Những tiểu xảo trong Product Design

Bạn có từng để ý và cảm thấy khó chịu khi nhận ra những điều này:

  • Khi mua vé máy bay, số tiền thực phải trả cuối cùng lớn hơn rất nhiều số tiền hiển thị khi tìm xem vé.
  • Dùng thử miễn phí, nhưng để có thể bắt đầu bạn phải nhập thông tin thẻ tín dụng và phải nhớ để hủy trước khi thời gian miễn phí chấm dứt. Nhưng sao không ai nhắc??
  • Giá tiền thường để là: 9,99 – Sao không phải là 9 hoặc là 10?
  • Các trang mạng xã hội thường hỏi truy cập danh bạ của bạn với mục đích tìm kiếm bạn bè, nhưng nếu bạn có chơi game thì họ cũng sẽ nhận được thông báo.
  • Xe đẩy trong siêu thị tại sao lại được thiết kế hình thang, mà không phải hình chữ nhật vuông vức? Đó là để khi đẩy, bạn nhìn vào và có cảm giác là chưa mua được nhiều phải mua thêm.

Tất cả những điều trên đều là những “tiểu xảo” được các công ty sử dụng để khiến cho khách hàng làm những việc có lợi cho các mục đích kinh doanh của họ.

Công việc của một Product Designer bao gồm cả việc nghiên cứu tâm lý con người để có thể thiết kế ra những sản phẩm tốt cho người dùng và có lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi các thiết kế quá nghiêng nhiều cho lợi ích của doanh nghiệp, nó sẽ giống như những “tiểu xảo” ở trên kia và được gọi là “Dark Patterns”.

Được định nghĩa bởi Harry Brignull, Dark Patterns là các thủ thuật được sử dụng trong trang Web và Ứng dụng khiến cho bạn phải làm những thứ mà bạn không nghĩ sẽ làm.

Khi viết bài này, mình khá đắn đo vì chính bản thân cũng hay sử dụng những “Dark Patterns” này trong công việc hàng ngày. Tuy nhiên, mình hy vọng việc chia sẻ những thông tin này để giúp mọi người nhận ra khi gặp phải, và đồng thời cũng muốn nhắc nhở các bạn làm Product đừng nên quá lạm dụng chúng cho những lợi ích trước mắt.

Mình sẽ sử dụng cách gọi “bạn” đại diện cho người dùng và “họ” đại diện cho các trang web, ứng dụng. Và dịch tên tiếng việt của các mẫu “Dark Patterns” theo cách mà mình hiểu.

1. Trick questions – Câu hỏi gây hiểu nhầm

Bằng cách sử dụng những từ ngữ có thể gây hiểu nhầm, họ sẽ khiến cho bạn đưa ra những câu trả lời không đúng với điều bạn mong muốn. Mẫu này thường xuất hiện ở Popup hoặc các Form Đăng ký.

2. Sneak into basket – Lẻn vào giỏ hàng

Bạn muốn mua một thứ, nhưng trong quá trình thanh toán họ đã lén cho vào thêm một vài thứ khác khiến cho bạn phải trả nhiều tiền hơn.

Mẫu này thường xuất hiện bằng cách:

  • Đưa thêm các chi tiết thích hợp để chọn lựa (làm tăng thêm giá tiền)
  • Các nút kêu gọi gây hiểu lầm

3. Roach motel – Bẫy gián

Như một chiếc bẫy gián dễ chui vào rồi mắc kẹt. Họ thiết kế các luồng nghiệp vụ rất dễ dàng để bắt đầu, nhưng bạn sẽ rất khó khăn để thoát khỏi nó. Bạn rất dễ để đăng ký mua gói theo tháng của một ứng dụng nào đó, nhưng lại rất khó để dừng việc thanh toán này lại.

Hoặc tương tự như để đăng ký nhận thông tin khuyến mãi thì dễ, nhưng để bỏ việc này thì họ sẽ bắt bạn phải nhập lại email, xác nhận lại mật khẩu hoặc thậm chí là số điện thoại của tài khoản.

4. Privacy zuckering – Gián điệp Zắc-cơ-bớt

Bạn bị lừa một cách khéo léo chia sẻ công khai nhiều thông tin về bản thân hơn là dự định. Mẫu này được đặt theo tên của CEO Facebook Mark Zuckerberg.

Tiêu biểu nhất là ở trang cá nhân, sẽ có những yêu cầu nói bạn cần bổ sung để hoàn thiện profile tốt hơn như trường học, công việc,… Hay thậm chí là khi bạn muốn đăng một status nào đó, họ sẽ hỏi thêm bạn có muốn check in vị trí hay không dù ban đầu bạn không hề có suy nghĩ về việc đó.

5. Price comparison prevention – Chống so sánh giá

Đây có thể gọi là một trong những mẫu lâu đời nhất, đã được sử dụng trong thực tế ở các siêu thị từ nhiều chục năm trước. Họ khiến bạn gặp khó khăn trong so sánh giá giữa các mặt hàng bằng cách thay đổi đơn vị tính toán của chúng.

Chẳng hạn như nếu mua táo lẻ giá theo tính theo ký, nhưng nếu bạn mua một bịch táo được đóng gói, giá sẽ tính theo số trái trong đó.

6. Misdirection – Đánh lạc hướng

Khi một nhà ảo thuật đưa tay trái lên trước mặt, nghĩa là anh ta đang làm một điều gì đó ở tay phải. Tương tự khi lướt web, họ sẽ hướng sự chú ý của bạn vào một  thứ để làm điều gì đó gian dối ở một nơi khác.

Mẫu này thường sẽ kết hợp với “Sneak into Basket” để khiến bạn phải thêm tiền cho một thứ gì đó mà bạn không thật sự cần.

Tác giả: Hoàng Nguyễn


Về chủ mục

Nguyễn Xuân Hoàng (Hoàng Nguyễn)

Sinh năm 1988 tại thành phố Hồ Chí Minh, Hoàng Nguyễn là một trong những cá nhân tiên phong trong lĩnh vực Product Design tại Việt Nam.

Anh đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phát triển sản phẩm công nghệ, trong đó với hơn 5 năm thiết kế sản phẩm cho các công ty công nghệ tại Silicon Valley. Anh có 4 năm liền làm Giám khảo chuyên môn cho Behance Portfolio Review, Halography tại Việt Nam.

Hoàng Nguyễn hiện tại là Co-Founder và Product Design Coach tại GEEK Up – công ty phát triển sản phẩm công nghệ. Ngoài ra, anh từng viết bài cho GAM7, đóng góp nội dung sách: “EXPERIENCE – Xây dựng trải nghiệm trong thời đại khách hàng khó tính”, “Em muốn học thiết kế nhưng mẹ không cho!” và thường xuyên chia sẻ kiến thức chuyên môn cho cộng đồng.

Anh còn là Top Writer của 2 chuyên mục: Design, Creativity tại www.medium.com, nền tảng xuất bản kiến thức trực tuyến nổi tiếng nhất hiện nay.

Blog tiếng việt: https://hoang.moe/

Blog tiếng anh: https://hoangstories.medium.com/

Cùng tác giả

#Tag

Hoàng Nguyễn Nguyễn Hoàng Series Product design ux/ui design

iDesign Must-try

Joshua Roberts: ‘Tôi tin rằng thẩm mỹ tối giản sẽ loại bỏ sự ồn ào và giúp các thương hiệu tiếp cận khách hàng của họ’
Joshua Roberts: ‘Tôi tin rằng thẩm mỹ tối giản sẽ loại bỏ sự ồn ào và giúp các thương hiệu tiếp cận khách hàng của họ’
Giữa bức tranh muôn màu của thế giới sáng tạo, không khó để tìm kiếm sự liên kết giữa các lĩnh vực khác nhau, nhưng làm thế nào để từ…
Xu hướng thiết kế UI/UX hậu Covid
Xu hướng thiết kế UI/UX hậu Covid
Đại dịch Covid đã làm thay đổi mọi quy trình trong xã hội và thiết kế UX/UI cũng không ngoại lệ. Mặc dù vaccine phần nào giúp chúng ta đẩy…
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Có hàng nghìn meme, ảnh gif, video trên internet nói về việc thất vọng khi làm việc với Client (khách hàng). Đặc biệt hơn, nếu chúng đến từ những người…
Làm thế nào để lấy được những feedback chất lượng?
Làm thế nào để lấy được những feedback chất lượng?
Ngày mà Design gửi phát duyệt luôn là ngày mà Trái Đất có hòa bình thật sự. Đây hẳn luôn là câu nói đùa cửa miệng của anh em Designer…
The Behavioral Emotional -Hành vi tình cảm
The Behavioral Emotional -Hành vi tình cảm
Tiếp tục với series bài viết về việc “Thiết kế tạo cảm xúc”, lần này mình sẽ chia sẻ về level 2: Behavioral Emotional. Các bạn có thể xem lại…
The Visceral Emotional
The Visceral Emotional
Con người hình thành cảm xúc với một đối tượng ở ba cấp độ: visceral (nội tạng), behavioral (hành vi) và reflective (phản xạ). Visceral Emotional (Cảm xúc nội tạng)…