Naomi Okubo: Giấu biểu cảm để ngẫm về bức tranh nhiều hơn

Trong loạt tranh ‘Wardian-Cased’ (tạm dịch ‘Nhà Cây’), nữ nghệ sĩ Nhật Bản đã minh họa một cách tinh tế những mâu thuẫn trong xã hội của chúng ta và những gì chúng ta thường tránh đối mặt. Vì sao những cô gái trong bức tranh của Naomi Okubo đều giấu đi gương mặt của mình?

Các phương tiện truyền thông xã hội và những hình ảnh mà chúng ta tiếp xúc sẽ củng cố ý thức về một chuẩn mực hành vi, xã hội và khơi dậy nỗi sợ bị đánh giá trong bản thân chúng ta. Chúng buộc chúng ta phải chấp nhận tính cách của chính mình và nhốt chúng ta trong một ‘lồng xã hội.’ Nghệ sĩ Naomi Okubo đã sáng tạo dựa trên những quan sát này và hậu quả của nó đối với môi trường xã hội và tự nhiên của chúng ta.

‘Nhà cây’, 2020.

Sinh năm 1985 tại Tokyo, Naomi Okubo được đào tạo tại Đại học Nghệ thuật Musashino, trước khi chuyển đến Brooklyn. Năm 2020, trong lòng đại dịch, cô đã quyết định trở về Nhật Bản. Loạt tranh ‘Nhà Cây’ được thực hiện vào năm 2020 đã khiến cô tiếp tục phát triển những suy nghĩ ban đầu đã định hướng cho công việc của mình.

“Chúng ta có thể thấy những mâu thuẫn của xã hội này thực sự đã có từ lâu. Nhiều người, trong đó có tôi, nhận ra cuộc sống trần tục của mình quý giá hơn nhiều so với những gì chúng ta ngưỡng mộ trước đây. Tôi tự hỏi làm thế nào chúng ta có thể nắm lấy tay nhau, đi ra khỏi xã hội lý tưởng đầy đáng ngờ và bước vào vùng hoang dã? Đây là câu hỏi mà tôi đang trăn trở’, Okubo giải thích.

Nữ nghệ sĩ Naomi Okubo.

Mắc kẹt trong ảo ảnh

Đầu tiên nữ nghệ sĩ quan tâm đến đến hình mẫu, và thái độ mà xã hội mong đợi từ một cá nhân khi còn là một thiếu niên, khi cô ấy phải đối mặt với sự phán xét của xã hội và những phức cảm cá nhân mà nó tạo ra. Do đó, những quy tắc này liên quan đến những xuất thân và hành vi xã hội mà trên thực tế được đồng hóa như thể chúng là chuẩn mực, gây tổn thương cho những người cảm thấy không thể phù hợp với khuôn khổ này.

‘Mơ trong giấc mơ’, 2020.
‘Không đi đến đâu’…, 2020

“Khi mọi người phát triển cá tính của mình, họ sử dụng ngoại hình của họ và hình ảnh từ nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Chúng thường là những hình ảnh duy tâm… Nếu tôi vẽ khuôn mặt, mọi người có thể nhận ra họ đang vui hay đang khóc – nhưng nếu tôi không vẽ khuôn mặt, thì mọi người có thể nghĩ về bức tranh nhiều hơn.”

Naomi Okubo

Bằng cách nghiền ngẫm cảm xúc của chính mình, người nghệ sĩ đã thể hiện một vũ trụ đầy ắp những loài thực vật được đưa vào con người – các cấu trúc nhân tạo – những nhân vật vô hồn. Những cô gái trẻ với phong cách lấy cảm hứng từ chính người nghệ sĩ giấu mặt, ngoảnh mặt đi, cố gắng tránh sự phán xét của người khác và luôn ở trong trạng thái ngại ngùng, đứng ngoài lề. Thế giới đẹp như mơ này tìm cách trở thành một câu chuyện ngụ ngôn về một xã hội trong đó những mâu thuẫn và đau khổ cá nhân được che giấu dưới một lớp ‘cái đẹp’.

‘Như một người không thể chịu đựng được nỗi đau khổ của chính mình. Hay giống như một sinh vật bản địa bị hút vào những ngoại cảnh’ (2020)
‘Những cô gái muốn làm bông hoa’, 2015.

“Tôi luôn quan tâm đến ngoại hình. Ý tưởng cho tác phẩm của tôi xuất phát từ mặc cảm tự ti và những trải nghiệm thời niên thiếu. Đó là khi mọi người bắt đầu suy nghĩ và lo lắng về những gì người khác nghĩ về bề ngoài của họ. Khi tôi thay đổi hình ảnh của chính mình, mọi người đã thay đổi thái độ của họ với tôi. Họ bắt đầu quan tâm đến tôi, và mối quan hệ của chúng tôi trở nên tốt đẹp hơn. Điều này khiến tôi nhận ra sức mạnh của thời trang và nỗi sợ hãi trước những ánh mắt dòm ngó chính mình.”

Trọng tâm tác phẩm của Okubo là một quy trình kỹ thuật mà cô ấy tuân theo một cách có hệ thống: ‘Mọi thứ bắt đầu từ việc thu thập hình ảnh từ nhiều phương tiện khác nhau và tạo ảnh ghép kỹ thuật số với bức chân dung tự họa của chính tôi dưới dạng bản nháp. Sau đó, tôi sử dụng một máy chiếu để theo dõi các đường nét. Mặc dù một số chỗ trông giống như vải thật hoặc bản in kỹ thuật số, nhưng chúng đều do chính tay tôi vẽ. Tôi chỉ muốn chắc chắn về phần đó. Chạm vào chất liệu tranh và vẽ mọi thứ bằng tay là quá trình để tôi trở lại thực tế ‘, nữ nghệ sĩ giải thích.

Kéo bức màn chắn

Đối với dự án Wardian-Cased, nữ nghệ sĩ đã lấy cảm hứng từ mô hình đầu tiên của một hồ cạn di động cùng tên, được phát minh bởi tiến sĩ Nathaniel Bagshaw Ward vào khoảng năm 1829. Sau khi phát hiện ra rằng cây cối trong khu vườn của ông ở quảng trường Wellclose đã bị ảnh hưởng do ô nhiễm trong cuộc cách mạng Công nghiệp, Nathaniel đã phát minh ra những nhà kính kín khí này để giúp cây dương xỉ của mình phát triển tốt hơn. Okubo đã vẽ ra sự tương đồng giữa câu chuyện này và hoàn cảnh hiện tại của cô vào một đêm mùa hè trên một mái nhà ở Brooklyn phủ đầy hoa dại, cô nhận thấy những bể nước khổng lồ ở phía chân trời.

‘Ngụy trang’, 2016.
‘Trong lồng chim’, 2021.

“Sự trùng lặp giữa hoa dại, bể nước và cảnh hoàng hôn ở Manhattan gần giống như một cảnh phim khoa học viễn tưởng và nó khiến tôi bị sốc. Đồng thời, tôi cảm thấy sự mâu thuẫn của toàn bộ thế giới mà chúng ta đang sống ‘, cô ấy mặc định.

Mặc dù ‘Wardian-Cased’ đã cho chúng ta hiểu rõ hơn về hệ sinh thái của chúng ta, nó cũng giống như xã hội của chính chúng ta, khiến chúng ta khó ‘nhìn thấy bên ngoài, nơi thực sự bị ô nhiễm nếu chúng ta ở bên trong, hít thở bầu không khí ấm áp, sạch sẽ và được bao quanh bởi các loài thực vật và bướm xinh đẹp. Chúng ta có thể dễ dàng bỏ qua những gì đang thực sự diễn ra bên ngoài, ngay cả khi chúng ta biết rằng một thế giới lý tưởng là không có thật và chúng ta có thể bị mắc kẹt bởi nó’, nghệ sĩ kết luận.

Xem thêm các tác phẩm của cô ở website.

Biên tập: Navi Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp

Cùng tác giả

#Tag

chân dung mâu thuẫn xã hội minh hoa Naomi Okubo Navi Nguyễn nghệ sĩ nhật bản phụ nữ đa phương tiện

iDesign Must-try

Thư giãn cùng bộ ba mèo con đáng yêu, tinh nghịch qua loạt tranh của NEKO OJIMEOW
Thư giãn cùng bộ ba mèo con đáng yêu, tinh nghịch qua loạt tranh của NEKO OJIMEOW
NEKO OJIMEOW là một họa sĩ tranh minh họa đến từ Đài Loan. Trên nền tông vàng pastel đặc trưng, họa sĩ đưa người xem đến với thế giới nghệ…
Những ‘căn cứ’ đầy thu hút qua loạt tranh minh họa của Akabane
Những ‘căn cứ’ đầy thu hút qua loạt tranh minh họa của Akabane
Akabane Boogie Woogie (赤羽ブギウギ) là họa sĩ tranh minh họa đến từ Nhật Bản, với bảng màu nổi bật và góc nhìn bao quát, những tác phẩm của Akabane đưa…
Tính nữ trong những tác phẩm của Quỳnh Chu
Tính nữ trong những tác phẩm của Quỳnh Chu
Quỳnh Chu là hoạ sĩ đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội. Các tác phẩm của cô hướng tới tính nữ rất nhiều. Trong đó, người phụ nữ…
Những bức tranh minh họa cắt khung đầy màu sắc và chi tiết của Hinano
Những bức tranh minh họa cắt khung đầy màu sắc và chi tiết của Hinano
Hinano (日菜乃) là họa sĩ tranh minh họa đến từ Nhật Bản, những tác phẩm của Hinano thường bao gồm nhiều khung tranh nhỏ khắc họa những chi tiết, hình…
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Yếu tố bản địa hay được giải thích dễ hiểu hơn là văn hóa tại khu vực đó – ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện thiết kế…
Minh họa sách Đồng Dao của Vườn Illustration: Cảm hứng từ tranh dân gian Đông Hồ
Minh họa sách Đồng Dao của Vườn Illustration: Cảm hứng từ tranh dân gian Đông Hồ
Tranh Đông Hồ là bộ môn nghệ thuật truyền thống phản ánh giá trị thẩm mỹ truyền thống, những triết lý xã hội và ước vọng nhân văn. Các chủ…