Line art - nghệ thuật từ những đường nét


Chúng ta thường nghĩ rằng nét vẽ của nghệ sĩ là cách thuần túy nhất để xác định khả năng của họ. Khi một đường vẽ uốn lượn trên một tờ giấy hoặc vải, bạn cảm nhận được những cảm xúc mạnh mẽ mà nó phát ra. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nghệ thuật line art, hay line drawing, là một trong những yếu tố cơ bản nhất của nghệ thuật thị giác.

Trên thực tế, nét vẽ là một trong bảy yếu tố hình ảnh của nghệ thuật, cùng với hình thể, hình dạng, màu sắc, sắc độ, cấu trúc và không gian, đường vẽ là một đặc trưng của nghệ thuật. Nhưng nghệ thuật line art là gì? Lưu ý rằng đường vẽ trong nghệ thuật không chỉ đơn giản là đường di chuyển từ điểm A đến điểm B. Ở cốt lõi của nó, đường vẽ bao gồm các đường khác biệt với màu nền. Trong nghệ thuật, một dòng có thể là hai chiều hoặc ba chiều, trừu tượng, mô tả ý nghĩa hoặc ẩn ý.

Line art thường có màu đen và trắng, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Các yếu tố như đổ bóng và gradient màu thường không xuất hiện, chủ yếu để tập trung vào các tiêu điểm trên các dòng. Line drawing có thể là bản phác thảo, nhưng chúng cũng có thể là tác phẩm hoàn chỉnh. Nét vẽ này rất cơ bản trong nghệ thuật, đây là một bài tập phổ biến cho sinh viên nghệ thuật là vẽ một hình thể bằng một nét duy nhất.

Một điều quan trọng nữa là line art không đơn thuần là phác họa hay vẽ tranh. Các đường vẽ có thể được hình thành trực quan theo nhiều cách. Ví dụ, các nhà điêu khắc uốn các vật liệu thành các hình dạng khác nhau hoặc các nhiếp ảnh gia tạo ra các đường ngụ ý thông qua góc máy ảnh của họ.

Bây giờ chúng ta đã biết một chút về lý thuyết, hãy cùng iDesign đi sâu vào tìm hiểu lịch sử, những nét vẽ nổi tiếng trong lịch sử nghệ thuật line art!


Xuyên suốt lịch sử nghệ thuật, các nghệ sĩ đã tạo ra những tác phẩm có sức ảnh hưởng bằng việc sử dụng đường nét như một phương tiện biểu đạt các nguyên tắc trực quan.

Laocoon and His Sons“. Đá hoa cương. Từ năm 27 trước Công nguyên đến năm 68 sau Công nguyên. (Ảnh: Wikipedia)

Bức tượng điêu khắc cổ đại “Laocoon and His Sons” hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Vatican ở Rome, bức tượng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến nghệ thuật từ khi được tái phát hiện vào những năm 1500. Nó trở thành một điểm tham chiếu cho các nghệ sĩ thời Phục hưng, những nhà điêu khắc bấy giờ tìm cách sử dụng các đường nét mềm để gắn kết các nhân vật. Con rắn uốn lượn lướt qua ba nhân vật, kết nối họ và cân bằng thành một nhóm. Các nghệ sĩ từ thời kỳ này đã sử dụng line art ngụ ý tạo ra sự hài hòa trong điêu khắc, hội họa và vẽ.

Leonardo da Vinci. Study for the head of Leda. c. 1505-1507. (Ảnh The Drawings of Leonardo)

Leonardo da Vinci là một họa sĩ phác thảo tài năng. Bức phác thảo này của ông đã trở thành tác phẩm nghệ thuật được đánh giá cao. “Leda and the Swan” đã cho thấy ông sử dụng các đường nét chi tiết để xây dựng hình thể và kích thước.

Albrecht Dürer. Melancolia I. Engraving, 1514. (Ảnh: Wikipedia)

Một trong những thợ in nổi tiếng nhất trong lịch sử, Albrecht Dürer – một bậc thầy thực sự của line art. Ông kết hợp các đường nét với độ chính xác tuyệt đối để tạo thành các tấm, Dürer tạo ra các bản khắc họa phức tạp, phong phú có sức ảnh hưởng đối với nhiều nghệ sĩ. Ông cũng là một họa sĩ tài năng trong cả sơn dầu và màu nước, cũng như là một hoạ sĩ phác thảo hoàn hảo. Tác phẩm được giới truyền thông quan tâm nhiều nhất đó là các tác phẩm in ấn của ông.

Henri Matisse. The Dance. Tranh sơn dầu trên nên canvas. 1909. (Ảnh Wikipedia)

Trong suốt sự nghiệp của mình, Henri Matisse đã kết hợp những nét vẽ liền nhau tạo nên nhiều biểu cảm cho bức vẽ. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông – The Dance, phụ thuộc rất nhiều vào các đường viền mà ông tạo ra. Với màu sắc đậm, phẳng và đường viền nổi bật, người xem cảm nhận được sức mạnh và sự chuyển động của các vũ công thông qua nét vẽ của Matisse.

Pablo Picasso. Chân dung của Igor Stravinsky. 1920. (Ảnh WikiArt)

Trong các bản vẽ cổ điển, những nét vẽ liền nhau đã tạo nên sự nghiệp của Pablo Picasso, ông đã tạo ra vô số các bản vẽ bằng đường viền đơn giản, rõ ràng. Các nét vẽ là yếu tố duy nhất được sử dụng, nhưng ông vẫn thể hiện được sức mạnh trong tác phẩm của mình. Trong thực tế, những bản vẽ bằng đường viền đã trở thành hình ảnh mang tính biểu tượng nhất của ông.

Jackson Pollock. No. 5, 1948. Tranh sơn dầu trên ván sợi. 1948. (Ảnh Jackson-Pollock.org)

Một vị vua trong chủ nghĩa trừu tượng Jackson Pollock, ông sử dụng những dòng sơn lỏng nhỏ giọt và di chuyển linh hoạt trên các bức tranh của mình. Những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông đã được tạo ra trong “thời kỳ nhỏ giọt” từ năm 1947 đến 1950, ông đã thay đổi thế giới nghệ thuật đương đại bằng kỹ thuật sáng tạo này.

Bridget Riley. Blaze. Screenprint. 1964.

Nghệ sĩ người Anh Bridget Riley là người tiên phong của Op art, nghệ thuật dựa trên ảo ảnh quang học. Bà quan tâm đến các hình dạng hình học và thường sử dụng các đường in đậm đã giúp tạo ra ảo ảnh thị giác thôi miên trong tác phẩm của mình.

Keith Haring. Red Hot + Dance. Album cover art. 1992. (Image via Widewalls)

Phong cách táo bạo của Keith Haring, được định hình bởi các đường viền dày màu đen và trắng hoặc những mảng màu phẳng, sáng. Phong cách này đã trở thành nét đặc trưng trong lối vẽ của hoạ sĩ này. Các bản vẽ với đường viền đậm nét của Haring vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay và luôn có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến các họa sĩ, họa sĩ minh họa và nhà thiết kế đồ họa hiện đại.


Ngày nay, line art quan trọng hơn bao giờ hết trong nghệ thuật đương đại. Từ điêu khắc đến hội họa, line art luôn hiện diện trong các tác phẩm hiện đại.

Tác phẩm của David Moreno.
“Up and down” của Bruce Pollack. Tranh sơn dầu trên vải lanh. 
“Blue Drawings” của Liliana Porter. Vẽ và cắt dán trên giấy. 2007. 
“Life Strands” của Hong Chun Zhang. Vẽ bằng than chì trên giấy. 2004.

Biên tập: Thao Lee
Nguồn: My Modern Met
Tác giả: Jessica Stewart

Cùng tác giả

#Tag

Heirstory hội hoạ Laocoon and His Sons lịch sử nghệ thuật line art nghệ thuật đường nét

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 5)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 5)
Các nhà khoa học thần kinh hiện biết rằng những gì chúng ta nhìn thấy bị ảnh hưởng rất nhiều bởi một thứ gọi là quá trình xử lý từ…
Khung cảnh đầy màu sắc với sắc thái siêu thực trong tranh của Alfie Caine
Khung cảnh đầy màu sắc với sắc thái siêu thực trong tranh của Alfie Caine
Bị thu hút đặc biệt bởi các khu dân cư ấm cúng đầy màu sắc được bao quanh bởi bầu không khí huyền ảo, Alfie Caine – một họa sĩ…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 4)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 4)
"Dù cố gắng đến đâu, Cézanne vẫn không thể thoát khỏi những diễn dịch xảo quyệt của não mình. Trong những bức tranh trừu tượng của ông, Cezanne muốn thể…
Albert Bierstadt (Phần 1)
Albert Bierstadt (Phần 1)
Trong loạt bài ba phần, chúng ta sẽ tìm hiểu về một nhân vật quan trọng của hội hoạ phong cảnh Mỹ nói chung và cả trào lưu trường phái…
Chủ nghĩa Quang chiếu / Luminism (Phần 3)
Chủ nghĩa Quang chiếu / Luminism (Phần 3)
Trong phần cuối của loạt ba bài về chủ nghĩa Quang chiếu, chúng ta tìm hiểu các tác phẩm nổi bật của phong cách này, bao gồm cả hội hoạ…
Bản phác thảo đầy bí ẩn và u sầu của Dadu Shin
Bản phác thảo đầy bí ẩn và u sầu của Dadu Shin
Dadu Shin – nghệ sĩ minh họa sống và làm việc tại Brooklyn, New York, đã sử dụng bút bi màu xanh để phác thảo nên những bức vẽ đầy…