Những nữ họa sĩ bị lãng quên và sự biến đổi của truyện tranh với đề tài ‘thiểu số’

Một cuộc triển lãm được diễn ra trực tuyến với 50 tác phẩm truyện tranh trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ thứ 19 đến ngày nay.

Thông thường trong làng sáng tác truyện tranh, từ các tác phẩm đến ngoài đời thực, chưa bao giờ là sân chơi của phái nữ. Họ dường như chiếm một tỉ trọng rất khiêm tốn trong ngành. Thế nên việc “lệch giới tính” như vậy sẽ dẫn đến việc lu mờ các nghệ sĩ tài năng.

Women in Comics: Looking Forward and Back là một triển lãm trực tuyến tại Society of Illustrators trưng bày các tác phẩm của hơn 50 nữ họa sĩ truyện tranh (cartoonist), với các hình mẫu siêu anh hùng độc lạ như: queer graphic novel (truyện tranh đồng tính), plus-size superheroe (nữ anh hùng phốp pháp), thời kì flapper (mới lớn)… vượt ra khỏi khuôn khổ thông thường.

“Tôi đoán ngoài kia có một lượng độc giả khổng lồ đang muốn được chiêm ngưỡng sự phong phú trong các tác phẩm nghệ thuật này,” đồng giám tuyển Kim Munson phát biểu. “Tôi hy vọng chuyện này sẽ kéo dài thêm.”

Triển lãm được chia làm hai giai đoạn lịch sử chính: Sự phát triển của các nữ tác giả truyện tranh từ thời kì từ đầu những năm 1900, và các nghệ sĩ đương đại của những năm 1970 cho đến thời điểm hiện tại. Do sức ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nên hình thức tổ chức được chuyển sang dưới dạng thức trực tuyến cho đến khi có thông báo mở cửa trở lại.

Phần đầu triển lãm với xấp xỉ khoảng hơn 80 tác phẩm của Trina Robbins, một tác giả truyện tranh lừng danh, đồng thời là người sưu tầm, hiện đang sinh sống và làm việc tại California. Bộ sưu tập bao gồm các tác phẩm được sáng tác bởi các họa sĩ nữ trong thời kì flapper, chiến tranh thế giới thứ 2, truyện tranh lãng mạn ở những năm 1950, và nhiều thứ khác. Robbins đã tự tay tìm tòi và nghiên cứu cả một thế hệ nghệ sĩ thời đó, có những người cho đến giờ người ta mới biết đến.

Như một họa sĩ truyện tranh tiêu biểu của thế kỉ 20 Nell Brinkley — với nhân vật Brinkley Girl có mặt trong buổi triển lãm được đề cử giải thưởng Will Eisner Hall of Fame năm nay là một ví dụ.

Bộ sưu tập của cô còn bao gồm các tác phẩm của Rose O’Neill, họa sĩ người Mỹ được biết đến với nhân vật Kewpie nổi tiếng xuất bản trên tờ Ladies’ Home Journal những năm 1900. Tác phẩm của cô giúp búp bê Kewpie đồ chơi được sản xuất hàng loạt, thời điểm trước lúc Walt Disney sáng tạo ra chú chuột Mickey vào năm 1928.

Work by Ethel Hays.
Tác phẩm của Ethel Hays. Hình chụp: Courtesy of Trina Robbins

“Cuốn truyện đầu tiên tôi tìm thấy của Rose O’Neil là từ năm 1896,” Robbins cho biết, người có cuốn The Flapper Queens: Women Cartoonists of the Jazz Age sắp ra mắt. “Cho đến khi có ai tìm được bất kì thứ gì sớm hơn, thì nó vẫn sẽ là tác phẩm truyện tranh đầu tiên của họa sĩ nữ được xuất bản rộng rãi.”

Robbins bắt đầu sự nghiệp sáng tác truyện tranh trong giới underground vào năm 1966 tại San Francisco. “Tôi hoàn toàn không biết gì về các thế hệ họa sĩ nữ trước đó.” cô nói. Vào những năm 1980, cô cùng người bạn đồng nghiệp Catherine Yronwode hợp tác chung một ý tưởng “xây dựng các mẩu chuyện lịch sử kể về các nữ nghệ sĩ vẽ truyện tranh.” Robbins chia sẻ. “Và cuốn truyện đâu tiên được ra mắt vào năm 1985.”

Cuộc triển lãm cũng nhắc đến chi tiết sự kiện khi truyện tranh lãng mạn được các nữ nghệ sĩ sáng tác trong lúc những người nam đi lính, thế nhưng sau khi trở về thì các nữ nghệ sĩ lại phải nhường công việc sáng tác lại cho họ.

Điều này dẫn đến nhiều nữ nghệ sĩ bị lãng quên trong các giai đoạn lịch sử. “Đấy là lý do chính vì sao tôi dành tâm huyết để viết nên các quyển sách và sưu tầm các tác phẩm,” Robbins chia sẻ.

Triển lãm còn có những tác phẩm được thực hiện bởi Lily Renée, một cư dân tị nạn Do Thái bỏ trốn khỏi Vienna suốt thời kì Nazi những năm 1940, và viết một cuốn sách mang tên, Escape Artist: From Holocaust Survivor to Comic Book Pioneer. Hiện cô đang sinh sống tại thành phố New York và sẽ quay lại vào tháng 5.

Vào những năm 1960, mọi thứ dần dần có sự thay đổi: “Tính tự do của phụ nữ đã tạo nên một cuộc biến động lớn,” Munson cho biết. “Graphic novel rộ lên như một loại hình mới, và hầu hết đều là tự truyện (autobiographical). Hai cột mốc đáng nhớ 1960 và 1970 là thời điểm người phụ nữ có thể thành công trên tên tuổi của chính bản thân mình.”

Work from Fay King
Tác phẩm của Fay King. Hình chụp: Courtesy of Trina Robbins

Vào năm 1970, Robbins cho ra cuốn truyện tranh đầu tiên được sản xuất hoàn toàn từ các nữ nghệ sĩ, It Ain’t Me Babe,

Triển lãm cũng bao gồm các tác phẩm của Lee Marrs, người vẽ các trang truyện về chủ đề ‘body-postive’* với tựa đề The Further Fattening Adventures of Pudge, Girl Blimp.

*body-positive: một phong trào xã hội ũng hộ việc chấp nhận mọi kích thước, hình dáng, vẻ ngoài của cơ thể chúng ta, điều này sẽ giúp thay đổi hành vi của mọi người với một số dịch vụ và sản phẩm nhất định.

“Cuốn sách đang được tái xuất bản và đang bán khá chạy,” Munsion cho hay. “Các nhân vật được khai phá theo chiều hướng mới lạ, không theo motif người mẫu thời trang thông thường.”

Cũng có những tác phẩm của các nghệ sĩ như Afua Richardson, nổi tiếng với bộ minh họa Black Panther World of Wakanda cho Marvel. Việc phụ nữ làm việc cho những tên tuổi lớn như vậy không phải là chuyện thường xuyên xảy ra. “Hầu hết đều là freelancer, có tên tuổi hoặc không,” Munson nói thêm. “Bây giờ họ đang phát triển từng ngày.”

Ramona Fradon - Wonder Woman
Ramona Fradon – Wonder Woman. Hình chụp: Courtesy of Trina Robbins

Một vài họa sĩ nữ có mặt tại triển lãm trước đó đã từng làm việc cho series Wonder Woman. Robbins là người phụ nữ đầu tiên vẽ nên Wonder Woman vào năm 1980, đồng thời Ramona Fradon là người minh họa.

“Tôi nghĩ sẽ tiếp tục phát triển, giống như việc đem thần đèn trở lại cây đèn thần, phụ nữ bây giờ đã có tiếng nói mạnh mẽ hơn trước, họ đã đạt được những thành công nhất định,” Munson cho biết. “Những nghệ sĩ nữ bắt đầu làm việc từ những năm 1970, cho đến nay đây là lần đầu tiên các tác phẩm của họ được vinh danh tại triển lãm quốc tế.”

Quan điểm trên đến từ khía cạnh người làm trong nghề, họa sĩ sinh sống tại Toronto Fiona Smyth đã có hơn 30 năm kinh nghiệm chấp bút cho cartoon và graphic novel.

A page from Sex is a Funny Word, a book co created by Fiona Smyth and Cory Silverberg.
Một trang được trích từ Sex is a Funny Word, một cuốn sách vẽ bởi Fiona Smyth và Cory Silverberg. Hình chụp: Courtesy of the artist

Sự phân biệt giới tính (sexism) trong truyện tranh cũng giống như các loại hình nghệ thuật hay ngành công nghiệp khác,” Smyth cho biết. “Lịch sử phát triển truyện tranh dần dần được viết lại bởi phụ nữ, cộng đồng LGBTQ2S, những người chuyển giới, tàn tật, họa sĩ da màu và họa sĩ bản xứ, những người đã tạo nên các tác phẩm nhưng không được công nhận.”

Cô cũng chỉ ra sự nổi lên của các xu hướng như zine, tự xuất bản sách và hoạt động xã hội, đã giúp các nghệ sĩ ngoài lề có thêm cơ hội.

“Có một chút đơn độc vào cuối những năm 1980, khi là một trong những họa sĩ nữ lẻ loi ngồi vẽ trippy, anti-narrative, sexy comics,” Smyth cho biết. “Tôi cảm tưởng mình tạo được sự kết nối mạnh mẽ với đám trẻ ở thế hệ sau, tôi tự thấy mình cần phải nên chia sẻ với chúng một vài thứ.”


Người dịch: Đông Đông
Nguồn: The Guardian

Cùng tác giả

#Tag

cartoonist comics graphic novel illustrator positive body

iDesign Must-try

Thế giới thời trang hoa lệ qua nét vẽ của giám đốc nghệ thuật Spiros Halaris
Thế giới thời trang hoa lệ qua nét vẽ của giám đốc nghệ thuật Spiros Halaris
Spiros Halaris là họa sĩ, nhà thiết kế đồ họa kiêm giám đốc nghệ thuật hoạt động trong đa lĩnh vực. Tác phẩm của anh là sự kết hợp giữa…
Họa sĩ Jenny Lelong: Phần khó nhất của làm việc đa ngành là giữ được bản sắc riêng
Họa sĩ Jenny Lelong: Phần khó nhất của làm việc đa ngành là giữ được bản sắc riêng
Những bức tranh minh họa dễ thương, với cảm hứng Nhật Bản của Jenny Lelong (Niniwworthy) đã mang lại nhiều màu sắc và niềm vui cho người xem. Dù mới…
Chiêm ngưỡng tiểu thuyết đồ họa ‘Trại trẻ đặc biệt của cô Peregrine’ dưới nét vẽ của Thư Cao
Chiêm ngưỡng tiểu thuyết đồ họa ‘Trại trẻ đặc biệt của cô Peregrine’ dưới nét vẽ của Thư Cao
Thư Cao, tên đầy đủ là Cao Hoàng Anh Thư. Thư đã phóng tác cuốn sách Miss Peregrine’s Home For Peculiar Children dưới dạng tiểu thuyết đồ hoạ (graphic novel)…
Raysa Fontana: ‘Việc vẽ là một hành động tự bảo tồn bản thân’
Raysa Fontana: ‘Việc vẽ là một hành động tự bảo tồn bản thân’
Cùng tìm hiểu về những suy nghĩ của họa sĩ minh họa Raysa Fontana trong thời điểm đại dịch.
Bảng palette rực rỡ nắng vàng của họa sĩ minh họa Carlotta Notaro
Bảng palette rực rỡ nắng vàng của họa sĩ minh họa Carlotta Notaro
Nếu bạn đang có một ngày xám xịt hãy ngắm nhìn những bức minh họa đáng yêu của Carlotta Notaro ngay đi, vì nó rực rỡ nắng vàng, chói chang…
Tham quan thế vận hội Tokyo qua thước phim hoạt hình 2D lấy cảm hứng từ Hokusai
Tham quan thế vận hội Tokyo qua thước phim hoạt hình 2D lấy cảm hứng từ Hokusai
Nhằm tôn vinh Nhật Bản trước Thế vận hội Mùa hè Tokyo, họa sĩ minh họa người Pháp Stéphane Levallois đã hợp tác với MullenLowe France để tạo ra một…