Những điều nên và không nên khi là một freelancer (P.3)

Tác giả: Bee Grandinetti

*Lời người dịch: Bài viết này không chỉ nói đến các freelancer (người làm việc tự do) một mình hay tại nhà mà còn đề cập đến những freelancer chia sẻ không gian (thường là các studio) với nhiều người khác và họ không nhất thiết phải làm việc liên quan. Vậy nên, studio trong bài viết có ý chỉ công ty mà các freelancer hợp tác, hoặc là môi trường họ tự chủ động làm việc.


SHOWREEL*

*showreel là đoạn phim ngắn tập hợp các dự án đã được thực hiện của cá nhân hay tập thể, nó như portfolio của lĩnh vực phim ảnh, thiết kế, truyền thông đa phương tiện. – ND.

Liệu các reel có thật sự cần thiết?

Vâng, dù tôi không hiểu lí do lắm. Vào một trang web của người nghệ sĩ và không thấy họ có reel hoặc nó đã quá cũ khiến tôi có chút chần chừ. Tôi vẫn thuê vô vàn các nghệ sĩ mà không cần nó, nhưng vì một số lí do, tôi cần thêm sự thuyết phục để thuê người đó. Nghe thật ngu ngốc và tôi không thật sự biết tại sao, đấy chỉ là phản ứng cá nhân khi tìm kiếm người nghệ sĩ để hợp tác. – TJ

Nếu đây là lần đầu làm việc cùng nhau, showreel cho phép chúng tôi hiểu qua kĩ năng của bạn. Hãy giữ reel dưới :90 và bắt đầu bằng tác phẩm tuyệt nhất! Thật ngại khi nói ra điều này, nhưng hiếm khi chúng tôi có thời gian để xem trọn vẹn một reel. Nếu bạn muốn trình bày tác phẩm của mình dưới dạng một bộ phim, hãy rõ ràng về vai trò của chính mình. Khi mọi thứ mập mờ, nó khiến chúng tôi khó khăn hơn trong việc tìm hiểu liệu bạn có phù hợp với project hay không. – Matt

Tôi vẫn thích các reel truyền thống. Chúng là một cách tốt để hiểu quan điểm và phạm vi sáng tạo của một người chỉ trong phút chốc. Chúng không thật sự cần thiết nhưng rất nhiều lần, reel là cách để hấp dẫn tôi vào các dự án cá nhân hoặc muốn vươn ra để học hỏi nhiều hơn.  Đó là mục đích của chúng, để “quyến rũ” ta, đúng không? Nếu cắt một đoạn phim dài 60 giây không phải thứ bạn hứng thú, hãy thay vào đó bằng các gif hoạt họa để chúng tôi có dịp chiêm ngưỡng các tác phẩm tuyệt vời của bạn. Sẽ thật lạ lùng (theo cách đầy mới mẻ) khi reel của Giám đốc sáng tạo chỉ là audio – với giọng nói thuyết phục và bắt đầu kể chuyện. Thực ra thì, đây sẽ là thứ hơi kì cục, nhưng đảm bảo nó sẽ gây phản ứng kiểu “WTF” và bạn sẽ có lượng lớn lượt truy cập vào web của mình. Định dạng của “reel” không quan trọng, để thu hút sự chú ý nhanh chóng mới là thứ tiên quyết. – Chris Kelly, Giám đốc sáng tạo của Oddfellows

Các đạo diễn và nhà sản xuất sẽ luôn muốn xem reel. Rất khó để quyết định thuê một nghệ sĩ mà không có chúng. Nếu không, thì một là bạn phải được rất nhiều người biết đến, hai là bạn có những người quen vô cùng tốt bụng. – Natalie

Nếu bạn là một nhà làm phim hoạt hình đăng ký làm việc thì sẽ rất hữu ích khi có một cuộn phim. Tôi thích xem nó hơn là sàng lọc qua một loạt các dự án. Tôi thích phần giới thiệu tốt – điều này cho tôi biết bạn đang nói gì và cho tôi biết bạn có sự đam mê. Thành thật mà nói, nếu tác phẩm của bạn tốt, các reel không thật sự quan trọng. – Gareth

Showreel giúp các studio dễ dàng xem xét tác phẩm có sự kết hợp nhiều lĩnh vực của người họa sĩ và ra quyết định xem họ có phải là nhân tố cần cho một dự án hay không. Chúng tôi thường xem vô số reel nối tiếp nhau, vậy nên càng dễ dàng cho cả nhóm nhận ra chất riêng cũng như khả năng của từng người nhanh chóng, càng tốt hơn cho việc lựa chọn.

Một reel đã quá cũ là thảm họa, hay thứ tệ hơn là không có reel nào cả. Một tác phẩm được render kém, tiêu chuẩn kĩ thuật nghèo nàn hay chỉ là tác phẩm tập tành – chúng là lí do mà một portfolio được tiếp nhận hay không. Reel nên phản ánh thứ bạn có thể làm được hôm nay, cũng đừng quên thêm thông tin của mình! – Dotti


CÁC KINH NGHIỆM TỆ HẠI

Liệu có tình huống khó khăn nào mang lại nhiều bài học “để đời” cho bạn không?

Chúng tôi có một số tình huống không hào hứng gì lắm với vài người, khi họ không bàn giao đúng hạn, đưa tác phẩm không gây thỏa mãn hoặc họ tỏ ra khó chịu khi làm một số kiểu việc. Đó thật lòng là thử thách khi bạn mời ai đó dựa trên danh tiếng trong ngành công nghiệp sáng tạo hoặc thông qua giới thiệu, rồi họ chứng tỏ rằng chính bản thân mình không có được sự cam kết như mong đợi. Cấp bậc cũng là thứ gây bối rối. Chúng tôi từng hợp tác với người từ chối tới vào ngày dọn dẹp, khi tổ animation phải tạm dừng. Chúng tôi thất vọng, nhất là khi đội ngũ này chỉ là một studio nhỏ và mỗi ngày làm việc đều có ý nghĩa cả.  Một ‘tai nạn’ khác là khi freelancer không đến làm việc trong một ngày và không hề báo cho chúng tôi hay. – Ẩn danh

Chúng tôi từng có vài tình huống khó khăn khi một freelancer, với lòng tự trọng cao, đã không khiêm nhường mà chấp nhận rằng họ không thích hợp cho một vai trò nào đó. Chúng tôi hiểu rằng khi đã có sự cam kết, không ai muốn làm họ thất vọng nhưng nhiều lúc chúng tôi cũng ở tình huống khó khăn và cần phải thay thế họ để giảm thiểu chi phí. Đó phải là một cuộc đàm phán hợp lí. Không phải dễ dàng để thả đi một freelancer nào – thường chỉ trong kết cục của một tình huống khó khăn. Vậy nên chúng tôi cần sự chững chạc và trò chuyện cởi mở để đi đến một kết luận thích hợp. – Julia

Điều khó khăn nhất là khi họ nói với chúng tôi rằng mọi việc sẽ nhanh hơn nó thật sự như thế. Nhiều người nói với tôi những gì họ nghĩ là tôi muốn nghe, nhưng thực tế đó là một trong những thứ gây khó chịu nhất khi phải giải quyết. Sự chân thành là chính sách tốt nhất! – Matt

Kinh nghiệm tồi tệ nhất với chúng tôi là khi người nghệ sĩ rút khỏi dự án trong giây phút cuối cùng, hay tệ hơn, rời đi khi còn đang dang dở khâu sản xuất. Cần rất nhiều nỗ lực để tìm đúng người và hiếm khi họ rảnh rỗi trong lúc vừa thông báo, vậy nên khi việc như thế xảy ra, họ thật sự đẩy dự án đến bờ nguy hiểm. Hơn nữa, bất kì trường hợp nào mà freelancer quyết định (với bất kì lí do gì), nhận thêm một dự án khác mà không xem xét chính thức với chúng tôi cũng gây thất vọng vô cùng. – Natalie


SUY NGHĨ BÊN LỀ

Một điều mà mọi người quên đó là tất cả chúng ta, trong ngành công nghiệp này, đều đang phải đối mặt những vấn đề như nhau. Dù bạn là freelancer, người chỉ đạo hay chủ studio… thì những vấn đề đó chỉ khác về mức độ. Thỉnh thoảng, tôi thấy nhiều người chia “phe” kiểu chúng ta và bọn họ trên mạng xã hội, nhưng hãy nhớ rằng, với cương vị là một freelancer, hay người làm trong studio, tình huống có thể tráo đổi bất kì lúc nào. Hãy dành chút đồng cảm dành cho hai phía để tránh hiểu lầm không đáng có. – Jay

Hãy giữ liên lạc và cho chúng tôi biết vị trí của bạn, nếu có ấn tượng tốt, bạn hầu như sẽ luôn được cân nhắc.

Hãy biết người bạn cần nói chuyện trong một công ty hơn là chỉ rải email cho mọi người

Đừng xấu tính.

Đừng là một kẻ xa lạ! – Julia

Là nhà tuyển dụng, trách nhiệm của chúng tôi là cho phép các freelancer và cộng tác viên biết khi một dự án (và mối quan hệ làm việc) không thành công và quan trọng hơn là tại sao nó không thành công. Chúng tôi muốn các đồng nghiệp của mình có được thành tựu và đưa ra ý kiến phản hồi về những điều khiến chúng tôi bực bội sẽ chỉ giúp họ không phạm sai lầm tương tự … với một studio khác ;). Tôi có một quy tắc rằng nếu ai đó phạm sai lầm lớn, trên ví dụ, tôi cố gắng rõ ràng và xác định lý do tại sao nó không tốt. Tuy nhiên, tôi sẽ vẫn thuê các freelancer đó vì khả năng phạm sai lầm đó lại là khá thấp! Chúng tôi không hoàn hảo và rất hiếm khi mọi thứ sụp đổ trong mối quan hệ làm việc mà lỗi chỉ từ một phía. Chúng tôi cũng đánh giá cao phản hồi từ các cộng tác viên và rất coi trọng chúng. – Leah


Lược dịch: Lệ Lin
Nguồn: Motionographer

Cùng tác giả

#Tag

bí quyết freelance freelancer khó khăn khi làm freelance kinh nghiệm nghề tự do personal experience personal growth

iDesign Must-try

5 cách giúp Freelancer làm việc hiệu quả trong cuộc khủng hoảng mùa covid
5 cách giúp Freelancer làm việc hiệu quả trong cuộc khủng hoảng mùa covid
Với sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh hiện nay, ít nhiều trong chúng ta sẽ có những cảm giác không được vui vẻ trong lúc này: sợ hãi; căng…
Chút tâm tình tiếp lửa cho những freelancer vững bước
Chút tâm tình tiếp lửa cho những freelancer vững bước
Hãy vững tin vào con đường mà mình đã chọn và đừng dành quá nhiều thời gian để so sánh bản thân với những freelancer khác. Trong thời đại khủng…
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
“Những cú chạm của sự tò mò và ngây thơ” là cách mà con người muốn tận hưởng cảm giác gần gũi với ý tưởng kiệt xuất của sáng tạo.…
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Quá trình sao chép thật chất là một cách học tuyệt vời về việc kiểm soát chất lượng tác phẩm và phát triển phong cách cá nhân khi bạn có…
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Nghệ thuật luôn có một vẻ quyến rũ khó cưỡng và chỉ chờ đợi sơ hở của con người để cám dỗ sự vuốt ve của chúng ta. Bạn đang…
‘Kiến trúc có thể chữa lành’: Katie Swenson chia sẻ về loại hình kiến trúc mà cô theo đuổi
‘Kiến trúc có thể chữa lành’: Katie Swenson chia sẻ về loại hình kiến trúc mà cô theo đuổi
Katie là một nhà lãnh đạo thiết kế, nhà nghiên cứu, nhà văn và nhà giáo dục được công nhận trên toàn quốc. Trước khi gia nhập MASS vào đầu…