Lịch sử typography: Humanist - Nhân văn

Mọi đối tượng, từ lĩnh vực nha khoa cho tới lĩnh vực chăm sóc thú nuôi đều có những từ chuyên môn riêng – đặc thù riêng dành cho nó.

Typography cũng không là ngoại lệ. Học các từ chuyên môn sẽ giúp chúng ta hiểu sâu và càng thêm trân trọng những gì thuộc về CHỮ.

Hôm nay chúng ta sẽ được biết thêm một trong thứ của lĩnh vực này, nó được đặt tên là "humanist – tính nhân văn". Bạn có thể đọc ở đâu đó về điều này trước đây (hoặc thậm chí là thắc mắc nó là cái quái gì vậy?).

Humanist là một thuật ngữ để phân loại các kiểu chữ. Trong những năm 1800 một hệ thống phân loại chữ được xác định, và mặc dù nhiều hệ thống khác nhau và các nhánh con của hệ thống này tồn tại, thì cơ bản chúng vẫn là:


Humanist (Nhân văn) | Old Style (Cổ điển) |

Transitional (Chuyển tiếp) | Modern (Hiện đại)

Slab Serif (Egyptian) (Chân lớn) |

Sans Serif (Không chân)


Đến cuối của loạt 6 phần này, bạn sẽ hoàn toàn khá thông suốt về về những phân loại trên; và chỉ tưởng tượng sự hào hứngbạn sẽ có khi bạn tự hào "chém gió" về chữvới bạn bè, đồng nghiệp và bất cứ ai yêu thích chữ.

Hãy nhìn vào cảm hứng từ Nhân Văn! Hãy chú ý vào cách nằm của thanh ngang (cross-bar) trong chữ "e"…

Vậy, khỏi dài dòng, chúng ta bắt đầu cuộc hành trình dẫn chúng ta từ incunabula cho tới ngày nay.

Incunabula có thể dịch là thủa sơ khai của việc phát triển bất cứ điều gì, nhưng từ này đặc biệt được dùng cho những cuốn sách được in từ trước những năm 1500 tại Châu Âu.

– A Short History of the Printed Word –

Khuôn mẫu đầu tiên cho các chữ có thể di chuyển được là Blackletter (còn được biết tới như Block, Gothic, Fraktur hay Old English), một kiểu đậm, nặng nề và vô cùng khó nhận biết – phổ biển trong thời Trung Cổ.

Rất may các loại dựa trên blackletter đã nhanh chóng được thay thế bởi những kiểu nhẹ nhàng hơn để đọc – hình thành đặc tínhNhân Văn – Humanist.

gutenberg-bible-detail-page1

Các chữ Nhân Văn (đôi khi còn được cho là Venetian) xuất hiện trong khoảng thời gian 1460 và 1470, nó được tạo nên không chỉ dựa trên những chữ viết tay gothic như textura, mà chúng còn mảnh hơn, các hình dạng cởi mở hơn đối với các chữ viết tay.Các kiểu chữ Nhân Văn có cùng khoảng thời gian với các chữ Roman.

jenson

Đặc điểm

Vậy điều gì làm nên Humanist, Humanist là gì? Nó khác biệt gì so với các kiểu khác? Đặc điểm chính của nó là gì?

1. Cross-bar (thanh nằm ngang) nghiêng ở chữ "e" thường.

2. X-height nhỏ.

3. Tương phản thấp giữa nét đậm và nhạt (có nghĩa là có sự khác biệt nhỏ về độ rộng của nét)

4. Tối màu (không phải là màu sắc theo nghĩa thông thường, mà nhìn tổng quan nó sáng hơn hay tối hơn khi in ra trên giấy). Để phân biệt rõ điều này, bạn hãy nheo mắt 1/2 và nhìn vào các chữ.

Dưới đây là một số ví dụ của mặt chữ Nhân Văn:

Jenson, Kennerley, Centaur, Stempel Schneidler, Verona, Lutetia, Jersey, Lynton.

Mặc dù ảnh hưởng của kiểu chữ Nhân Văn là to lớn, nhưng chúng không được thường xuyên nhìn thấy ngày nay. Ngoại trừ sự hồi sinh nhỏ những năm đầu thế kỷ hai mươi, nhưng sự tối màu và chiều cao nhỏ khiến chúng ít được ưa thích.

Tuy nhiên, chúng xứng đáng dành được sự chú ý của chúng ta – thậm chí cósự ngưỡng mộ của chúng ta – bởi vì chúng – trong một nghĩa nào đó – chính là ông, bà, cha, mẹ của các kiểu chữ ngày nay.

Hãy lấy bàn chải, hộ chiếu và đóng gói chúng lại vì sắp tới chúng ta sẽ tới Venice để nhìn rõ hơn "Old Style".

Và với kiến thức bạn có trong bài này hãy thử xem phông chữ nào dưới đây không phải là Nhân Văn – Humanist.

Erasmus, Times New Roman, Caslon, Cloister, Guardi, ITC Garamond

iDesign dịch từ ilovetypography

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức typography

iDesign Must-try

Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu là một kiểu chữ không chân truyền thống, lấy cảm hứng từ các biển quảng cáo viết tay của người Việt ngày xưa, do Dương Trần (Graphic & Type…
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (Lost Type) 2023 là bộ phông được thiết kế lại từ bộ phông cùng tên, do @trinhmark thực hiện năm 2018. Lạc Tự 2023 vừa được công bố…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
Trong phần cuối cùng của loạt bài về Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thiết kế tại Basel và Zurich với Siegfried Odermatt…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
Phong cách Ký tự pháp Quốc tế tiếp tục phát triển xa hơn nữa ở hai thành phố Basel và Zurich, nằm cách nhau 70 km ở miền bắc Thụy…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
Trong phần thứ hai của loạt bài về trào lưu thiết kế Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tìm hiểu những đồ hoạ mang tính khoa học…