Những thói quen tốt để duy trì sự sáng tạo

Sáng tạo – là tạo ra một thứ gì đó vào buổi sáng.

Nhưng mình lại viết bài này vào buổi tối, như vậy bài viết này chẳng có chút sáng tạo nào cả. Tạm gọi bài viết này là một Tối tạo của mình. Nhưng nếu bạn muốn biết Sáng tạo thật sự là gì và chưa đọc bài 5 cấp độ của sự sáng tạo, bạn có thể đọc thêm.

Hay có một hiểu lầm là chỉ có những người làm trong lĩnh vực sáng tạo như nghệ thuật, thiết kế, phim ảnh, quảng cáo,… mới cần tới sáng tạo. Vì thế nó là kỹ năng mà những người này mới có, và luôn cần phải nâng cao.

Sáng tạo – là cần thiết với tất cả mọi người.

Một cách tự nhiên, chúng ta sinh ra để sáng tạo và nó thật sự là một kỹ năng sinh tồn. Sáng tạo giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề, thỏa mãn nhu cầu mà thông qua đó, nó tạo ra giá trị vật chất lẫn tinh thần.

  • Trong bán lẻ, sáng tạo có thể là tìm cách để sản phẩm hấp dẫn hơn trong mắt người mua.
  • Trong kinh doanh, sáng tạo có thể là tìm cách thích ứng với sự thay đổi của thị trường.
  • Trong kỹ thuật, có thể là đưa ra các thiết kế và giải quyết các vấn đề về kỹ thuật.

Bắt đầu sử dụng khả năng sáng tạo thì dễ, những ý tưởng tuyệt vời có thể tự nhiên cứ thế xuất hiện nhưng ta lại không thể tìm được công thức chung để tìm ra chúng.

Để cải thiện kỹ năng đó, ta cần Thái độ (Attitude), Kỹ thuật (Technique) và Thực hành (Practice). Trong bài viết:

Giới hạn của sáng tạo và 6 phương pháp để tạo ra ý tưởng

Mình đã nói tới một phần của thái độ đó là tư duy “Tôi là người khám phá” và một vài kỹ thuật, bài viết này sẽ nói tới phần còn lại của thái độ, hay còn gọi là những thói quen có thể giúp chúng ta sáng tạo hơn.

Minh họa bởi: https://storytale.io/

Các loại thói quen

Thói quen được định nghĩa là:

“An automatic response to a specific situation, acquired normally as a result of repetition and learning.”

“Một phản ứng tự nhiên đối với một tình huống cụ thể, là kết quả có được thông qua quá trình học hỏi và lặp lại liên tục”

Khi hành vi phát triển tới mức độ tự động cao, nó sẽ được gọi là thói quen. Những thói quen này đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Hay như Jack Canfield có nói:

Your habits will determine your future. (Tạm dịch: Thói quen của bạn sẽ quyết định tương lai của bạn.)

Có 3 loại thói quen:

  • Thói quen vận động: liên quan tới hành động thể chất như đứng, ngồi, chạy, đi bộ,…
  • Thói quen trí tuệ: liên quan tới quá trình tâm lý đòi hỏi khả năng trí tuệ như quan sát, tư duy logic, suy luận,…
  • Thói quen tính cách: hay còn gọi là thói quen cảm xúc, một phần tính cách của chúng ta được thể hiện dưới dạng hành vi như chăm chỉ, giúp đỡ người hoạn nạn, giữ mọi thứ gọn gàng,…

Có nhiều phương pháp để hình thành thói quen, mình sẽ để dành nó cho bài viết khác. Còn bây giờ, để phát triển khả năng sáng tạo đây là những thói quen tốt mà chúng ta nên hình thành cho mình:

1. Hãy ham học như Santiago.

Cậu chăn cừu Santiago trong cuốn “Nhà giả kim” của Paulo Coelho luôn nhìn nhận thế giới với suy nghĩ của người ham học.

Cậu cho rằng mọi thứ trên thế giới đều có thể dạy mình điều gì đó:

  • Bầy cừu dạy cho cậu biết nếu thiếu đi ước mơ, con người sẽ giống như động vật chỉ biết ăn và ngủ.
  • Công việc ở cửa hàng pha lê dạy cậu thay vì thụ động tiếp nhận các sự kiện trong cuộc sống của mình như một nạn nhân, thì cậu có thể nắm lấy kinh nghiệm và tiến lên có mục đích, từ đó trở thành một nhà thám hiểm.
  • Sa mạc dạy cậu biết thêm tầm quan trọng của việc chú ý tới mục tiêu.

Cuối câu chuyện, Santiago không chỉ tìm thấy kho báu của mình mà còn trưởng thành hơn rất nhiều chính bởi vì tư duy của cậu.

Thái độ ham học hỏi bắt đầu từ tư duy nhìn nhận luôn có những bài học xung quanh, đưa tinh thần vào trạng thái sẵn sàng, để khi những dấu hiệu của bài học xuất hiện, ta có thể nhận ra được chúng.

Đây là thói quen tính cách.

2. Tò mò, đặt câu hỏi để tự tìm câu trả lời.

Millions saw the apple fall, but Newton was the one who asked why. (Tạm dịch: Hàng triệu người đã nhìn thấy quả táo rơi, nhưng Newton là người đã hỏi tại sao.)Bernard Baruch.

Để nuôi dưỡng một trái tim ham học hỏi, không gì bằng sự tò mò trong mỗi người. Tò mò giúp tâm trí của ta luôn hoạt động, luôn khao khát tìm kiếm những thứ mới mẻ.

Nếu không có sự tò mò, khi những ý tưởng mới xuất hiện nó sẽ trôi qua vì tâm trí của ta chưa sẵn sàng để đón nhận nó.

Khi thất bại trong sự tò mò, ta phân tích thất bại của mình, bởi vì ta muốn biết lý do, và nhờ đó ta có thể làm tốt hơn vào lần sau.

Nhưng tò mò không phải là đặt câu hỏi rồi chờ ai đó cho chúng ta câu trả lời vì lúc ấy nó sẽ trở thành thói quen xấu.

Hãy cố gắng tự mình tìm ra câu trả lời trước trong khả năng có thể, rồi mới tìm kiếm sự hỗ trợ sau.

Đây là thói quen tính cách.

3. Hãy quan sát, đừng nhìn.

Quan sát là cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách chi tiết và có phân tích. Quan sát hướng đến và phục vụ cho mục đích, chủ đích, chủ ý rõ ràng. Sự khác biệt giữa quan sát và nhìn là sự chú ý, thiếu đi nó ta chỉ nhìn thấy những thứ xung quanh mình một cách ngẫu nhiên và vô thức.

Tạo được thói quen quan sát, nó mở rộng được thế giới quan và đồng thời giúp ta ghi nhớ, xâu chuỗi tốt những điều liên quan. Từ đó ta nhận ra bản chất của vấn đề và hướng tới việc giải quyết nó tốt hơn.

Đây là thói quen trí tuệ.

4. Thử trải nghiệm nhiều hơn theo chiều sâu.

Trải nghiệm theo chiều sâu là ta dành nhiều thời gian và tập trung hơn cho từng bước trong cả quá trình của một trải nghiệm nào đó.

Ví dụ như nếu bạn thích uống cà phê, thay vì đi uống thật nhiều quán hoặc nhiều loại cà phê khác nhau. Thì ta sẽ tự tay xây nhuyễn hạt cà phê, pha nước nóng, đổ một ít sữa, khuấy đều và quan sát sự thay đổi của màu nước.

Từ những việc thường làm hàng ngày, nhưng chỉ cần chú ý hơn một chút, chúng ta lại có thể tìm ra vô số thứ hay ho cho ý tưởng xuất hiện.

Đây là thói quen tính cách.

5. Viết hoặc vẽ ra những suy nghĩ trong đầu.

Đây chắc là thứ mà mình không cần phải nói nhiều về nó.

Khi viết hoặc vẽ, chúng ta sẽ bắt đầu sắp xếp những suy nghĩ lộn xộn ở trong đầu theo một cách logic hơn. Đây thường được gọi là Tư duy hiển thị (Displayed-Thinking), nó giúp cải thiện rõ rệt luồng suy nghĩ và giúp tìm ra hoặc lưu lại các ý tưởng tốt hơn.

Bất cứ khi nào mình nghĩ tới một keyword nào đó có thể phát triển thành topic cho bài viết, mình đều mở điện thoại note lại. Cho nên mình chẳng bao giờ sợ hết chủ đề viết, chỉ sợ không có thời gian viết.

Đây là thói quen vận động.

6. Đọc, đọc nhiều hơn nữa.

Không nhất thiết chỉ đọc sách, ta có thể đọc tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, hoặc đọc blog của Hoàng…

Những thứ như film, video không thật sự giúp ta phát triển óc sáng tạo, vì phần hình ảnh đã vô tình gán chính xác sự việc đó vào suy nghĩ.

Nếu đã tận mắt thấy con rồng và quả núi, thì việc gì phải nghĩ ngợi thêm con rồng to như thế nào?

Để rồi một thời gian sau đó, tự hỏi tại sao chúng ta lại gặp khó khăn trong việc tìm kiếm ý tưởng như vậy. Trí óc của cũng như cơ bắp, nó cần được tập thể dục, nhưng chúng ta lại thường hay coi thường sức khỏe tinh thần hơn là sức khỏe thể chất. Khi đọc não bộ tiếp nhận các từ ngữ rồi vận dụng rất nhiều ký ức, kiến thức và trí tưởng tượng để xử lý thành hình ảnh. Chính nhờ điều đó, thói quen đọc sẽ giúp tăng cường khả năng sáng tạo ở chúng ta.

Và nó cũng có nhiều lợi ích khác như: tập trung hơn, tăng cơ sở kiến thức, giảm căng thẳng, tăng sự tự tin và giao tiếp,…

Đây là thói quen tính cách.

Bên cạnh những thói quen này, vẫn còn những thói quen khác như: Dậy sớm, Mơ mộng, Ngồi thiền,… Có thể nói hầu hết các thói quen tốt đều có thể giúp sự sáng tạo của chúng ta tốt hơn.

Hy vọng khi đã xác định được những thói quen ảnh hưởng đến sự sáng tạo của mình, hãy nghiêm túc hơn với chúng.

Tác giả: Hoàng Nguyễn


Về chủ mục

Nguyễn Xuân Hoàng (Hoàng Nguyễn)

Sinh năm 1988 tại thành phố Hồ Chí Minh, Hoàng Nguyễn là một trong những cá nhân tiên phong trong lĩnh vực Product Design tại Việt Nam.

Anh đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phát triển sản phẩm công nghệ, trong đó với hơn 5 năm thiết kế sản phẩm cho các công ty công nghệ tại Silicon Valley. Anh có 4 năm liền làm Giám khảo chuyên môn cho Behance Portfolio Review, Halography tại Việt Nam.

Hoàng Nguyễn hiện tại là Co-Founder và Product Design Coach tại GEEK Up – công ty phát triển sản phẩm công nghệ. Ngoài ra, anh từng viết bài cho GAM7, đóng góp nội dung sách: “EXPERIENCE – Xây dựng trải nghiệm trong thời đại khách hàng khó tính”, “Em muốn học thiết kế nhưng mẹ không cho!” và thường xuyên chia sẻ kiến thức chuyên môn cho cộng đồng.

Anh còn là Top Writer của 2 chuyên mục: Design, Creativity tại www.medium.com, nền tảng xuất bản kiến thức trực tuyến nổi tiếng nhất hiện nay.

Blog tiếng việt: https://hoang.moe/

Blog tiếng anh: https://hoangstories.medium.com/

Cùng tác giả

#Tag

Hoàng Nguyễn Nguyễn Hoàng Series Product design ux/ui

iDesign Must-try

12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
Trước khi kết thúc năm 2022 và bước sang năm 2023 đầy hứa hẹn, hãy cùng chúng mình điểm lại 12 bài viết được các độc giả yêu thích nhất…
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Có hàng nghìn meme, ảnh gif, video trên internet nói về việc thất vọng khi làm việc với Client (khách hàng). Đặc biệt hơn, nếu chúng đến từ những người…
Làm thế nào để lấy được những feedback chất lượng?
Làm thế nào để lấy được những feedback chất lượng?
Ngày mà Design gửi phát duyệt luôn là ngày mà Trái Đất có hòa bình thật sự. Đây hẳn luôn là câu nói đùa cửa miệng của anh em Designer…
The Behavioral Emotional -Hành vi tình cảm
The Behavioral Emotional -Hành vi tình cảm
Tiếp tục với series bài viết về việc “Thiết kế tạo cảm xúc”, lần này mình sẽ chia sẻ về level 2: Behavioral Emotional. Các bạn có thể xem lại…
The Visceral Emotional
The Visceral Emotional
Con người hình thành cảm xúc với một đối tượng ở ba cấp độ: visceral (nội tạng), behavioral (hành vi) và reflective (phản xạ). Visceral Emotional (Cảm xúc nội tạng)…
Để ngọn lửa bên trong luôn giữ cho bạn ấm áp
Để ngọn lửa bên trong luôn giữ cho bạn ấm áp
Làm thế nào để tiếp tục yêu và thiết kế với sự đam mê ban đầu? Hay nói cách khác “Làm thế nào để giữ ngọn lửa đam mê”, đây…