Màu của nồng ấm và khuây khỏa

COLORSCOPE là loạt bài nghiên cứu về màu sắc của CNN, khám phá nhận thức của từng nền văn hóa riêng biệt đối với mỗi màu sắc khác nhau; đem đến những khái niệm ít người biết đến nhất về một thế giới màu sắc lộng lẫy đa góc nhìn.


Đi kèm mỗi bài viết là một video, được thực hiện bởi nhiều studio tài năng trên khắp thế giới. Mỗi video mang một phong cách diễn hoạt khác nhau là cách lý thú nhất tóm gọn những khái niệm mới mẻ về từng màu, nhưng đừng quên đọc bài viết đi kèm vì nó luôn chứa đựng những nhiều cảm hứng tuyệt vời về màu sắc – những điều có thể bạn chưa từng được biết đến trước đây.

COLORSCOPE: MÀU CAM

Nó là màu của mùa thu, của hoàng hôn rực rỡ, màu của chiếc lò sưởi ấm áp trong một mùa đông ảm đạm và là màu của loài hoa cúc vạn thọ.

Frank Sinatra gọi màu cam là màu sắc hạnh phúc nhất. Còn họa sĩ người Nga Wassily Kandinsky thì mô tả màu cam như là “màu đỏ gần gũi với nhân loại hơn bởi sắc vàng”.

Nó là một màu sắc linh thiêng trong nhiều nền tôn giáo ở phương Đông. Những tu sĩ Hindu và Phật giáo thường mặc áo choàng màu cam. Riêng với đạo Hindu, màu cam tượng trưng cho lửa và sự thuần khiết; những thứ dơ bẩn sẽ bị lửa thiêu rụi.

Khái niệm về “màu cam” xuất hiện khá trễ trong tiếng Anh. Màu cam và trái cam đi liền với nhau; và từ tiếng Anh màu cam (orange) có nguồn gốc từ trái cam (orange).

Theo Julian Yates – giáo sư Anh ngữ và nghiên cứu văn hóa vật chất tại đại học Delaware.

Trong một thời gian dài người Châu Âu không có từ nào để diễn tả màu cam, họ gọi đó là màu “vàng đỏ”.

Nóng nhất trong các màu

Màu cam được thừa nhận là màu sắc nóng nhất trong tất cả các màu, màu sắc của sự tụ tập và vui vẻ nhất. Trái cam và hoa của nó, có một lịch sử lâu đời được coi là biểu tượng của tình yêu, sự nảy nở và kết trái, theo Leatrice Eiseman – Giám đốc điều hành của viện màu sắc Pantone.

“Niềm tin này có nguồn gốc cổ xưa, nó được xem như màu sắc phản chiếu của tình yêu, của trời và đất. Những thánh nữ Hy Lạp mặc màu cam, như Bacchus – vị thần ngoại giáo của La Mã. Nói chung, nó là một màu được gắn với vị thần duy trì hy vọng và niềm tin về sự bất tử”.

Màu cam tượng trưng cho sự bất tử nhưng những sắc tố cam nhất lại chứa độc tố tạo ra thuốc diệt chuột hiệu quả nhất.

Màu cam cũng là màu của lửa – thứ dung nham nóng chảy phun trào từ miệng núi lửa, chậm rãi thiêu trụi cây cối trong rừng. Việc phát hiện ra lửa chính là khoảnh khắc đánh dấu định nghĩa về loài người.

“Con người phát hiện cách tạo ra lửa, một nguồn sáng ấm áp và khuây khỏa, chấm dứt thời kì ăn thức ăn sống. Và màu của lửa là gì? Màu cam”, theo Sara Petitt – giảng viên khoa Tạo kiểu vải Viện Thời trang và Công nghệ New York. Pettit chỉ ra rằng màu cam là một màu đầy năng lượng. “Nó là sự kết hợp của năng lượng từ màu đỏ và hạnh phúc của màu vàng”.

Một sự phân tách giữa hiếm và phố biển

Theo Eiseman, màu cam không được phổ biến với phần lớn mọi người cho đến khi công nghệ hiện đại phát triển và thuốc nhuộm màu cam có thể chiết xuất bằng hóa học. Và mọi thứ chỉ diễn ra sau thế kỷ 20. Bởi lí do này, nó trở thành màu sắc đáng được ước ao.

“Nó được sử dụng nhiều nhất vào đầu thế kỷ 20, cho những hoạt động mang tính sân khấu hơn bất cứ mục đích gì khác. Nó là màu sắc ưa thích cho những vở kịch, vũ kịch trên sân khấu, và dùng cho việc phục trang”.

Sergei Diaghilev, người sáng lập Ballets Russes (đoàn múa ba lê nổi tiếng ra đời ở Paris năm 1909), thường sử dụng màu cam lộng lẫy trong phục trang vào đầu những năm 1900. “Đó là một đoàn múa lưu diễn khắp nơi. Không phải ai cũng có khả năng để chiêm ngưỡng những màu sắc tuyệt vời đó. Nên, một lần nữa, nó là màu sắc dành riêng cho những người rủng rỉnh tiền”.

Màu cam là biểu tượng của đất nước Hà Lan từ thời Vua William đệ tam.

Ngược lại, khi thuốc nhuộm cam trở nên phổ biến, mọi thứ liên quan đến màu cam có giá cả phải chăng hơn.

Ngày nay, màu cam được chọn bởi những đoàn thể và cho nhiều lí do khác nhau.

Wear Oragne, một liên hiệp với hơn 200 tổ chức phi chính phủ, yêu cầu về sự an toàn khi dùng súng. “Màu cam là một màu sáng, đậm và cần được nhìn thấy. Màu cam thể hiện cho những kỳ vọng của chúng ta như một thể thống nhất – kỳ vọng cho một tương lai không còn bạo lực súng ống”, theo website của Wear Orange.

Tổ chức Liên Hiệp Quốc về Bình đẳng Giới tính và Quyền lợi của Phụ nữ, hay còn được biết tới là Liên Hiệp Phụ Nữ, sử dụng màu cam làm màu chủ đạo trong chiến dịch toàn cầu nhằm chống lại và chấm dứt tình trạng bạo hành phụ nữ và các bé gái. “Màu sắc này biểu trưng cho một tương lai tươi sáng hơn, thoát khỏi nạn bạo hành bé gái và phụ nữ” – người phát ngôn của Liên Hiệp Phụ Nữ, bà Sharon Grobeisen.

Jennifer Wyatt, nhà lưu trữ tại Home Depot (công ty bán lẻ cung cấp thiết bị gia đình của Mỹ), cho biết khi các cửa hàng trang trí nhà mở ra ở Mỹ vào năm 1978, những người sáng lập muốn cửa hàng trông gần gũi và dễ tiếp cận. “Họ chọn màu cam bởi tính dễ tiếp cận, rộng rãi và cảm giác giá rẻ, bởi họ không muốn khách hàng cảm thấy bị thị uy”. Màu sắc này cũng được dùng cho các chuỗi cửa hàng DIY khác trên toàn cầu, chẳng hạn như công ty B&Q của Anh.

“Vào cuối thập niên 70, DIY (tự mình làm lấy) không giống như bây giờ, khi mà họ tự tay làm tất cả. Nên họ muốn nó trông hấp dẫn với mọi người, kích thích hoạt động này”. Các cửa hàng màu cam xuất hiện nổi bật trên những xa lộ.

Một phong cách nổi bật.

Viện Thời trang và Công nghệ của Pettit tin rằng màu cam có liên kết với sức hút nội tại. 

“Tôi không nghĩ những người rụt rè thích mặc màu cam. Bạn muốn được chú ý khi bạn chọn mặc màu cam. Nếu bạn đang buồn bã và đi tới tủ đồ của mình, chắc chắn bạn sẽ không chọn một bộ đồ màu cam”.

Nó cũng được xem như màu chuyển tiếp vì nó liên quan đến sự thay đổi các mùa. Nhà tâm lý học thời trang và blogger Shakaila Forbes-Bell cho biết màu cam đang nhận được nhiều sự quan tâm trong những năm gần đây.

“Chúng tôi thấy màu cam an toàn, nó được sử dụng trên và dưới các sàn diễn catwalk xuân hè 2018, đặc biệt trong các show ở New York như Tom Ford, Calvin Klein và Rihanna’s Fenty Puma”.

Forbes-Bell cho biết cô không ngạc nhiên khi thấy màu cam được hồi sinh.

“Ngày nay, chúng ta thấy sự hồi sinh của những màu sắc đậm đà”.

Vào những năm 1990 khi máy tính trở nên phổ biến, thế giới Phương Tây được tiếp cận đến cách mà những nền văn hóa khác sử dụng màu sắc. Mọi người được thấy màu cam sử dụng theo cách mà họ chưa từng thấy trước đó. Thật kỳ lạ, những loại gia vị màu cam từ khắp nơi trên thế giới trở nên phổ biến trong bếp. Đèn neon cam xuất hiện trong làng thời trang và nghệ thuật đường phố. Việc trang điểm cho những người có nước da ngâm trở nên phổ biến với việc sử dụng tông da cam. Thậm chí chương trình tivi cho trẻ em như “Rugrats” cũng thường dùng màu cam.

Với những sự tiếp xúc mới mẻ này, màu cam ngày càng được đánh giá cao hơn so với trước đây.

“Những nhà thiết kế như Hermes hay Versace chấp nhận màu cam, và giờ mọi người, không chỉ ở Mỹ mà trên toàn thế giới, có thể thấy màu cam năng động đến mức nào, nó giúp nâng cao nhận thức của người dùng”.

Màu cam là một màu đầy thời trang và luôn hợp thời trong nhiều năm qua.

Eisman cho rằng khi những nhà thiết kế hàng đầu giới thiệu một màu nào đó, tức là có rất nhiều khát khao mà nó đem đến. Người ta có thể không mua được một chiếc khăn Hermes, nhưng họ sẽ kiếm một cái tương tự cùng màu sắc với giá thành rẻ hơn.

Kể từ giữa thập niên 90, màu cam đã phát triển nhiều hơn chỉ là một màu ưa thích, và mỗi năm, ta vẫn thấy nó nằm trong bảng màu.

“Với xu hướng màu sắc thay đổi, có những màu trở thành ưa thích trong vài năm, và rồi chúng lùi ra sau màn nhung. Nhưng điều đó không xảy ra với màu cam, nó vẫn nằm đó”.

Video Credits

Viết và dẫn chuyện: Dr. James Fox
Sản xuất: Sarah-Grace Mankarious

Studio thực hiện: Nexus Studios
Director: Emmanuelle Walker 
Producer: Greet Kallikorm 
Production Assistant: Islay Leefe-Griffiths
Executive Producer: Chris O’Reilly, Charlotte Bavasso
Production Company: Nexus Studios
Studio Lead: Elliott Kajdan
Art Direction: Emmanuelle Walker
Animators: Claudio Salas, Emanuele Romano, Pierre Rutz, Emmanuelle Walker
Motion Graphics: Elliott Kajdan, Abel Kohen, Emmanuelle Walker
Sound Design: John Black
Music: Giacomo Smith

Nguồn: CNN COLORSCOPE

Cùng tác giả

#Tag

color theory colorscope lý thuyết màu sắc màu cam màu sắc

iDesign Must-try

7 yếu tố thị giác cơ bản trong nghệ thuật và thiết kế: Màu sắc
7 yếu tố thị giác cơ bản trong nghệ thuật và thiết kế: Màu sắc
Màu sắc là yếu tố thị giác tạo ra hiệu ứng mạnh nhất tới cảm xúc của chúng ta. Chúng ta sử dụng màu sắc để tạo ra tâm trạng…
Synesthetic Letters: khi con chữ được nhuộm màu trong tiềm thức
Synesthetic Letters: khi con chữ được nhuộm màu trong tiềm thức
Trong thế giới của những người mắc hội chứng Synesthesia, các giác quan thường dược liên kết chặt chẽ với nhau. Dự án Synesthetic Letters của Dasha Pears và Jane…
5 xu hướng màu sắc liên quan đến bối cảnh xã hội cho năm 2021
5 xu hướng màu sắc liên quan đến bối cảnh xã hội cho năm 2021
Chúng tôi dự đoán các bảng màu sẽ trở nên phổ biến với thế giới sáng tạo trong vòng 12 tháng sắp tới
8 xu hướng màu sắc sẽ ‘thống trị’ thế giới năm 2021
8 xu hướng màu sắc sẽ ‘thống trị’ thế giới năm 2021
Những gam màu của năm 2021 thiên về sự tươi trẻ, trung lập, gần với màu tự nhiên.
Từ A - Z các thuật ngữ nghệ thuật có thể bạn chưa tỏ tường (phần 6)
Từ A - Z các thuật ngữ nghệ thuật có thể bạn chưa tỏ tường (phần 6)
iDesign xin giới thiệu với bạn đọc một số thuật ngữ (theo thứ tự từ A-Z) có thể bạn đã nghe qua nhưng chưa thật sự hiểu rõ, từ đó…
/sáng tạo lạ/ Nghề thiết kế bánh: Bạn sẽ là một chiếc bánh như thế nào khi được Lauren Ko nhào nặn?
/sáng tạo lạ/ Nghề thiết kế bánh: Bạn sẽ là một chiếc bánh như thế nào khi được Lauren Ko nhào nặn?
Khi tự giới thiệu mình là một nhà thiết kế bánh, Lauren Ko thường nhận cái nhìn khó hiểu từ người đối diện, cho đến khi cô mở trang Instagram…