Mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Khoa học - (Phần 6)

Những đặc thù của nghệ thuật công nghệ sinh học

Bài nghiên cứu gồm 6 phần đăng tải:
– Phần 1: Tóm tắt nghiên cứu và Giới thiệu chủ đề
– Phần 2: Những sự hợp tác đầu tiên giữa các nghệ sĩ và các nhà khoa học
– Phần 3: Sản xuất và triển lãm các tác phẩm công nghệ sinh học: vai trò của môi trường (1)
– Phần 4: Sản xuất và triển lãm các tác phẩm công nghệ sinh học: vai trò của môi trường (2)
– Phần 5: Định nghĩa về các thực hành có tính ranh giới
– Phần 6: Kết luận nghiên cứu và Giới thiệu tác giả

Phần 6: Kết luận nghiên cứu và Giới thiệu tác giả

Kết luận

Mối quan tâm nhen nhóm từ những năm 1960 đối với nghệ thuật và khoa học đã tạo cơ hội để phát triển các công trình lai, cũng như các ý tưởng tương tự. Những công trình này là kết quả của sự hợp tác giữa các nghệ sĩ và các nhà khoa học, với nhiều phương pháp khác nhau. Nỗ lực thực hiện tác phẩm đòi hỏi một sự thay đổi về thể chất và trí tuệ của các nghệ sĩ, vốn là những người đề ra việc tham gia cùng các nhà khoa học để nắm bắt kiến ​​thức, thường dưới hình thức để các chuyên gia tự thảo luận, từ đó nhằm đặt câu hỏi về “sự đại diện văn hóa”, với mục đích tạo ra hoặc sửa đổi những kiến thức này. Việc còn lại mà họ làm là kiến tạo và triển lãm những tác phẩm này. Việc phân tích ba tác phẩm của những năm 2000 cho thấy sự phức tạp trong quá trình sản xuất, từ việc hoàn thành những tác phẩm nghệ thuật công nghệ sinh học và cho đến việc triển lãm chúng.

Tác phẩm Light, Only Light (Tạm dịch: Ánh sáng, chỉ mình Ánh sáng),
Jun Takita, 2003-2010. Bản sao chính xác bộ não của nghệ sĩ, được làm bằng nhựa resin từ một loạt các hình ảnh chụp bằng cộng hưởng từ, được bao phủ bởi một lớp bọt làm từ tảo biến đổi gen

Các giải pháp mà các nghệ sĩ tìm ra đã nhấn mạnh rõ ràng sự thiếu bền vững của những tác phẩm này và tính đặc thù khi làm việc với chất liệu nghệ thuật sống. Quá trình phân tích giúp ta có thể nhận ra tầm quan trọng của chất liệu nghệ thuật, vật liệu nền của tác phẩm và phương tiện đặt câu hỏi nhận thức luận. Thông qua việc phân tích thuật ngữ chất liệu, ta có thể thấy rằng có vẻ như từ vựng chung cho hai lĩnh vực này cho phép làm sáng tỏ những khó khăn khi thực hiện tác phẩm trong sự hợp tác liên ngành giữa nghệ thuật và công nghệ.

Tác phẩm The Reincarnation of Saint Orlan (Tạm dịch: Sự tái sinh của thánh Orlan). Chuỗi tác phẩm ghi lại quá trình nghệ sĩ yêu cầu các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cho mình, dựa theo các hình tượng phụ nữ trong các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng.

Tại nơi giao thoa của nghệ thuật, cuộc sống và công nghệ, các hoạt động nghệ thuật kể trên đặt câu hỏi về sự lai tạp của các nền văn hóa và sự phức tạp ngày càng tăng về mối quan hệ giữa con người và môi trường xung quanh do những tiến bộ khoa học đặt ra. Những tác phẩm mà chúng ta đã cùng tìm hiểu phản ánh mong muốn thoát ly khỏi các phạm vi các ngành nhất định để đặt ra câu hỏi: liệu rằng cuộc sống có ý nghĩa gì, trong thời đại công nghệ sinh học ngày nay.

Thỏ Alba trong tác phẩm GFP Bunny (2000) của Eduardo Kac

Tác giả

Camille Prunet là tiến sĩ về Thẩm mỹ và Khoa học Nghệ thuật tại Đại học Paris 3 – Sorbonne Nouvelle. Bà bảo vệ luận án của mình vào tháng 6 năm 2014, với tựa đề “Sự sống trong nghệ thuật. Một câu hỏi được đặt lại do sự gia tăng của các công nghệ mới”. Bà là nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm về nghệ thuật và nước, một đơn vị nghiên cứu tại Trường Đại học Nghệ thuật & Truyền thông Caen/Cherbourg, và điều phối các hoạt động nghiên cứu tại cơ sở. Bà quan tâm đến mối liên hệ giữa nghệ thuật và khoa học, cụ thể hơn là cách khoa học ảnh hưởng đến sản xuất nghệ thuật và cách ứng xử với sinh vật (con người, động vật và thực vật).

Camille Prunet là tiến sĩ về Thẩm mỹ và Khoa học Nghệ thuật tại Đại học Paris 3 – Sorbonne Nouvelle.

Ghi chú

[1] Xem thêm về buổi phỏng vấn với E. Kac with Odile Fillion: Dự án GFP Bunny ra đời trong khuôn khổ Avignon Numérique. Công trình liên quan đến việc can thiệp vào gen của thỏ bằng cách đưa vào một chất đánh dấu vô hại – GFP – được sử dụng trong tất cả các nghiên cứu y học. Chúng tôi đã phát triển gen GFP Bunny với Giáo sư Houdebine, mà theo tôi. là một người thực sự có tầm nhìn, một tầm nhìn có vị trí rất quan trọng trong cuộc tranh luận đạo đức hiện nay. Tuy nhiên, sau được lai tạo thành công, INRA từ chối thả Alba – con thỏ là thành quả của quá trình này (Fillion 2000).

[2] Theo nhà triết học Claude Debru: Rõ ràng là nhân bản không chỉ là một hoạt động của công nghệ sinh học. Nó cũng là một “đại diện văn hóa” (Debru 2002, 40).

(Hết)

Tổng hợp và biên tập | Ảnh bìa: Artplas
Nguồn: Liaisons entre art et science : les spécificités de l’art biotechnologique, Camille Prunet

Cùng tác giả

#Tag

Artplas khoa học nghệ thuật Nghệ thuật và khoa học Series Nghệ thuật và ?

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Paul Cézanne - Quá trình của Sự thấy (Phần 6)
Paul Cézanne - Quá trình của Sự thấy (Phần 6)
Đó là năm 1858. Cezanne mới mười tám. Người bạn thân nhất của cậu, Emile Zola, vừa rời đi Paris, bỏ cậu ở lại Aix-en-Provence.