Những điều nên và không nên khi là một freelancer (P.1)

Tác giả: Bee Grandinetti

*Lời người dịch: Bài viết này không chỉ nói đến các freelancer (người làm việc tự do) một mình hay tại nhà mà còn đề cập đến những freelancer chia sẻ không gian (thường là các studio) với nhiều người khác và họ không nhất thiết phải làm việc liên quan. Vậy nên, studio trong bài viết có ý chỉ công ty mà các freelancer hợp tác, hoặc là môi trường họ tự chủ động làm việc.


SỰ TIN TƯỞNG

Bạn cho rằng yếu tố nào giúp gầy dựng được lòng tin của bạn đối với một nhân viên/ freelancer?

Tôi cho rằng sự tin tưởng là một trong những nguyên do quan trọng. Rõ ràng là cần có tài năng và khả năng, nhưng nếu bạn không thể tin một ai đó thì những điều kia chẳng có nghĩa lý gì.
Nó làm bạn cảm tưởng sẽ dễ dàng, như chuyện bạn có thể giao cho ai đó một công việc và tin rằng họ có thể hoàn thành và dẫn dắt nó một cách đúng đắn. Tuy nhiên nó còn dẫn đến nhiều câu hỏi khác nữa; ví dụ như về tốc độ. Nếu ai đó thẳng thắn nói rằng công việc kia họ sẽ phải cần nhiều thời gian hơn, hoặc khi đi đến cuối cùng của cuộc chạy đua nước rút, họ nói rằng ‘nó tiêu tốn thêm bấy nhiêu đây thời gian của tôi’, hay ‘tôi cần phải chú ý điều này hơn’, điều đó sẽ là một chuyện khác nữa để có được niềm tin. – Tom Judd, đồng sáng lập và giám đốc sáng tạo của Animade

Hãy đúng giờ, có tổ chức, biết lắng nghe và viết thật nhiều danh sách việc cần làm!

Hãy đúng giờ, ấn tượng đầu thường kéo dài rất lâu. Nếu bạn được giao deadline, hãy lập kế hoạch cho nó. Đừng trì hoãn khi lẽ ra công việc phải được giao ngay. Đừng chỉ vội vàng đưa bản thảo đầu tiên và duy nhất vào lúc này. Hãy xem xét lại thật kĩ và hoàn thành đúng kì hạn.

Hãy có tổ chức: Không ai muốn xử lí một file cẩu thả. Tìm hiểu các quy cách đặt tên của công ty và sử dụng nó. Đừng lười biếng khi làm việc, sắp xếp lại file khi bạn trong tiến trình thực hiện, thậm chí dù cho có ai đó nhảy vào thì họ cũng hiểu thứ bạn đang làm mà không cần phải hỏi han quá nhiều.

Lắng nghe: Đặt câu hỏi để làm rõ những gì được yêu cầu. Nếu bạn không nghĩ mình có thể hoàn thành công việc trong thời gian được giao, hãy lên tiếng về mối lo ngại đó một cách thẳng thắn. Bên cạnh đó, hãy để những người khác vào cuộc trong việc đưa ra quyết định. Nếu bạn thử điều gì đó và rồi đi theo một hướng khác, hãy lưu việc đó lại và bắt đầu một phiên bản khác. Sẽ rất hữu ích để bạn xem lại thứ gì làm nên chuyện và thứ gì không.

Đánh dấu tick: Bạn có biết cảm giác khi đặt món cho một nhóm lớn ở nhà hàng và người phục vụ không hề khi lại điều gì? Chắc chắn rồi, họ có thể có một trí nhớ siêu phàm, nhưng tại sao lại phải liều lĩnh? Nếu bạn nhận được ý kiến đóng góp hay phản hồi, viết lại để có thể kiểm tra khi bạn có những thay đổi về sau.

– Gareth O’Brien, Giám đốc sáng tạo của Buck Sydney


Hãy trung thực về công việc trên trang web của mình. Nếu bạn có một bức ảnh 3D tuyệt vời nhưng hóa ra bạn chỉ giúp đỡ trong nửa ngày và biên soạn một phần nhỏ, điều đó sẽ gây khó chịu. Các studio mặc định rằng những thứ bạn đang trình bày đã thực sự được tạo ra bởi chính bạn và sẽ bàn giao công việc phù hợp theo đó. Vì vậy, hãy thành thật với bản thân và studio về khả năng của bạn, hoặc bạn sẽ nhanh chóng không còn studio nào sẵn sàng thuê mình nữa.

Hãy thành thật về sự ước lượng thời gian. Điều này đặc biệt quan trọng với các freelancer làm việc từ xa khi nhà sản xuất không ở đó để giám sát nếu bạn tụt lại phía sau. Những người làm việc tự do thường nỗ lực để tạo ấn tượng và kết quả là có khả năng hứa hẹn một cú đúp nhanh nhạy hơn là họ thật lòng có thể đạt được. Nó khiến mọi người đều gặp rắc rối ở phút cuối và làm trì hoãn một đội ngũ lớn. Vẫn luôn tốt hơn khi bạn ít hứa hẹn và hành động nhiều.

Đừng quá sức. Thành thật mà nói, tôi không bao giờ hứng thú với những họa sĩ nhận gấp đôi các dự án và làm việc cùng lúc với hai khách hàng. Khi đó, bạn sẽ không thật sự chú tâm vào bất kì dự án nào. Nếu bạn đang làm việc đó, hãy trao đổi với studio và chắc rằng họ ổn với việc này. Nếu nhà sản xuất phát hiện ra điều này giữa chừng, họ sẽ rất khó chịu và có khả năng sẽ không tìm đến bạn lần sau. Hãy nhớ, sự nghiệp của bạn là một cuộc đua marathon chứ không phải cuộc đua chạy nước rút. Hy sinh các mối quan hệ để có được thành quả tạm thời sẽ khiến bạn tổn thương vào phút cuối.

Đừng làm một kẻ đểu giả. Đơn giản vậy thôi. Hãy đối xử tốt với những người xung quanh và họ sẽ hỗ trợ bạn cũng như sự nghiệp về sau.

– TJ Kearney, Giám đốc điều hành của Instrument


Vấn đề gây khó chịu nhất về các freelancer là khi họ không tôn trọng những người nắm quyền kiểm soát.Khi bạn có một sự ảnh hưởng đầu tiên đối với người nghệ sĩ, bạn thường dựa vào họ trong khi chờ đợi công việc được xác minh. Khi bạn chuẩn bị đặt kế hoạch và phát hiện ra là họ đã sang nơi khác mà không chấp nhận thử thách nào, đó chẳng phải là chuyện vui vẻ gì. – Solana Braun, Điều phối viên nguồn lực tại Buck


Sự tin tưởng chủ yếu được xây dựng từ thái độ. Nếu ai đó có thái độ đúng đắn, họ thường sẽ nhanh chóng được tin tưởng. Thi thoảng vấn đề này đến từ kinh nghiệm nhưng không chỉ riêng như vậy. Bạn có thể tin một cá nhân bất kì nếu họ xử lí dự án với sự chững chạc và nhiệt huyết. Làm việc với cả nhóm là cần thiết trong việc kinh doanh của chúng tôi, vậy nên tin tưởng vào mọi người là điều thiết yếu để thành công. Kết quả mĩ mãn xây dựng từ niềm tin và sự tôn trọng. – Julia Parfitt, Giám đốc điều hành của Nexus Studios


Mỗi dự án đều có một thử thách khác nhau, vậy nên càng có nhiều kinh nghiệm với đội ngũ của mình, bạn sẽ càng thấu hiểu nhiều hơn về điểm mạnh và yếu của mỗi người. Một số người hành xử không tốt khi có áp lực, một số thì dễ mất phương hướng khi dự án kéo dài, số khác lại chịu đựng tốt khi thay đổi công việc… Tất cả những điều này dễ hiểu thôi, đặc biệt khi bạn phải điều hành trong một môi trường điên cuồng của ngành quảng cáo. Nhưng hiểu được cách mọi người phản ứng với sự việc giúp ta có thể lên kế hoạch cho các dự án. Nói ngắn gọn thì lòng tin đến từ sự hiểu thấu một người, mà điều này thì đến từ việc san sẻ cùng nhau đủ lâu. – Matt Marsh, Nhà sản xuất của BlinkInk


THÁI ĐỘ

Đâu là kiểu người mà bạn muốn ở gần?

Thái độ là tất cả. Trong mắt tôi, nó thay thế tài năng 100%. Hãy nhớ rằng các studio thường là những nhóm nhỏ cùng chia sẻ một không gian mở. Mỗi thành viên của đội ngũ đều có vai trò quan trọng. Ở cạnh những người tích cực khiến bạn thấy đến nơi làm việc là điều vui vẻ.– TJ Kearney, Giám đốc điều hành của Instrument.

Tôi đánh giá cao các freelancer toàn tâm toàn ý cho một dự án. Họ không chỉ đánh dấu tick cho mỗi nhiệm vụ trong danh sách làm việc mà còn nghĩ tới công việc ở mọi khía cạnh và làm hết sức có thể trong việc cộng tác với nhân sự. Họ đầu tư vào các dự án nhiều như chính chúng tôi ở studio làm việc vậy. – Dotti Sinnott, Giám đốc điều hành của Golden Wolf.

Mỗi nhân cách là duy nhất và khi nghệ sĩ có thể là chính mình cũng như người giám đốc thật sự hiệp lực, đó là lúc tác phẩm tuyệt vời nhất được tạo ra. Một số vị giám đốc quản lí rất chặt chẽ trong khi số khác lại thích việc người nghệ sĩ thử thách họ và đưa ra nhiều ý tưởng, cho nên không hề bất thường khi để một siêu sao animator vào dự án và mọi thứ không diễn ra tốt đẹp bởi xung đột về tính cách. Tôi thường cố gắng lấp đầy studio với những người tài năng, tích cực, chủ động, đáng tin và luôn kính cẩn. Nếu bạn có một cộng sự như thế, bạn đang có một nhân tố hài hòa để mọi người làm việc cùng nhau. – Natalie Busuttil, Quản lí studio của Nexus Studios

Trong cùng một chủ đề, những người khác nhau đón nhận góp ý như thế nào?

Tôi muốn một người thân thiện và có thể rũ bỏ cái tôi của họ khi cần. Người nào đó có thể đối diện với công việc một cách nghiêm túc nhưng không làm như thế với bản thân họ. Điều quan trọng ta cần phải hiểu là việc người khác chỉ trích tác phẩm của bạn không có nghĩa là họ đang chỉ trích bạn.– Gareth

Để có một video tốt cần một nguồn nhân lực lớn. Trong đội ngũ nội bộ, không cần biết bạn tài năng, thấu hiểu và được đánh giá cao bao nhiêu, bạn là một phần của ‘gia đình’ những con người tận tụy để làm nên một tác phẩm tuyệt vời cùng nhau. Chúng tôi thích làm việc với những con người hiểu rằng góp ý chỉ tồn tại trong ngữ cảnh lúc đó – thỉnh thoảng một giải pháp tốt đẹp không hẳn là một giải pháp đúng đắn. Nó sẽ dễ hiểu hơn khi tất cả chúng ta đều nhớ rằng mỗi dự án đều, trước hết, là một dự án của khách hàng, và sau đó mới là dự án của studio, kế nữa mới là dự án của nhóm, và chỉ lúc sau đó mới là dự án của riêng bạn. – Jay Grandin,  Đối tác + Giám đốc sáng tạo của Giant Ant

Tôi biết thật khó khăn khi bạn nhận được những phản hồi có phần chua cay dù đã đổ rất nhiều thời gian và tâm huyết. Tuy nhiên, sau cùng thì phản hồi chính là phần quan trọng nhất của quá trình hợp tác. Nếu một người nghệ sĩ không thể tiếp nhận và xử lí phản hồi chính đáng, sẽ là thiếu tôn trọng với cả nhóm theo phương diện một tập thể và chúng tôi sẽ không muốn làm việc với người đó lần nữa. – Dotti


SỰ ĐÚNG GIỜ

Mức độ quan trọng của nó tới đâu?

Với studio chúng tôi thì nó khá quan trọng khi tất cả mọi người đều làm từ 9 giờ sáng tới 6 giờ tối, bắt đầu với cuộc họp cho cả nhóm, điều đầu tiên trong ngày. Khi có các freelancer vào, chúng tôi bắt đầu cuộc họp để tóm tắt hoạt động trong ngày khi họ đến vào lúc 9 giờ 30, thế nên vấn đề này cũng quan trọng với họ. Hơn thế, nó còn là cách bày tỏ sự tận tâm cho nơi bạn làm việc và sự tôn trọng với văn hóa công sở khi bạn đúng giờ. Dĩ nhiên là nếu xe buýt hay tàu điện ngầm đến muộn, đó là cuộc sống và đó là London nên nó không phải là vấn đề to tát; tựu trung thì việc đúng giờ sẽ cho bạn nhiều cái lợi hơn. – Laura Darby, Giám đốc sản xuất của Animade

Chúng tôi làm việc trong một môi trường cộng tác, nơi mà mọi người cần có mặt để công việc có thể tiến triển. Mặc dù vậy, tôi khá thoải mái về vấn đề này, miễn là nó không ảnh hưởng đến những nhân tố khác trong nhóm. – Gareth

Giờ làm ở ngành công nghiệp chúng ta khá là đặc trưng, nhất là khi bạn làm cho studio ở Anh phải gặp mặt với các khách hàng ở Mĩ nhiều. Vậy nên làm việc muộn đôi khi có vẻ như là một chuẩn mực. Nói như thế ý là tôi tin việc đúng giờ thật sự rất quan trọng, bởi một người tới muộn sẽ có ảnh hưởng cấp số nhân với những người dựa vào cá nhân đó để hoàn thành việc. Nếu năm người phải đợi một người cả tiếng vì tới trễ thì năm giờ bị phí phạm cho tất cả mọi người, điều đó sẽ cộng dồn thêm nhiều hệ lụy và chưa kể tới việc cần phải bù đắp cho vấn đề này. – Ingi Erlingsson, Người sáng lập/ Giám đốc sáng tạo của Golden Wolf

Đây là vấn đề có thể gây tranh chấp thật sự. Nhiều nghệ sĩ là cú đêm và thích thức khuya rồi đến trễ vào buổi sáng. Dù vậy, khi bạn làm việc trong thế giới quảng cáo thì điều này không phải lúc nào cũng thích hợp. Đặc biệt là khi phản hồi đến vào giữa đêm và chúng tôi cần các họa sĩ tóm tắt lại và bắt đầu WIP (work in progress – công việc đang tiến hành) ngay trong ngày. Điều đó có thể gây khó chịu cho mọi người nếu như người họa sĩ liên tục muộn. – Natalie

Nếu bạn sắp tới muộn, bạn tốt nhất nên báo cáo với nhà sản xuất. Thi thoảng thời hạn công việc mà người họa sĩ không hề biết gì lại cần lưu tâm đầu tiên, vậy nên hãy luôn cho họ biết những gì đang diễn ra. – Solana

Tôi là người khắt khe về vấn đề thời gian. Tôi luôn được dạy rằng đến sớm nghĩa là đúng giờ và tới đúng giờ đã là muộn. Dù thế, ngành công nghiệp này làm việc ở những khung giờ quái gở và tôi đã cố gắng trở nên linh hoạt hơn những năm gần đây,  với điều kiện là thời gian được đưa ra. Tôi nghĩ là việc có sự thảo luận chân thành với studio của bạn về vấn đề đúng giờ trên lập trường của họ là khá quan trọng. – TJ

Chúng tôi sẽ chú ý khi các freelancer đến muộn và rời đi sớm, giành nhiều thời gian nghỉ trưa và không thật sự tập trung, và đó là những điều khiến chúng tôi cân nhắc liệu có làm việc tiếp với họ hay không. Làm việc với tập thể có nghĩa là tôn trọng thời gian của mọi người. Sự trì hoãn có thể cộng dồn, ảnh hưởng thời hạn công việc, gây ra vấn đề ở khâu sản xuất và thậm chí là làm tan rã tinh thần đồng đội. – Dotti

Cá nhân tôi khá là thoáng về vấn đề này hơn mọi người, như thể có một lượng thời gian cần thiết và người nghệ sĩ lấy nó đi với lí do hợp lí thì việc đó ổn với tôi. Mặc dù thế, khi thời gian có phần bất tiện và không phù hợp với cả nhóm, điều này có thể gây nhiều trúc trắc. Một lần nữa, nó là vấn đề tôn trọng. Nếu có những cuộc họp lớn thì sự đúng giờ chính là chìa khóa và là tôn trọng cả nhóm là cần thiết. Quá ư là dễ dàng để hành động của một người tác động lớn lên cả nhóm. Mỗi người có những ưu tiên khác nhau trong cuộc sống, làm việc ở ngành công nghiệp sáng tạo không nhất thiết phải có những luật lệ hà khắc… hoặc có lẽ do tôi là một người hay tới trễ chăng ;) – Julia

Chúng tôi không khó trong chuyện đến và đi, nhưng hầu như mọi người trong nhóm làm từ tầm 9 đến 6 giờ. Đến trễ trong cuộc họp lại là chuyện không hay ho gì. Trễ hẹn trong khi giao việc lại còn tệ hơn nữa. Dù vậy, như chúng tôi thường nói, bạn không lỡ thời hạn nào nếu bạn biết hành động trước khi nó qua đi. Đó còn là việc mà người giao tiếp tốt còn phải biết cam kết với thứ mình làm, điều chỉnh những kì vọng với các cảnh báo để những người dựa vào công việc của bạn cũng phải điều chỉnh chính kì vọng của họ. – Jay


Lược dịch: Lệ Lin
Nguồn: Motionographer


Cùng tác giả

#Tag

freelancer kinh nghiệm lời khuyên nghề tự do personal experience personal growth

iDesign Must-try

5 cách giúp Freelancer làm việc hiệu quả trong cuộc khủng hoảng mùa covid
5 cách giúp Freelancer làm việc hiệu quả trong cuộc khủng hoảng mùa covid
Với sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh hiện nay, ít nhiều trong chúng ta sẽ có những cảm giác không được vui vẻ trong lúc này: sợ hãi; căng…
Chút tâm tình tiếp lửa cho những freelancer vững bước
Chút tâm tình tiếp lửa cho những freelancer vững bước
Hãy vững tin vào con đường mà mình đã chọn và đừng dành quá nhiều thời gian để so sánh bản thân với những freelancer khác. Trong thời đại khủng…
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
“Những cú chạm của sự tò mò và ngây thơ” là cách mà con người muốn tận hưởng cảm giác gần gũi với ý tưởng kiệt xuất của sáng tạo.…
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Quá trình sao chép thật chất là một cách học tuyệt vời về việc kiểm soát chất lượng tác phẩm và phát triển phong cách cá nhân khi bạn có…
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Nghệ thuật luôn có một vẻ quyến rũ khó cưỡng và chỉ chờ đợi sơ hở của con người để cám dỗ sự vuốt ve của chúng ta. Bạn đang…
‘Kiến trúc có thể chữa lành’: Katie Swenson chia sẻ về loại hình kiến trúc mà cô theo đuổi
‘Kiến trúc có thể chữa lành’: Katie Swenson chia sẻ về loại hình kiến trúc mà cô theo đuổi
Katie là một nhà lãnh đạo thiết kế, nhà nghiên cứu, nhà văn và nhà giáo dục được công nhận trên toàn quốc. Trước khi gia nhập MASS vào đầu…