Nối kết điểm: Tại sao thương hiệu công nghệ đang chào đón ngành minh hoạ

Nhiều thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới đang được định hình bởi một trong những hình thức nghệ thuật cổ đại nhất lịch sử – minh hoạ. Những nhà sáng tạo của Dropbox, Slack, và Shopify sẽ cho chúng ta biết lý do vì sao.

Hình mở đầu đến từ bộ tái thiết kế thương hiệu Dropbox.

Khi bắt đầu nghĩ đến những thương hiệu công nghệ được thiết kế để nâng cao chất lượng cuộc sống, bạn hẳn nghĩ đến các hình vẽ biến hoá bởi những con người vui vẻ hoàn thành công việc. Những đường nét sôi nổi và hào hứng đã trở thành một phần quen thuộc của mảng kỹ thuật số đến nỗi chúng ta không hề mảy may tự hỏi: Tại sao người ta lại sử dụng loại hình nghệ thuật phát minh bởi người tối cổ để thể hiện những công nghệ tối tân của hành tinh?

“Rất nhiều những công ty công nghệ đang tập trung vào thành phẩm, chính xác là công việc – và làm việc thì không phải bao giờ cũng vui,” giám đốc nghệ thuật và minh hoạ viên tại Slack Russell Shaw nói. “Chúng tôi đang cố gắng nhắc nhở mọi người rằng, đúng vậy, thứ này là để làm việc, nhưng nó cũng thú vị nữa. Minh hoạ là một phương pháp tốt so với việc sử dụng ảnh stock có một người nhìn chằm chằm mãi vào màn hình điện thoại của họ – là phương thức hay tuyệt để nhân hoá một sản phẩm nhưng vẫn mang lại cảm giác mới mẻ.”

Với Dropbox, hãng hôm nay đã tung ra một bộ tái thiết kế hoàn toàn mới nhấn mạnh vào sự tương phản màu sắc – cho rằng chữ màu tím trên nền màu hồng cam – sẽ tạo ra sự liên kết với minh hoạ gắn liền với lịch sử công ty. “Khi Dropbox vẫn còn là một tân binh, khái niệm dữ liệu đám mây vẫn chưa được hình thành,” trưởng bộ phận minh hoạ Michael Jeter cho biết. “Sản phẩm của chúng tôi có rất nhiều lỗi, và công ty khám phá ra rằng người dùng mong muốn tìm thấy sự trung thành từ nhà sản xuất, hơn là sản phẩm họ tạo ra. Chúng tôi thực hiện bất cứ thứ gì để có thể làm khách hàng hài lòng, khiến họ cảm thấy đang kết nối với những con người thông qua sản phẩm của chúng tôi. Và đó là một truyền thống mà chúng tôi vẫn giữ cho đến bây giờ.”

Hình ảnh cung cấp bởi Dropbox

Như Jeter chỉ ra, dữ liệu đám mây là một tiện ích: người dùng có thể di chuyển từ Box, Google, và hàng tá những đối thủ cạnh tranh khác, và thật khó để nguỵ tạo ra một sự liên kết giữa thương hiệu với khách hàng thông qua một ô vuông trống rỗng trên màn hình. Khi nghĩ đến công nghệ, hầu hết người dùng đều gắn bó với sản phẩm đầu tiên mà họ thông hiểu – đây cũng là một lý do nữa để đẩy mạnh minh hoạ lên hàng đầu.

“Nếu bạn muốn nhấn mạnh ưu điểm của một chương trình, và chứng minh một công cụ tối ưu như thế nào, thì minh hoạ chính là thứ thật sự hữu hiệu,” Meg Robichaud, trưởng nhóm minh hoạ tại Shopify, một công ty Canada cho phép các doanh nghiệp mới thiết lập những cửa hàng online, cho hay. “Suy cho cùng, minh hoạ chỉ là một công cụ giao tiếp, nhưng đây là cách tuyệt vời để thuyết phục khách hàng yêu những thứ kỳ quặc nho nhỏ mà sản phẩm của bạn tạo ra, đồng thời giúp bạn trình bày cách thức sử dụng chúng trong cùng một thời điểm.”

Đây thật sự là phương thức hiệu quả để thống nhất một thương hiệu thông qua hàng ngàn kênh, từ sản phẩm cho tới website hay blog và rất nhiều thứ khác. Nhưng nếu bạn có một nhóm gồm nhiều minh hoạ viên đang xử lý hàng đống những nhiệm vụ khác nhau, sẽ rất khó để giữ được hình tượng chuẩn mực cho thương hiệu. Khi Shopify rời khỏi hình tượng dễ doán lúc trước để tiến tới hình ảnh biểu tượng cho thương nhân hiện nay, phong cách mới đã khai mở rất nhiều sự lựa chọn, nhưng cũng mang theo rất nhiều cơn đau đầu đi kèm.

“Khi tôi mới bắt đầu với Shopify, tôi vô cùng hào hứng để bắt tay vào xây dựng phong cách đẹp đẽ điên đảo này, nhưng khi nhận thấy mọi người vẽ mũi và tai theo rất nhiều cách khác nhau, tôi nhận ra rằng không có cách nào để tạo ra một hướng dẫn chi tiết đầy đủ để nắm bắt tất cả,” Robichaud nói. Cuối cùng, bốn nhà minh hoạ đã đồng ý với nhau về những thứ cơ bản, như độ dày của đường nét, nếp gấp và bóng trên quần áo, và những chi tiết trên tay và chân. Nhưng hơn hết, chúng tôi tập trung hơn vào không khí của mỗi bức tranh – khi một nhân vật nên biểu cảm vui vẻ, trung dung, hay tiêu cực – mọi thứ sẽ thay đổi tùy theo hoàn cảnh.

Hình ảnh cung cấp bởi Shopify

Trường hợp tương tự, Dropbox tạo ra những nét cọ riêng, độ dày nét, và bảng màu để tạo ra sự thống nhất, trong khi bỏ ngỏ những khía cạnh khác để các hoạ sĩ tự do biểu hiện phong cách cá nhân. Trong thời gian người dùng dần trở nên hiểu biết hơn, Dropbox đã rời xa các icon thường thấy là những folder và khung lời thoại để chứa nhận xét. Bây giờ, hình ảnh một toán người bị cách ly thể hiện “từ chối truy cập” mà không cần từ ngữ nào, và một cặp bể cá mini thể hiện cho các lựa chọn kho chứa dữ liệu – lối ẩn dụ thông minh khiến người dùng phải ngừng lại suy nghĩ, và bật cười.

“Thế giới thiết kế đang thờ phụng những ý tưởng khiến cho mọi thứ trở nên đơn giản và dễ nắm bắt đối với tất cả mọi người, và tại Dropbox, chúng tôi hoàn toàn không hứng thú với quan điểm đó,” Jeter nói. “Nếu bạn hẹn hò với một ai đó và họ ngay lập tức kể lể với bạn mọi điều về bản thân mình, bạn tất nhiên sẽ không thấy hứng thú, nhưng nếu để bạn tự khám phá, chắc chắn bạn sẽ trở nên kết nối với người đó. Khi chúng tôi sử dụng những Easter egg (chi tiết ẩn đòi hỏi người dùng để ý kỹ và khám phá) và những trò đùa đầy hàm ý, sẽ có khả năng nhiều người không hiểu, nhưng đối với những người hiểu được thì lập tức họ sẽ có mối liên kết rất “người” với thương hiệu chúng tôi.”

“Tôi nghĩ Michael Bierut chính là người đã chỉ ra rằng nếu người tiêu dùng càng được dẫn lối bao nhiêu, thì họ sẽ trở nên ít hào hứng bấy nhiêu, bởi vì thông tin được đưa vào tay họ một cách thụ động,” Shaw của công ty Slack nói. “Họ vô cùng phấn khởi khi được nhìn ngắm những thứ trừu tượng một tẹo, và chủ động nắm bắt thông điệp; thay vì thấy dòng chữ ‘Đây là dữ liệu’ mà không có bất cứ kết nối cảm xúc nào, chúng tôi đang đẩy mạnh khía cạnh kể chuyện và vui đùa.”

Hình ảnh cung cấp bởi Slack

Trong thời đại minh hoạ và UX đang ngày một phát triển tinh vi hơn, mọi người đang trông ngóng những cách thức mới để thống kê tần suất hiệu quả: Robichaud đang bắt đầu phác thảo sơ đồ những lựa chọn thử nghiệm A/B để dự phòng cho giả thuyết dài hơi của mình rằng minh hoạ là phương thức tốt nhất để hướng người dùng bế tắc đến cách giải quyết. Theo tài liệu của Dropbox thu hoạch được thì hình minh hoạ báo trước của bể cá mini đã giúp cho hàng ngàn người sử dụng tránh được việc bỏ bê kế hoạch chi tiêu của công ty, hiệu quả tương đương với một triệu đô la và củng cố sự cam kết đối với loại hình nghệ thuật này. Nhưng Jeter bị thuyết phục rằng có nhiều hơn nữa những sự tiến triển trong tương lai.

“Hiện nay minh hoạ đã trở thành một công cụ song hành trong công nghệ, mọi người yêu thích vẻ dí dỏm, thân thiện nơi mà những nhân vật cười tươi với bạn như những bà vợ Stepford,” anh nói. “Nhưng [có một sự rời rạc giữa] những kỹ sư sản xuất tạo ra tất cả những công nghệ tinh vi đa sắc thái này trong khi nhóm marketing đang giản lược hoá những thông điệp, thể như họ đang nói chuyện với những đứa trẻ hai tuổi vậy. Khi nền công nghiệp ngày càng phát triển, tôi tin rằng chúng ta sẽ tìm thấy những phong cách minh hoạ phức tạp hơn, nhưng vẫn giúp mọi người kết nối với thương hiệu. Nói tóm lại, minh hoạ có thể giúp bạn hiểu rằng cả một công ty đang chú ý đến những chi tiết nhỏ trong sản phẩm của mình – điều này cho thấy rằng họ thật sự muốn tạo ra những thứ tuyệt vời cho khách hàng.”

Scott Kirkwood

Nguồn: http://99u.com/

Cùng tác giả

#Tag

brand identity công nghệ illustration minh hoa xu hướng

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Đến hẹn lại lên, thời khắc chuyển giao năm cũ, chào đón năm mới là dịp để các artist Việt tham gia vào cuộc chơi “Vẽ linh vật của năm”.…
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Mark Janssen là một họa sĩ minh họa xuất thân tại học tại Học viện Nghệ thuật ở Maastricht, Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp năm 1997, ông vẽ minh…
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Lấy cảm hứng từ những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Studio Ghibli như Cô bé người cá Ponyo, Hàng xóm của tôi là Totoro, Lâu đài bay của…