Raysa Fontana: ‘Việc vẽ là một hành động tự bảo tồn bản thân’

Là một họa sĩ minh họa mới nổi đến từ Brazil, Raysa Fontana đã kết hợp triết lý thẩm mỹ wabi-sabi vào các tác phẩm của mình. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về cách mà Raysa đã theo đuổi niềm đam mê này nhé.

Chắc hằn ít nhiều bạn đã từng nghe qua về từ wabi-sabi trong lĩnh vực nghệ thuật. Trong tiếng Nhật, wabi-sabi là triết lý sống tập trung vào các khiếm khuyết nhưng không phải để phán xét mà để tìm ra và tôn vinh tính tích cực bên trong. Triết lý này là một quan niệm rất có ý nghĩa đối với họa sĩ minh họa người Brazil, Raysa Fontana (@destopgirl) chia sẻ rằng: “Tôi đã cố gắng chuyển hóa khái niệm này vào tác phẩm của mình (sẽ khá tệ nếu tôi đang làm sai cách lúc này), nhưng chúng đã diễn giải một cách tuyệt vời những gì tôi đang cố gắng bày tỏ.”

Các hình minh họa đầy màu sắc của cô là sự kết hợp giữa sách thiếu nhi thời thơ ấu và bìa tạp chí cũ, chưa kể đến một chút pha trộn từ họa sĩ minh họa Kiichi Okatamoto. Bản thân Raysa cũng thừa nhận những ảnh hưởng này thể hiện rất rõ trong công việc, nhưng không phải lúc nào cô cũng có đủ sáng tạo để thực hiện tác phẩm của mình. Raysa nhớ lại lần đầu tiên làm nghệ thuật khi cô nảy ra ý tưởng ngẫu hứng để chuẩn bị một bữa tối lãng mạn cho cha mẹ. “Tôi muốn họ cảm thấy như đang ở một nơi khác bên ngoài căn hộ tiêu chuẩn thập niên 90 của chúng tôi,” cô giải thích, vì vậy cô đã săn tìm những món đồ tốt nhất từ Trung Quốc và giấu càng nhiều đồ càng tốt dưới giường của bố mẹ như một tác phẩm sắp đặt.

Sau đó vài năm, Raysa đảm nhận vai trò giám đốc nghệ thuật, chủ yếu là chụp ảnh. Đó là một sự nghiệp tuyệt vời và tạo nhiều điều kiện thuận lợi, cho đến khi “áp lực của việc phải kết hợp khía cạnh sáng tạo với vấn đề về tiền bạc trong cuộc sống đã buộc cô phải tham gia thị trường vẽ tranh minh họa cho trẻ em.” Vì vậy, với sự khuyến khích của vợ, hai người chuyển ra vùng nông thôn để làm việc sáng tạo. Họ tự tìm cho mình một ngôi nhà 120 năm tuổi để biến thành một studio chung, dùng nó để tổ chức các buổi hòa nhạc, nấu ăn, quay phim, nhiếp ảnh, vẽ tranh… Hầu hết thời gian chỉ có hai người với những con ngựa, động vật và rừng cây.

Bên cạnh việc vẽ minh họa, Raysa còn là quay phim riêng của vợ mình, ca sĩ Rosie Mankato.

Để cân bằng cuộc sống nơi thiên nhiên, Raysa và vợ đã thường hay xem chương trình Drag Race của Ru Paul, một chương trình mà nữ họa sĩ cho là yếu tố quan trọng trong việc phát triển sự tự tin của bản thân về con người và những gì cô tạo ra. Trên thực tế, cô chỉ mới bắt đầu theo đuổi vẽ minh họa và tên tuổi còn nhỏ trong cộng đồng.

Cô đã phát triển phần lớn tác phẩm bằng một quy trình trực quan. Đầu tiên, hình dung một cảm xúc hoặc ý tưởng phù hợp với và chép lại một cách tốt nhất có thể trong bố cục hài hòa. “Tôi thường thiếu tập trung khi vẽ, hầu như không bao giờ xem xét kỹ thuật vẽ như thế nào,” cô nói thêm. Và, giống như hầu hết các dự án kinh doanh mới bắt đầu, cô đã làm rất nhiều thử nghiệm và gặp sai lầm.

Ý tưởng nảy ra trong đầu cô ấy bất cứ lúc nào. Có thể trong lúc nấu ăn, xem phim hoặc lúc đi dạo. May mắn thay, Raysa đã học được cách làm chủ với sự ngẫu nhiên này: lấy bất cứ thứ gì có thể để phác thảo hoặc viết ra hình ảnh. Ví dụ: trong ghi chú trên điện thoại của cô ấy, bạn có thể tìm thấy một loạt các cụm từ như “nữ hoàng nhện/mạng nhện/quyền trượng/tấm màn che”, và các bức vẽ nguệch ngoạc xuất hiện khắp nơi trong nhà vì tần suất làm việc của cô.

“Vẽ là một cách để đi sâu vào trong tiềm thức của tôi và thoát khỏi sự hỗn loạn ở bên ngoài. Những suy nghĩ vô thức đúc kết lại thành những đường nét và màu sắc giúp tôi có thể hít thật sâu và đem lại chút hy vọng. Vì cuộc sống vẫn còn đó.”

Gần đây, cô đang làm việc trên một loạt các hình minh họa về việc cách ly, về những con người đằng sau cửa sổ. Ý tưởng ban đầu là đáp lại meme “how are you feeling today” nhưng khi càng vẽ, Raysa nhanh chóng quên mất meme và trở nên quan tâm hơn đến những cảm xúc thoáng qua được gợi lên. “Bạn thức dậy với cảm giác một chiều, bạn đọc một số tin tức và chúng thay đổi tâm trạng của bạn, đột nhiên bạn cảm thấy như muốn thay đổi thế giới và vài phút sau đó bạn muốn chết. Điều quan trọng là phải bình thường hóa cảm xúc thoáng qua chốc lát này,” và theo cách này, các hình minh họa của cô thể hiện chính xác điều đó.

Kể từ khi bùng phát dịch bệnh, cô đã phải đứng giữa suy nghĩ “phải làm việc hiệu quả” và “mọi thứ đều có nhịp điệu của nó, hãy khôn ngoan hơn và tập trung vào thời gian của bạn.” Đây là một thế hệ mà những người trẻ Brazil chưa từng trải qua, không chỉ do dịch bệnh, mà còn do thực tế rắc rối về chính trị, kinh tế và môi trường sống. Cô cảm thấy như mình đang tập trung vào việc miêu tả những thứ cảm xúc và tình huống giúp khôi phục lại năng lượng trong nỗ lực hóa giải sự vô vọng.

“Khi làm bất kỳ loại hình nghệ thuật nào, chúng ta đang ném những hạt giống vào vũ trụ. Chúng có thể nở trong vườn của ai đó trong vài ngày hoặc vài năm, nếu có. Sự thật là dạo này, việc vẽ là một hành động tự bản tồn bản thân.”

Đối với Raysa, vẽ vời giống như một cuốn nhật ký, một tài liệu, một thông điệp hay một biểu hiện của việc cởi mở. Cô hy vọng sẽ tiếp tục phát triển những quan niệm này thông qua tác phẩm của mình, đồng thời tạo ra tác phẩm cùng với người vợ đa tài của mình là nữ ca sĩ Rosie Mankato. “Chúng tôi đã mong mỏi được phát hành dự án thú cưng của mình có tên là ‘meninas’(có nghĩa là ‘các cô gái’ vì đó là cách mọi người đề cập đến chúng tôi). Đó sẽ là sự tổng hợp của những thứ chúng tôi cùng nhau tạo ra: Phim ngắn, sách dành cho trẻ em và các tác phẩm điêu khắc khổng lồ.” Với những suy nghĩ tích cực đó, gia đình của Raysa đang lan tỏa những thông điệp tốt đẹp đến mọi người.

Một số tác phẩm khác của Raysa Fontana:

Biên tập: Navi Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp

Cùng tác giả

#Tag

Deskstop Girl họa sĩ minh họa illustration illustrator minh họa trẻ em Navi Nguyễn Raysa Fontana wabi sabi

iDesign Must-try

Chú mèo trong ‘khu vườn chữa lành’ của zzoya
Chú mèo trong ‘khu vườn chữa lành’ của zzoya
Bắt đầu với suy nghĩ vẽ ra những điều mình thích, zzoya đã dần lan tỏa một nguồn năng lượng đáng yêu đến những khán giả của mình. Có thể…
Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Đến hẹn lại lên, thời khắc chuyển giao năm cũ, chào đón năm mới là dịp để các artist Việt tham gia vào cuộc chơi “Vẽ linh vật của năm”.…
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Mark Janssen là một họa sĩ minh họa xuất thân tại học tại Học viện Nghệ thuật ở Maastricht, Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp năm 1997, ông vẽ minh…
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Lấy cảm hứng từ những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Studio Ghibli như Cô bé người cá Ponyo, Hàng xóm của tôi là Totoro, Lâu đài bay của…
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Francisco Fonseca là một nghệ sĩ đường phố và họa sĩ minh họa sống ở Porto, Bồ Đào Nha. Bị mê hoặc bởi những kiến trúc nhuốm màu thời gian…
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Ngày 18/09 vừa qua, ca sĩ Phương Mỹ Chi chính thức công bố album mới mang tên “Vũ Trụ Cò Bay”, đánh dấu chặng đường 10 năm ca hát của…