Lược sử vắn tắt về chủ nghĩa hiện đại ở Mỹ

Mỹ đã tiếp cận Chủ nghĩa hiện đại tại Triển lãm Vũ khí năm 1913, nhưng ban đầu bị công chúng phản đối và từ chối tiếp cận.

Trong các bài đăng “typography cơ bản” của Jan Tschichold, mọi người cũng mong đợi phản ứng tương tự. Tuy nhiên, một số lượng nhỏ người Mỹ là các nhà thiết kế nói chung và nhà thiết kế typography nói riêng như William Addison Dwiggins, S. A. Jacobs, Merle ArmitageLester Beall lại công nhận giá trị của những ý tưởng mới và chủ nghĩa hiện đại từ từ được lồng vào trong thiết kế sách, thiết kế biên tập cho các tạp chí thời trang và tạp chí kinh doanh phục vụ cho khán giả giàu có, các thiết kế đồ họa quảng cáo và của công ty.

Vào những năm 1930, nhiêu nhà thiết kế Châu Âu ủng hộ chủ nghĩa hiện đại đã đem đến những tác động đáng kể ở Mỹ. Một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển thiết kế đồ họa nước Mỹ chính là sự di cư của nhiều nghệ sĩ và nhà thiết kế châu Âu để thoát khỏi sự nổi dậy của chủ nghĩa phát xít. Alexey Brodovitch là một trong những người đã đưa chủ nghĩa hiện đại Châu Âu đến với thiết kế đồ họa của Mỹ.

Image result for america's answer production poster
“Câu trả lời của Mỹ! Sản xuất” (1941) Jean Carlu
“Áp phích tuyển dụng cho Hải quân Hoa Kỳ” (1954) Joseph Binder
Image result for zazzle vintages plakat - cleveland holzleinwand
“Sống tầng thấp” (1936 – 1940) Clough, Stanley Thomas
Image result for wpa posters see america
“Hiểu Châu Mỹ” (1936 – 1939) Dux, Alexander

Những người nghệ sỹ nhập cư

Brodovitch là giám đốc nghệ thuật của Harper’s Bazaar từ năm 1934 đến năm 1958, tại đây ông đã suy nghĩ về cách tiếp cận với thiết kế biên tập. Ông chú ý đến “dòng chảy” của văn bản và hình ảnh xuyên suốt các trang biên tập và có cùng cấu trúc với khoảng trắng, kiểu sắc nét rõ ràng trên trang giấy cũng như sử dụng hiệu ứng tương phản như một công cụ thiết kế chủ đạo.

Ông đã ủy quyền nghệ thuật và nhiếp ảnh từ các nghệ sỹ lớn của châu Âu như Henri Cartier-Bresson, A.Massandre, Salvador Dali,Man Ray; ông đã dạy các nhà thiết kế làm thế nào để sử dụng nhiếp ảnh như là một yếu tố thiết kế, thông qua các thao tác cắt, phóng to, và ghép ảnh.

Image result for herbert matter knoll furniture
“Quảng cáo cho hội Knoll” (1948), Herbert Matter
“Bìa tạp chí Bazaar” bởi Alexey Brodovitch

Thành phố New York đã trở thành trung tâm văn hóa của thế giới trong những năm 1950 -1960 và sáng tạo thiết kế đồ họa là một trong những thành tựu tại đây. Những ảnh hưởng New York đã mang lại bao gồm các giá trị và thái độ tư bản, truyền thống nghệ thuật hạn chế ở Mỹ và di sản dân tộc đa dạng.

Cipe Pineles là giám đốc nghệ thuật nữ đầu tiên của một ấn phẩm truyền thông đại chúng ở Mỹ. Cô cũng là “người đầu tiên” ở nhiều khía cạnh khác: là giám đốc nghệ thuật đầu tiên thuê các nghệ sỹ giỏi để minh họa các ấn phẩm truyền thông đại chúng; người phụ nữ đầu tiên được yêu cầu tham gia Câu lạc bộ Giám đốc Nghệ thuật New York và sau đó là Hall of Fame (Tòa nhà kỷ niệm những người nổi tiếng).

Image result for cipe pineles
Cipe Pineles.
“Bìa của tạp chí Direction” (1940), Paul Rand
Image result for cipe pineles seventeen magazine
“Bìa số báo 17/4/1948” (1948), Cipe Pineles.

Dịch giả: Thảo Tăng
Nguồn: csun

Cùng tác giả

#Tag

chủ nghĩa hiện đại lịch sử thiết kế modern art phong trào nghệ thuật thiết kế đồ hoạ

iDesign Must-try

Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Như bạn biết về sự hiện hữu của công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa hay lĩnh vực sáng tạo… Ở đó, các lĩnh vực được liên kết chặt…
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Yếu tố bản địa hay được giải thích dễ hiểu hơn là văn hóa tại khu vực đó – ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện thiết kế…
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Chúng ta đã cùng tìm hiểu đâu là những điểm khác nhau nhằm phân biệt giữa Nghệ thuật và Thiết kế. Nhưng xét cho cùng, Thiết kế có được coi…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Tiếp theo phần 1, trong phần 2 này hãy cùng iDesign khám phá thêm 5 xu hướng thiết kế sẽ oanh tạc vào năm 2022 nhé! Xu hướng thiết kế…
Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Có gì ở nghệ thuật truyền thống Kanban ở Nhật Bản? Vì sao nét đẹp này từng suýt bị quên lãng?
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 1)
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 1)
Những xu hướng đổi mới nào trong thiết kế sẽ thống trị lĩnh vực thiết kế đồ họa vào năm 2022? Cùng chúng mình xem qua các xu hướng thiết…