Monobloc: Từ ghế nhựa quốc dân cho đến giải pháp bền vững

Hiện thân của chủ nghĩa tiêu dùng đại chúng, những chiếc ghế Monobloc trở thành một biểu tượng của thiết kế toàn cầu nhưng đi cùng với đó là rất nhiều tranh cãi.

Có thể bạn không còn lạ lẫm gì với chiếc ghế huyền thoại này, xuất hiện ở mọi ngóc ngách từ vỉa hè đường phố cho đến không gian sinh hoạt trong gia đình hay văn phòng. Monobloc được xem là chiếc ghế dành cho mọi người.

Ra đời vào những năm 60 của thế thế kỷ trước, ghế Monobloc nhanh chóng phủ sóng trên toàn thế giới vì thiết kế tiện lợi, hợp mọi nội thất và đặc biệt chi phí sản xuất thì lại vô cùng khiêm tốn – chỉ rơi vào khoảng 3,5 đô la.

Trước khi cuộc cách mạng ngành nhựa bùng nổ, đã có rất nhiều ý tưởng về chiếc ghế đúc hàng loạt ra đời. Năm 1946, nhà thiết kế người Canada Douglas Simpson đã đưa ra một nguyên mẫu cho chiếc ghế Monobloc, tuy nhiên vì không có quy trình sản xuất phù hợp nên nó chưa tạo nên độ phổ biến và thành công.

Mẫu ghế Panton

Tất cả điều đó thay đổi vào đầu những năm 1960s với sự ra đời của chiếc ghế Panton được tạo ra bởi nhà thiết kế Verner Panton đến từ Đan Mạch. Một món đồ nội thất theo trường phái hiện đại có hình dáng chữ S đặc biệt và được xem là chiếc ghế nhựa đầu tiên. Panton đại diện cho phong cách Space Age thống trị trong thập kỷ đó, nhưng nó cũng đánh dấu cho thời kỳ mà các phương pháp sản xuất cấp tiến hơn, bước đệm để dẫn đến thành công cho Monobloc.

Monobloc ra đời

Với bốn chân, mặt ngồi hơi dốc, tựa lưng có thanh trượt hoặc hoa văn và có tay vịn, rõ ràng vẻ ngoài của chiếc ghế này mang đến cảm giác thân thiện và tiện lợi hơn. Một phần tạo nên thiết kế ấy đến từ cách thức nó được sản xuất. Tên gọi này xuất phát từ mono‘một’bloc‘khối’, đơn giản là vật thể này được đúc thành một mảnh duy nhất sử dụng công nghệ ép phun, một phương pháp sản xuất đã trở thành phổ biến nửa sau của thế kỷ 20.

Với sự phủ sóng vang dội khắp thế giới, doanh số tiêu thụ lên đến hàng triệu USD đặc biệt là khu vực Thái Bình Dương, đã có nhiều thiết kế ghế nhựa tiếp theo ra đời để chạy theo thành công của Monobloc. Kể từ những năm 70, các nhà thiết kế đã tiếp tục thử nghiệm các đặc tính điển hình của chiếc ghế này.

Ví dụ về sự biến đổi vô số theo thời gian có thể kể đến là các ghế Tip Ton thiết kế bởi Edward BarberJay Osgerby, với tính năng cấu trúc Rocking giúp cải thiện tư thế ngồi thoải mái hơn. Hay mẫu Grosfillex ra đời 1983 trở thành thiết kế Monobloc được ưa chuộng nhất ngay từ khi ra mắt và vẫn phổ biến cho đến ngày nay. Một sản phẩm khác có lẽ được ít biết đến là La Maria của Philippe Starck cho Kartell vào năm 1998, chiếc ghế này giúp cải thiện độ bền chắc với va chạm mạnh so với phiên bản Monobloc đại trà.

Mẫu ghế Tip Ton
Ảnh: CNN

Mang lại lợi nhuận kếch xù là vậy nhưng cuộc chạy đua với chiếc ghế quốc dân này vô tình kéo theo hệ lụy tiêu cực cho môi trường. Một nguồn ô nhiễm nhựa tích tụ lớn dần theo từng năm và điều này khiến các nhà thiết kế phải suy nghĩ lại vật liệu đa năng nhưng tiềm tàng mối nguy hiểm lâu dài. Họ bắt đầu tìm đến những giải pháp bền vững để tạo nên những chiếc Monobloc thân thiện với môi trường hơn.

Năm 2006 bộ đôi thiết kế Campana Brothers đến từ Brasil cho ra đời chiếc ghế The Café với cấu trúc dệt bằng cây liễu gai ôm lấy một chiếc ghế nhựa màu. Bên cạnh đó, trong bộ sưu tập Transplatisc của mình, anh em nhà Campana cũng tạo nên những mẫu ghế có thiết kế độc đáo, lấy cảm hứng chính vẫn là dệt liễu gai, họ tạo nên một chiếc ghế sofa cỡ lớn có bàn phụ.

Năm 2009 trong bộ sưu tập cho Artecnica, Campana đã kết hợp vật liệu tự nhiên này với lốp xe cũ để tạo nên ghế bệt với cấu trúc vô cùng độc đáo và lạ mắt.

Hay gần đây hơn, nhà thiết kế người Đức Konstant Grcic cộng tác cùng công ty nội thất Magis cũng đã tạo nên chiếc Monobloc có hình dáng hiện đại với thiết kế đặc trưng là những đường cong tròn mềm mại tạo thành hình vỏ sò, nhưng trên hết là nó sản xuất từ vật liệu bền vững. ‘Bell Chair’ sử dụng polypropylene tái chế lấy từ chất thải được sinh ra trong quá trình sản xuất đồ nội thất của Magis, với chu trình vật liệu khép kín, quá trình sản xuất ra chiếc ghế không hề gây hại đến với môi trường.

Bên cạnh đó, chiếc ghế sử dụng không quá 2,7kg nhựa – gần bằng một nửa so với những chiếc Monobloc bình thường, cùng với phương pháp ép nhựa để định hình cấu trúc thiết kế, Bell Chair giảm lãng phí năng lượng và giúp đơn giản hóa quy trình theo cách mất ít thời gian để sản xuất chiếc ghế.


Chiếc ghế vừa gây tranh cãi vừa là nguồn cảm hứng sáng tạo

Dù được đón nhận bởi phần đông người tiêu dùng và một số nhà phân tích khen ngợi là biểu tượng của sự phổ biến toàn cầu, nhưng ở một số nơi Monobloc lại là vật dụng bị ghét bỏ. Tại Thụy Sĩ, chiếc ghế này thậm chí còn trở thành vấn đề liên quan đến chính trị. Trong nhiều năm, pháp luật đã cấm đặt ghế Monobloc ở khu vực bên ngoài của nhà hàng, quán cafe vì người dân phàn nàn rằng chúng phá hủy cảnh quan thành phố.

Ở nơi nào đó Monobloc có thể bị hắt hủi nhưng riêng với Bert Loeschner, ông coi chiếc ghế này là nguồn cảm hứng sáng tạo của mình. Bằng cách sử dụng nhiệt cao, Loeschner biến chiếc ghế thành những tác phẩm điêu khắc với hình dạng hóm hỉnh, mang lại sức sống mới cho thiết kế quen thuộc và là góc nhìn của ông về vấn đề plastic đang tác động từng ngày đến môi trường sống hiện tại.

Biên tập: Hoàng

Cùng tác giả

#Tag

ghế nhựa Hoàng Monobloc nhựa tái chế Plastic vật liệu bền vững

iDesign Must-try

Họa sĩ minh họa Lổn Nương: ‘Người cầm tinh tuổi hổ luôn mạnh mẽ, vang dội và giàu tình cảm’
Họa sĩ minh họa Lổn Nương: ‘Người cầm tinh tuổi hổ luôn mạnh mẽ, vang dội và giàu tình cảm’
“Mình sẽ luôn chọn tết cổ truyền, bởi môi trường sống và các giá trị mình được truyền lại từ nhỏ.” – Lời tâm tình của Lổn Nương về những…
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 1/2022
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 1/2022
Tháng đầu tiên của năm 2022 các độc giả iDesign có gì mới không nhỉ? Riêng chúng mình thì có loạt điểm tin nghệ thuật nổi bật diễn ra trên…
Trung Bảo (Fustic): ‘Hãy cứ gọi mình là người làm sáng tạo’
Trung Bảo (Fustic): ‘Hãy cứ gọi mình là người làm sáng tạo’
Bằng ngôn ngữ sáng tạo độc đáo của bản thân, Trung Bảo đang dần xóa nhoà ranh giới giữa âm nhạc và nghệ thuật thị giác, biến hai loại hình…
Bộ nhận diện Mineral Cafe - Bài toán thân thiện môi trường được xây dựng từ những giá trị bền vững
Bộ nhận diện Mineral Cafe - Bài toán thân thiện môi trường được xây dựng từ những giá trị bền vững
Tọa lạc tại Jakarta, Indonesia, Mineral Cafe là không gian cafe cung cấp các dịch vụ về thức uống và đồ ăn tự chế biến với phương châm mang đến…
Điêu khắc gia JAGO - Michelangelo của nghệ thuật đương đại
Điêu khắc gia JAGO - Michelangelo của nghệ thuật đương đại
Michelangelo được biết đến là nghệ sĩ nổi tiếng và đa tài của thế kỷ 16, ông là bậc thầy nghệ thuật với các kiệt tác điêu khắc vượt thời…
PLEXUS - Từ sợi chỉ mong manh đến nghệ thuật mê hoặc thị giác
PLEXUS - Từ sợi chỉ mong manh đến nghệ thuật mê hoặc thị giác
60 dặm tương đương gần 100 km, quãng đường đủ xa cho ta một chuyến hành trình liên tỉnh đáng nhớ. Nhưng con số đó cũng liên quan mật thiết…