlin mô tả trong một bản phác thảo đầu năm 1884:

Ảnh: Maurice Koechlin, Émile Nouguier

Eiffel đã đồng ý xây dựng theo thiết kế của họ. Ông cùng với một nhóm các kỹ sư và kiến ​​trúc sư hàng đầu — bao gồm Koechlin, Nouguier Stephen Sauvestre, những người đã thiết kế các mái vòm đặc trưng của tháp — họ đã thiết kế ra một tòa tháp ba tầng, cao 1,063 foot làm bằng sắt rèn.

Sự phản đối của công chúng bấy giờ

Tuy nhiên, trước thềm đưa tháp Eiffel vào triển lãm, một số người của công chúng đã không thích thiết kế chưa từng có của ông. Họ lo sợ rằng ranh giới giữa nghệ thuật và kỹ thuật có nguy cơ bị xóa nhòa, một nhóm phản đối bao gồm các kiến ​​trúc sư, nghệ sĩ, nhà soạn nhạc, nhà văn và những “tín đồ cuồng nhiệt vẻ đẹp hoang sơ của Paris”. Họ đã viết và nộp đơn thỉnh cầu (được đặt tên khéo léo là “Cuộc biểu tình chống lại tháp Eiffel”) vào tháng 2 năm 1887, nhưng đã quá muộn vì việc xây dựng đã bắt đầu vào tháng Giêng.

Ảnh: Wikimedia Commons

Tháp đã mở cửa cho công chúng vào tháng 5 năm 1889, vài ngày sau khi ra mắt Exposition Universelle. Vì thang máy của tháp không hoạt động cho đến cuối tháng, du khách phải đi 1.710 bậc thang để lên đến đỉnh tháp. Tuy nhiên, với thẩm mỹ hấp dẫn và vị trí thuận lợi của di tích này, hơn 30.000 người đã vui vẻ chinh phục kiến trúc tuyệt tác này mặc dù không có thang máy!

Ảnh:  Wikimedia Commons

Tháp Eiffel sau triển lãm Exposition Universelle

Ban đầu, tháp Eiffel được dự định là một công trình lắp đặt tạm thời sẽ bị phá bỏ sau 20 năm. Tuy nhiên, với hy vọng cứu vãn sự sáng tạo của mình, Eiffel đã đề xuất tháp được sử dụng như một trạm thu phát sóng vô tuyến. May mắn thay, quyết định này của ông đã thành công và tòa tháp đã trở thành một vật cố định lâu dài của Paris.

Ngày nay, tháp Eiffel là đài tưởng niệm được trả tiền tham quan nhiều nhất trên thế giới, thu hút hơn 7 triệu người tham quan mỗi năm. Công trình kiến trúc nổi tiếng này vẫn là tòa nhà cao nhất của thành phố Ánh Sáng, và tiếp tục thu hút khách du lịch cũng như người dân địa phương với hình dáng nổi bật, cao ngất trời.

Ảnh: Brodie Vissers qua Burst

Biên tập: Thao Lee
Nguồn: mymodernmet

Cùng tác giả

#Tag

Eiffel Heirstory kiến trúc Kiến trúc Pháp kiến trúc sư nghệ thuật paris Pháp tháp Eiffel

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi – một nghệ sĩ và nhà thiết kế Nisei tức là người Nhật thế hệ thứ hai (tại Mĩ và Canada) – đóng vai trò rất quan trọng…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
ELLE Fashion Show 2023: Giao lộ thời trang & Kiến trúc
ELLE Fashion Show 2023: Giao lộ thời trang & Kiến trúc
Ngày 07/12/2023 – ELLE Fashion Show 2023 chính thức công bố chủ đề GIAO LỘ THỜI TRANG & KIẾN TRÚC sẽ diễn ra vào ngày 20/12/2023 tại Dinh Độc Lập,…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…