Söre Popitz: Nghệ sĩ nữ duy nhất trong lĩnh vực thiết kế đồ họa ở Bauhaus

Bà đã từng học về typography với Jan Tschichold và học thiết kế với László Moholy-Nagy + Herbert Bayer. Vậy tại sao chúng ta chưa bao giờ nghe đến tên tuổi của bà?

Suốt những năm 1930 ở Đức, có một tạp chí về phong cách sống mà bất kì phụ nữ trẻ nào cũng cần phải có. Là ấn phẩm cần thiết cho những ai muốn tham khảo mẫu váy ngắn, kiểu tóc và cách vẽ viền mắt, die neue linie xuất hiện lần đầu tiên trên sạp báo vào năm 1929 với hướng dẫn và bí quyết từ những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, từ thời trang, trang trí nhà cửa đến thể thao. Những tác phẩm nghệ thuật trên tạp chí được định hướng bởi Herbert Bayer của trường phái Bauhaus và thực hiện bởi László Moholy-Nagy, Walter Gropius cùng một nghệ sĩ nữ với phong cách nghệ thuật hiện đại. Làm việc bên cạnh những họa sĩ nam khác trong lĩnh vực tạp chí, cô là một nhà thiết kế ít ai biết đến với cái tên Söre Popitz.

Sinh ra ở Irmgard Sörensen năm 1896, Popitz là nghệ sĩ nữ duy nhất theo đuổi ngành thiết kế đồ họa sau khi học tại trường Bauhaus. Nhà thiết kế và nghệ sĩ đã ra đi vào năm 1993, hưởng thọ 97 tuổi; cuộc đời bà gần như dàn trải gần hết thế kỉ 20. Khi bà bắt đầu làm freelancer vào những năm của thế kỉ 20, đó là lần đầu tiên mà một người phụ nữ làm việc trong lĩnh vực thiết kế đồ họa. Thời gian trôi qua, Popitz dấn thân ngày càng sâu vào lĩnh vực nghệ thuật thương mại, từ đó tích lũy kiến thức từ chủ nghĩa hiện đại ở Đức. Sau đó, bà tiếp tục theo đuổi con đường sự nghiệp riêng của mình.

Khi Popitz lần đầu đăng kí vào học tại trường Bauhaus vào tháng 10 năm 1924, bà vừa mới hoàn thành chương trình 7 năm ngành nghệ thuật thủ công tại Học viện nghệ thuật danh tiếng ở Leipzig. Ở đó, bà đã theo học nhà thiết kế chữ chủ nghĩa hiện đại Jan Tschichold và cũng là một trong số ít phụ nữ được cho phép học tại trường. Khi bà chuyển sang học trường Bauhaus tại Weimar, trường cũng tạo điều kiện để nhiều phụ nữ được theo học, dù vậy họ được khuyến khích để theo học ngành thêu dệt thay vì các ngành học có nhiều nam giới như hội họa, kiến trúc và typography. Popitz đã đăng kí ghi danh với hi vọng tìm được điều gì đó thân quen, đồng thời bà chỉ đăng kí theo học khóa dẫn nhập được Moholy-Nagy và Josef Albers đảm nhận. Bà đã rời trường sau 1 học kì khi chưa được hướng nghiệp để theo đuổi ngành thêu dệt.

Việc chuyển trường sớm như thế là yếu tố khiến cho Popitz trở nên vô cùng thành công trong lĩnh vực mà những nghệ sĩ nữ khác phải chật vật để hoạt động. Lý do mà Popitz không tiếp tục theo học tại Bauhaus là không hoàn toàn rõ ràng khi trường di chuyển từ Weimar sang Dessau vào cuối học kì đầu tiên của bà. Theo như những gì ghi chép trong nhật kí của bà tìm thấy tại viện lưu trữ Bauhaus Dessau Foundation, dường như bà không tuân theo phương châm hoạt động của trường: “nghệ thuật và công nghệ – một khối thống nhất mới.” Tuy nhiên, khi Popitz quay trở lại Leipzig để hoạt động, bà đã ứng dụng tinh thần Bauhaus trong dự án hợp tác với công ty thiết bị nhà cửa và xuất bản cũng như với những doanh nghiệp địa phương khác. Dù nhiều thiết kế thương mại của bà mang dấu ấn ảnh hưởng từ người hướng dẫn nam chủ nghĩa hiện đại, Popitz cũng kết hợp nhiều yếu tố cho thấy sự đa dạng trong trải nghiệm về nữ giới, khiến các thiết kế của bà mang màu sắc nữ quyền nổi bật.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 41a0fb178323e87e04e991ce098f0771.jpg
Ảnh chân dung của IrmgardSörensen-Popitz, 1924. Bản in bạc 12.2 x 9 cm. Bauhaus Dessau Foundation I 44190 / loan from Wilma Stöhr.

“Kể từ lúc tôi biết suy nghĩ” – những năm tháng đầu đời trong sự nghiệp của Söre Popitz

Mẹ chính là người tạo cảm hứng cho Popitz với tiếp xúc đầu tiên là cây cọ vẽ, dựa theo những gì được ghi chép trong nhật ký của bà.”Mọi người thường hỏi tôi, ‘Cô bắt đầu vẽ kể từ lúc nào?’ Tôi trả lời là: ‘Kể từ lúc tôi biết suy nghĩ!'”, bà viết khi nói về bản minh họa cho truyện tranh dân gian. Lúc còn trẻ ở Kiel, Popitz đăng kí vào học trường dạy nghề thủ công thành phố vào năm 1917 để theo đuổi lĩnh vực tiếp thị thủ công và chuyển sang Leipzig để tham dự học viên nghệ thuật. Một tấm ảnh chụp hình lớp cho thấy bà và một vài nghệ sĩ nữ khác nổi bật trong đám đông mặc đồng phục nam.

Theo Steffen Schröter, nhân viên của Bauhaus Dessau Foundation – người đầu tiên nghiên cứu về các tác phẩm của Popitz, giáo sư và nghệ sĩ đồ họa Hugo Steiner-Prag của học viện là người chịu trách nhiệm cho việc mở đơn đăng kí cho học viên nữ. Tuy nhiên, Steiner-Prag lại bất đồng quan điểm với đồng nghiệp và phải trải qua 2 lần nộp đơn thì Popitz mới được nhận.

Khi đăng kí chính thức, tác phẩm của Popitz nhanh chóng được cộng đồng thiết kế địa phương chú ý, nó được trưng bày tại một buổi triển lãm nghệ thuật quảng cáo và vào năm 1920, bà đã thắng giải trong cuộc thi poster danh giá. Phong cách làm nghệ thuật của bà bắt kịp xu hướng minh họa trang trí sặc sỡ, mặc dù trong đó có một vài chi tiết trừu tượng với vẻ đẹp của những hình dạng và đường nét riêng biệt được bà ứng dụng sau này khi hợp tác cùng đồng nghiệp Bauhaus.

Trong suốt quá trình học tập tại học viện, Popitz đã làm quen với Tschichold và đăng kí theo học lớp của ông. Sau khi đi dự buổi triển lãm Weimar Bauhaus đầu tiên vào năm 1923, Tschichold là người ủng hộ cho phong cách thiết kế chủ nghĩa hiện đại. Dường như ông cũng là người đầu tiên hướng dẫn cho Popitz tiếp xúc với tư tưởng chủ nghĩa hiện đại. Ngay khi tốt nghiệp vào năm 1924, bà đã kết hôn với nhà vật lý học và nhà nhân chủng học người Leipzig, Friedrich Popitz. Bà ngày càng trở nên tò mò hơn với lối thiết kế chủ nghĩa hiện đại, từ đó quan tâm đến ngôi trường có tiếng tăm về phương pháp thiết kế ở thành phố lân cận Weimar. Popitz quyết định tìm hiểu thêm về chúng. “Tôi đến với trường Bauhaus vì thích gặp gỡ những người cùng chung tư tưởng,” bà viết trong nhật ký của mình.

Söre Popitz, quảng cáo cho Thügina, 1925/1933. Bản in giấy, 14.9 x 12.5 cm. Bauhaus Dessau Foundation I 44143  / loan from Wilma Stöhr.

Điêu khắc nguyên liệu: Cuộc sống sinh viên tại Bauhaus

Khi mới vào học, tất cả học sinh tại Bauhaus sẽ trải qua một năm để tham gia đào tạo cơ bản trong khóa học dẫn nhập với các bài thực hành về màu sắc, hình dạng và nguyên liệu. Popitz là một học sinh ở Weimar và khóa học được đảm nhiệm bởi Moholy-Nagy cùng Albers. Những bài học của Moholy-Nagy tập trung vào xây dựng, tính cân bằng và nguyên liệu trong khi Albers dạy về kĩ thuật làm thủ công. Trong suốt thời gian diễn ra workshop về tính cân bằng và nguyên lý thị giác của Moholy-Nagy, Popitz đã nghiên cứu về nguyên liệu kính, dây dẫn, kim loại và gỗ.

Trong nhật ký, Popitz có viết ngắn gọn về thời gian theo học Moholy-Nagy: “Ngày hôm qua tôi cần phải hoàn thành yêu cầu mà Moholy đặt ra. Ông yêu cầu chúng tôi phải đạt được mức độ chính xác tối đa về đo lường toán học. Ví dụ, độ cân bằng giữa phần màu đỏ, xanh lam và vàng được tính toán theo công thức […] Nghệ thuật và toán học phải trở thành một khối thống nhất để không còn cụm từ “nghệ thuật tự thân thuần khiết” nữa. Điều này khiến tôi suy nghĩ ít nhiều.”

Đặc biệt, bà viết trong nhật ký với tuyên bố rằng bà không cần phải bận tâm đến những câu hỏi triết lý về khuynh hướng nghệ thuật bởi “bất kì người phụ nữ nào cũng có thể làm nghệ thuật.” Khẳng định này cho thấy sự phản đối với quan điểm ngăn cản phụ nữ theo đuổi con đường nghệ thuật dù đặt trong bối cảnh chính trị bao quát ở trường học.

Như một phần của khóa học dẫn nhập tại Bauhaus, học sinh cũng sẽ tham gia lớp lý thuyết màu sắc bởi Paul Klee và Wassily Kandinsky. Những tác phẩm hội họa trừu tượng của Popitz được thực hiện trong suốt thời gian ở Weimar và sau này cho thấy ảnh hưởng sâu sắc của phong cách nghệ thuật từ Klee.

“Những giờ học với Klee, hội nghị chuyên đề với Kandinsky và nghệ thuật điêu khắc nguyên liệu với Moholy-Nagy là vô cùng quan trọng đối với tôi. Tuy nhiên tôi không thể đi cùng với Bauhaus ở chặng đường tiếp theo,” bà chia sẻ trong nhật ký.

Söre Popitz, thiết kế poster cho Bode Gymnastik, 1925/1930. Poster paper, 44.9 x 59.8 cm. Bauhaus Dessau Foundation I 44251  / loan from Wilma Stöhr.

Designing New Lines: Làm freelancer ở Leipzig

Khi quay lại Leipzig năm 1926, Popitz đã in các bản danh thiếp mô tả rằng bà là một chuyên viên trong “lĩnh vực thiết kế quảng cáo.” Một dự án mà bà từng thực hiện là quảng cáo cho studio thể hình địa phương của người bạn thân Charlotte Selver-Wittgenstein. Thiết kế poster với những con chữ được đặt ngay ngắn trong hệ thống lưới cho thấy ảnh hưởng của phương thức làm typography của Tschicholdian với phần khung mà Moholy-Nagy đã sử dụng ở Bauhaus.

Khoảng thời gian của Popitz tại Bauhaus giúp bà định hình phong cách cá nhân với những đường nét trong mẫu quảng cáo mà bà đã thiết kế cho công ty thiết bị nhà cửa Thüngia. Các tác phẩm của Popitz khắc họa cuộc sống của Thüngia – một người bác sĩ, người chồng và vợ, một nhóm nữ. Những thiết kế quảng cáo khác cho của bà mô tả những loại phụ nữ khác nhau, từ những cô gái trẻ trong bộ đầm họa tiết đến người nội trợ trong bộ tạp dề và váy yếm, nón lông và đôi bông tai hào nhoáng.

Söre Popitz, quảng cáo cho Thügina, 1925/1933. Proof on paper, 15 x 12.7 cm. Bauhaus Dessau Foundation I 44148  / loan from Wilma Stöhr.

Những chi tiết hình học vui tươi này gợi nhớ về trang phục trong vở diễn Triadic Ballet của Oskar Schlemmer. Thiết bị nhà cửa trong các poster được thể hiện với các đường nét mỏng thanh thoát và thiếu đi tính chi tiết, cùng với typography đơn giản tạo ra cảm giác rõ ràng và mang hiệu quả cao. Những lối thiết kế kiểu này có khả năng truyền tải tính hiện đại, chức năng và đơn giản, thích hợp cho đối tượng khách hàng hiện đại. Phong cách làm nghệ thuật của Popitz lấy phụ nữ làm trọng tâm, trang phục có tính hơi trừu tượng nhưng rất chi tiết, với hơi hướm truyền thống lẫn hiện đại thích hợp với những người nội trợ và doanh nhân nữ.

Trong những năm đầu làm freelancer, Popitz cũng đã làm việc với nhà xuất bản Otto Beyer ở Leipzig để cho ra ấn phẩm die neue linie trong 20 năm. Một trong những thiết kế ấn tượng nhất của bà cho nhà in ấn là brochure quảng cáo. Bà đã ứng dụng kĩ thuật photomontage mirrors của Moholy-Nagy (Popitz đã thử nghiệm với kĩ thuật này khi còn học lớp dẫn nhập Bauhaus). Đó là một thiết kế tinh vi, khai thác các nguyên liệu như mảnh kim loại, chữ cái cắt gọn và các yếu tố chập nổi mỏng được in vào trang giấy.

Trong thiết kế quảng cáo cho Thüngia, mỗi hình ảnh người phụ nữ đều mang trang phục khác nhau, từ chiếc tạp dề, váy học sinh và đầm dự tiệc thời trang. Tất cả đều có điểm chung là họ đều cầm ấn phẩm trên tay. Với thiết kế này, Popitz nhận định rằng mọi phụ nữ đều có thể liên hệ đến Otto Beyer. Sự đa dạng trong các yếu tố hình ảnh của bà thể hiện quan điểm rằng bà không muốn bao quát tất cả mọi phụ nữ mà nhắm đến từng cá nhân một.

Söre Popitz, thiết kế bìa brochure cho nhà xuất bản Otto Beyer, 1934. 21 x 15 x 0.2cm. Bauhaus Dessau Foundation I 44165  / loan from Wilma Stöhr.

Thời gian làm việc với Otto Beyer và Herbert Bayer là lúc mà Popitz bắt tay vào thực hiện die neue linie (“the new line”), tựa đề chính thức của nhà xuất bản. Trang bìa của ấn phẩm đầu tiên cho thấy một bản photomontage của Moholy-Nagy khắc họa một người phụ nữ trong bộ áo khoác lông dưới lớp kính cửa sổ có tấm rèm tầm nhìn hướng về dãy núi. Trang bìa kết hợp kiến trúc hiện đại của thời đại – với điểm nhấn vào chi tiết cửa sổ bằng kính lớn – và hình ảnh người phụ nữ mới và hiện đại. Dòng chữ “new line” của tên quyển tạp chí có liên hệ đến thiết kế hiện đại cũng như hình bóng người phụ nữ. Theo Schröter, Popitz có liên hệ với giáo viên lúc trước của mình và Otto Beyer để thực hiện.

Trang bìa của ấn phẩm đầu tiên cho thấy một bản photomontage của Moholy-Nagy khắc họa một người phụ nữ trong bộ áo khoác lông dưới lớp kính cửa sổ có tấm rèm tầm nhìn hướng về dãy núi.

Thiết kế Popitz cho tựa đề bao gồm các bản minh họa và cắt dán cho đến thiết kế trang bìa sau cũng như trang quảng cáo tích hợp các kiểu chữ và hình vẽ. Bà tạo ra một trang bìa trước duy nhất cho die neue linie: một bản photo-montage năm 1931 cho thấy sự liên hệ rõ ràng với phong cách làm trang bìa cả Moholy-Nagy khi sử dụng hình ảnh phong nền dãy núi. Phía trước phong cảnh núi tuyết là một người phụ nữ với kiểu tóc cắt ngắn. Hình ảnh chiếc ban công với 3 thanh ngang mỏng trên nền tường trắng gợi nhớ đến thiết kế của kí túc xá của trường Bauhaus ở Dessau mà Popitz đã có dịp ghé thăm một vài năm trước. Việc ứng dụng lối kiến trúc nghệ thuật hiện đại này vô cùng phù hợp cho ấn phẩm bởi nội dung là một bài viết được thực hiện bởi giám đốc và kiến trúc sư tòa nhà Bauhaus ở Dessau, Walter Gropius.

Söre Popitz, thiết kế trang bìa cho die neue linie, issue 12, 1931. 37 x 26.9 cm. Bauhaus Dessau Foundation I 44174  / loan from Wilma Stöhr.

Real Pictures: Những năm tháng trong và hậu chiến tranh

Otto Beyer vẫn giữ Popitz lại làm việc suốt thời kì xã hội chủ nghĩa của Đức. Để chống chọi với thời kì chiến tranh khó khăn, Popitz đã chuyển sang lĩnh vực hội họa trang trí. Bà vẽ hoa, chân dung tự họa chi tiết và minh họa bởi bản thân không còn cảm thấy bất kì niềm cảm hứng nào cho “các chi tiết ở thế giới thực”.

Vào thời gian ban đầu của chế độ chính quyền Nazi, Popitz đã cất giấu tất cả những nghiên cứu ở Bauhaus trong văn phòng bác sĩ của chồng mình và sau đó tất cả bị tiêu hủy trong đợt dội bom ở Leipzig. Đa số các tác phẩm của bà đều bị mất tích. Những gì mà bà đã tạo ra cho Otto Beyer trong những năm tháng chiến tranh vẫn còn là bí ẩn bởi nhà máy in ấn cũng bị phá hủy nặng nề. Vì những mất mát ấy, Schröter đã ghi chú rằng những tác phẩm thương mại của Popitz cũng rất mơ hồ.

Sau khi chính quyền Soviet chiếm đóng miền đông nước Đức, Popitz và chồng đã lẩn trốn sang Frankfurt am Main. Friedrich mất một vài tháng sau khi họ chuyển đi. Từ năm 1949 trở đi, Popitz trở thành người vẽ phác họa cho công ty xuất bản Schwabe, một chi nhánh của Otto Beyer và dường như bà đã ngừng theo đuổi ngành quảng cáo. Vào nửa cuối cuộc đời, phần lớn các tác phẩm thương mại của bà là các mẫu thiết kế cho Insel-Bücherei, một loạt sách với tựa đề được bao bọc bằng các chủ đề trừu tượng.

Khi dạo quanh các cửa hàng sách ở Đức, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều tác phẩm từ Insel-Bücherei trong các góc sách tối tăm, nơi bạn có thể lướt qua một thiết kế của Popitz. Phong cách thiết kế từ những năm 50 và 60 của bà xuất phát từ quá khứ với các chi tiết chủ nghĩa biểu hiện, các nét cọ vẽ dài màu xanh trầm lặng. Những gì mang tính chất hiện đại từ quá khứ đều có câu chuyện lịch sử rất dài.

Khi Popitz mất vào năm 1993, di sản của bà đươc trưng bày tại phòng Wuppertal, sau đó chuyển sang Bauhaus Dessau Foundation vào năm 2011. Xin gửi lời cám ơn đến Steffen Schröter, nhân viên tại viện Foundation đã chia sẻ luận văn nghiên cứu này.

Tác giả: Madeleine Morley
Người dịch: Đáo
Nguồn: Eye on Design

Cùng tác giả

#Tag

bauhaus graphic design Söre Popitz

iDesign Must-try

László Moholy-Nagy (Phần 1)
László Moholy-Nagy (Phần 1)
László Moholy-Nagy là một nghệ sĩ thị giác và một nhà giáo dục nhiệt huyết với tầm ảnh hưởng khó thể đong đếm tới giáo dục, thực hành nghệ thuật…
Bauhaus (Phần 3)
Bauhaus (Phần 3)
Trong phần cuối cùng của loạt bài về Bauhaus, chúng ta tiếp tục tìm hiểu những tác phẩm tiêu biểu còn lại của ngôi trường.  “Tôi coi đạo đức và…
Bauhaus (Phần 2)
Bauhaus (Phần 2)
Bauhaus không thể đạt được thành công và sức ảnh hưởng khó lòng đo đếm của nó nếu không có đội ngũ giảng viên xuất chúng lại vô cùng đa…
Bauhaus (Phần 1)
Bauhaus (Phần 1)
Khi nói về một tập thể những người sáng tạo và giảng dạy có tầm ảnh hưởng lớn nhất với thực hành đa dạng nhất trong nghệ thuật, thiết kế…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Tiếp theo phần 1, trong phần 2 này hãy cùng iDesign khám phá thêm 5 xu hướng thiết kế sẽ oanh tạc vào năm 2022 nhé! Xu hướng thiết kế…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 1)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 1)
Năm 2022 sắp đến gần và nhiều chuyên gia dự đoán đây là một năm phá vỡ mọi quy tắc về thiết kế đồ họa. Mọi thứ đều phá vỡ và…