Mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Khoa học - (Phần 3)

Những đặc thù của nghệ thuật công nghệ sinh học

Bài nghiên cứu sẽ được chia là 6 phần đăng tải:
– Phần 1: Tóm tắt nghiên cứu và Giới thiệu chủ đề
– Phần 2: Những sự hợp tác đầu tiên giữa các nghệ sĩ và các nhà khoa học
– Phần 3: Sản xuất và triển lãm các tác phẩm công nghệ sinh học: vai trò của môi trường (1)
– Phần 4: Sản xuất và triển lãm các tác phẩm công nghệ sinh học: vai trò của môi trường (2)
– Phần 5: Định nghĩa về các thực hành có tính ranh giới
– Phần 6: Kết luận nghiên cứu và Giới thiệu tác giả

Phần 3: Sản xuất và triển lãm các tác phẩm công nghệ sinh học: vai trò của môi trường (1)

Sau những sáng kiến ​​đầu tiên này, chủ yếu đến từ Mỹ, sự phân hóa bộ môn không hề chấm dứt, mà các lĩnh vực khoa học do các nghệ sĩ đầu tư lại ngày càng mở rộng. Từ những năm 1990, một số nghệ sĩ bắt đầu khám phá mối liên hệ giữa nghệ thuật và công nghệ sinh học, chẳng hạn như Jun Takita. Từng là sinh viên của Piotr Kowalski tại Đại học Mỹ Thuật Quốc gia Paris, Jun Takita từ khi bắt đầu làm việc với công nghệ sinh học đã nhận thức được tầm quan trọng về việc nắm vững dự án của mình cả về mặt khái niệm và kỹ thuật.Ánh sáng, chỉ mình Ánh sáng (Light, Only Light, 2003-2010) là một tác phẩm điêu khắc, một bản sao chính xác bộ não của người nghệ sĩ, được làm bằng nhựa resin từ một loạt các hình ảnh chụp bằng cộng hưởng từ. Vật thể ba chiều được bao phủ bởi một lớp bọt làm từ tảo biến đổi gen. Chóp của bộ não phát sáng trong bóng tối khi lớp bọt được phun dung dịch có nguồn gốc enzyme là luciferin.

Lớp bọt được điều chỉnh về bộ gen, hay còn gọi là biến đổi gen. Loại tảo này ban đầu chỉ tồn tại ở quy mô đĩa Petri, và khi phát quang thì không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Do đó, nghệ sĩ đã phải thuyết phục nhiều nhà nghiên cứu khác nhau để tạo ra một loại bọt có khả năng che phủ kích thước của hộp sọ và làm cho sự phát quang có thể nhìn thấy bằng mắt. Sau khi có được thông tin từ các chuyên gia về loài tảo này, ông đã tạo ra phiên bản đầu tiên của tác phẩm, nhờ sự hợp tác với Trung tâm của Viện Nghiên cứu Nông học Quốc gia (INRA) tại Versailles. Theo yêu cầu của nghệ sĩ, một giáo sư từ Đại học Nagoya đã đồng ý gửi một mẫu tảo biến đổi gen tới phòng thí nghiệm này. Việc thiếu sự thống nhất giữa luật pháp châu Âu và luật pháp quốc tế liên quan đến các tác phẩm nghệ thuật sinh học và chuyển gen buộc nghệ sĩ phải làm lại tác phẩm của mình mọi lúc, vì ông không thể vận chuyển nó.

Tác phẩm Light, Only Light (Tạm dịch: Ánh sáng, chỉ mình Ánh sáng),
Jun Takita, 2003-2010

Nghệ sĩ sau đó đã làm việc với các nhà nghiên cứu từ Leeds và Freiburg, những người đã cho phép ông cải thiện lớp bọt và làm tăng sự phát triển cũng như khả năng phát quang sinh học của nó. Trước đây, lớp bọt tảo chỉ có thể được nhìn thấy trên màn hình sau khi được máy ảnh chụp lại. Phiên bản mới cho phép ánh phát quang sinh học được tiếp nhận bằng mắt thường chỉ sau vài phút. Những sự hợp tác này đã giúp cải thiện lớp bọt, như tại các buổi triển lãm Sk-Interfaces diễn ra liên tiếp tại Liverpool vào năm 2008, sau đó là tại Luxembourg vào năm 2009. Mỗi cuộc triển lãm của tác phẩm này sau đó thu hút một quá trình sản xuất mới do đặc thù của việc sử dụng chất liệu sống và nhạy cảm với môi trường.

Bằng cách tương tự, tác phẩm Rồi con ngựa sống trong tôi (Que le cheval vive en moi, 2006-2011) của nhóm Art Orienté Objet đòi hỏi nhiều năm chuẩn bị. Kể từ năm 2006, nhóm nghệ sĩ người Pháp này, trong đó có Benoît Mangin và Marion Laval-Jeantet, đã cố gắng hợp tác với một số phòng thí nghiệm, với mục đích xin phép cho việc truyền máu ngựa lên người Marion Laval-Jeantet. Cô đã bị mẫn cảm với một số kháng thể của ngựa trong quá trình làm cho máu của cô tương thích với máu ngựa. Cụ thể hơn, vấn đề liên quan đến việc tiêm một số yếu tố của máu ngựa, khi tác động của việc truyền máu ngựa lên con người vẫn chưa được biết đến. Sau khi tiêm, kháng thể động vật sẽ gửi các tín hiệu mãnh liệt khiến cơ thể con người, vốn không quen thuộc với máu động vật, sẽ phản ứng mạnh, đặc biệt là do chứng tăng động và căng thẳng nặng. Việc tiêm máu ngựa đã được thực hiện lên Marion Laval-Jeantet, trong một buổi biểu diễn vào tháng 2 năm 2011, tại phòng trưng bày Kapelica tại Slovenia.

Bác sĩ đang truyền máu ngựa vào cơ thể nghệ sĩ Marion Laval-Jeantet, trong quá trình thực hiện tác phẩm “Que le Cheval vive en moi” (Tạm dịch: Rồi con ngựa sống trong tôi), 2006-2011

Hình thức nghệ thuật này chính vì các lý do trên nên đã được lựa chọn để làm cho trải nghiệm thêm phần kịch tính. Để cho phép sự trao đổi tế bào giữa các loài này, một phòng thí nghiệm ở Thụy Sĩ đã tiếp đón nghệ sĩ trong một thời gian, với tư cách là một nhà nghiên cứu về thần kinh-tâm lý-nội tiết: “Điều khó khăn là phòng thí nghiệm không được mở cửa để chuyên dùng cho quá trình hợp tác nghệ thuật và khoa học. Do đó, với tư cách là một nhà nghiên cứu, tôi mới được lưu trú lại. Nhưng cần hiểu rằng các phòng thí nghiệm này phải chịu nhiều ràng buộc: đó là phòng thí nghiệm tư nhân có nguồn lực hạn chế dành cho nghiên cứu, và vì thế thậm chí nguồn nhân lực sẽ hạn chế nhiều hơn đối với các sáng kiến ​​được coi là miễn phí, công nghệ được sử dụng là công nghệ dễ có khả năng bị theo dõi và sao chép nhất, và cuối cùng là, chúng không được công nhận là có hệ thống về mặt pháp lý như một phương tiện y tế. Do đó có thể hiểu rằng phòng thí nghiệm không muốn tổ chức một dự án “nghệ thuật” như dự án của chúng tôi. Các dự án vốn có thể gây chú ý đến các hệ thống trị liệu thử nghiệm, bị tranh chấp bởi các quy tắc của cộng đồng chung Châu Âu.” […] “Mặt khác, phòng thí nghiệm quan tâm đến sự đóng góp về mặt thực nghiệm và tri thức, mà một nhà nghiên cứu toàn thời gian đã đề xuất… Xung quanh dự án này, chúng tôi cũng đã làm việc với một phòng thí nghiệm miễn dịch học tại Poitiers, và một phòng thí nghiệm khác tại Ljubljana, nơi mà họ hiểu rõ hoàn toàn về ý định nghệ thuật của chúng tôi.” (Laval-Jeantet 2010, s/p)

Video giới thiệu về tác phẩm “Que le Cheval vive en moi“, thực hiện bởi Fundación Telefónica, mô tả trong Mario Laval-Jeannet và Benoît Mangin khi thực hiện thí nghiệm liên quan đến việc áp dụng các kỹ thuật lâm sàng lên cơ thể nghệ sĩ để giúp bộc lộ bản chất của giao tiếp giữa các loài.

Khó khăn nằm ở việc, tác phẩm là một thí nghiệm sinh học gây tranh cãi và có khả năng gây nguy hiểm cho cơ thể con người: “Tôi nghĩ rằng cần phải nhận thức được một hiện tượng cụ thể ở đây, tác phẩm ‘Rồi con ngựa sống trong tôi‘ (Que le cheval vive en moi) là một tác phẩm mang tính xâm phạm, nó liên quan đến một mối nguy hiểm nhất định, hỗ trợ cho tác phẩm này, sẽ tương đương với việc tự đẩy mình vào các thủ tục pháp lý có thể xảy ra…” (Laval-Jeantet 2010, s/p)

Đây là một công trình lâu dài trong đó Marion Laval-Jeantet đã chịu hoàn toàn trách nhiệm về sức khỏe của mình. Dù dự án này đặt ra các câu hỏi về đạo đức và pháp lý, các nhà nghiên cứu khác nhau vẫn đều đã đồng ý tham gia. Cuối cùng, sự kiện đã được công chúng xem trực tiếp chỉ một lần duy nhất, trong buổi biểu diễn vào năm 2011. Tuy nhiên một bộ phim tài liệu đã ghi lại buổi biểu diễn, và từ đó về sau, cho phép giới thiệu lại các bước của buổi diễn. Việc lựa chọn buổi biểu diễn cho thấy rõ khía cạnh phù du được tạo ra bởi việc sử dụng chất liệu sống, cũng như khó khăn trong việc tái tạo những trải nghiệm-sáng tạo này.

(Còn tiếp)

Tổng hợp và biên tập | Ảnh bìa: Artplas
Nguồn: Liaisons entre art et science : les spécificités de l’art biotechnologique, Camille Prunet

Cùng tác giả

#Tag

Artplas khoa học nghệ thuật Nghệ thuật và khoa học Series Nghệ thuật và ?

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Paul Cézanne - Quá trình của Sự thấy (Phần 6)
Paul Cézanne - Quá trình của Sự thấy (Phần 6)
Đó là năm 1858. Cezanne mới mười tám. Người bạn thân nhất của cậu, Emile Zola, vừa rời đi Paris, bỏ cậu ở lại Aix-en-Provence.