Sự xa hoa và đẳng cấp trong kiến trúc Art Nouveau đầu thế kỷ 20

Vào đầu thế kỷ 20, một phong trào kiến ​​trúc mới đã đổ bộ châu Âu, tạo ra một số di tích ngoạn mục nhất trong lịch sử. Từ khoảng năm 1890 đến khi bắt đầu Thế chiến I, kiến ​​trúc Art Nouveau xuất hiện mang đến một phong cách trang trí mới công phu và đẳng cấp.

Những bức tranh của Gustav Klimt hay những tác phẩm của Alfonse Manya là những tuyệt tác đã chạm đến đỉnh cao thẩm mỹ Art Nouveau. Một phong cách lấy cảm hứng từ thiên nhiên, nơi các hoa văn được cách điệu kết hợp với nhau tạo nên những kiến ​​trúc táo bạo và công phu. Những đặc điểm nổi bật của kiến ​​trúc Art Nouveau là gì? Bên cạnh các đường cong và hình dạng được lấy cảm hứng từ tự nhiên, việc sử dụng kính và sắt rèn mang đến yếu tố đặc trưng cho phong cách Art Nouveau. Trên thực tế, các kiến trúc sư trong thời đại này nắm bắt sự sáng tạo do cách mạng Công nghiệp mang lại.

Không chỉ ảnh hưởng đến kiến ​​trúc bên ngoài, Art Nouveau còn là một phong cách xuất hiện trong cả nội thất lẫn vật dụng trang trí. Từ đồ dùng bằng bạc đến giấy dán tường, các nghệ sĩ đã tận tình sáng tạo để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, vừa trọn vẹn vừa đắm chìm trong nghệ thuật. Nhưng cái tên Art Nouveau (Tân nghệ thuật) đến từ đâu? Người Pháp đã đặt tên cho phong cách này tại một phòng trưng bày ở Maison de l’Art Nouveau, một nơi đặc trưng cho phong cách này. Những nó còn có tên khác còn gọi là Belle Epoque, Modernisme, Jugendstil hay Liberty Style, tùy thuộc vào quốc gia.

Hãy cùng iDesign khám phá châu Âu để xem một số kiệt tác về kiến ​​trúc Art Nouveau nhé!

(Ảnh: Romas_Photo / Shutterstock)
(Ảnh: Kiev.Victor / Shutterstock)

1. Secession building – Thủ đô Vienna, nước Áo

Tại Vienna, một nhóm các nghệ sĩ nổi loạn đã xây dựng Secession, một nhánh của Art Nouveau. Tòa nhà này được xây dựng vào năm 1897, là sự hiện hữu của niềm tin trong họ. Gustav Klimt đã tạo nên một kiến trúc mang tính biểu tượng với câu slogan “To every age its art, to every art its freedom” (Dù ở thời nào, nó vẫn là nghệ thuật, dù là nghệ thuật nào, nó vẫn là tự do) , được khắc trên cửa.

(Ảnh: Bozhena Melnyk / Shutterstock)
(Ảnh: Luciano Mortula – LGM / Shutterstock)

2. Casa Battló – Barcelona, Tây Ban Nha.

Hay còn gọi là Nhà xương, Casa Battló được tu sửa lại vào năm 1904 bởi kiến trúc sư nổi tiếng Antoni Gaudí. Đây là một kiến trúc tiêu biểu của Art Nouveau (hay thuật ngữ Modernisme theo tiếng Tây Ban Nha), với mặt trước được uốn cong kết hợp sử dụng kính và sắt.

(Ảnh: Anna Lurye / Shutterstock)
(Ảnh: Zabotnova Inna / Shutterstock)

3. Cat house – Riga, Latvia

Riga là nơi dành cho những người yêu thích Art Nouveau, vì ở đây ước tính rằng một phần ba các tòa nhà của thành phố đã được xây dựng theo phong cách này. Được xây dựng vào năm 1909, Cat House lấy tên này vì có hai chú mèo được điêu khắc trên mái nhà.

(Ảnh: Wikipedia)
(Ảnh: Wikipedia)

4. Khách sạn Tassel – Brussels, Bỉ

Toà nhà tại Bỉ này được xây dựng từ năm 1893 đến 1894 cho nhà khoa học và giáo sư Emile Tassel. Việc sử dụng vật liệu xây dựng chính bằng kính và sắt của kiến trúc sư Victor Horta đã giúp khách sạn Tassel vinh dự trở thành tác phẩm kiến trúc Art Nouveau đầu tiên. Các lan can, nội thất phức tạp, tường nền với họa tiết Art Nouveau cho thấy phong cách này được sử dụng cho cả ngoại thất lẫn nội thất.

(Ảnh: Four Seasons Budapest)
(Ảnh: Lefteris Papaulakis / Shutterstock)

5. Gresham Palace – Budapest, Hungary

Được mệnh danh là khách sạn Bốn Mùa, Gresham Palace ở Budapest là một văn phòng và căn hộ được hoàn thành vào năm 1906. Thú vị hơn, không gian này còn được sử dụng làm doanh trại quân đội trong Thế chiến II của Hồng quân.

(Ảnh: SvetlanaSF / Shutterstock)
(Ảnh: hydra viridis / Shutterstock)

6. Toà nhà Municipal – Prague, Cộng hoà Séc

Tòa nhà dân sự này được xây dựng tại cung điện Hoàng gia cũ và bắt đầu mở cửa cho công chúng vào năm 1912. Toà nhà được trang trí công phu bởi các chi tiết mang tính ẩn dụ nhằm tôn vinh thành phố. Một số chạm khắc lấy cảm hứng từ văn hóa “ngoại lai”, chẳng hạn như từ Ai Cập. Toà nhà này có phòng hòa nhạc, quán cà phê, phòng khiêu vũ và văn phòng, tất cả vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay.

(Ảnh: Kiev.Victor / Shutterstock)
(Ảnh: Kiev.Victor / Shutterstock)

7. Toà nhà Old England – Brussels, Bỉ

Từng là cửa hàng bách hoá cũ, toà nhà này được xây dựng vào năm 1899, hiện nay là bảo tàng nhạc cụ Brussels. Được làm từ thép và kính, đây một ví dụ điển hình của kiến trúc Art Nouveau, nó cho thấy những công nghệ mới được tạo ra bởi cách mạng Công nghiệp, giúp các kiến trúc sư đạt đến tầm cao mới của sáng tạo.

(Ảnh: Sorbis / Shutterstock)
(Photo: Wikicommons)

8. Metro Entrances – Paris, France

Từ năm 1900 đến 1912, 141 lối vào tàu điện ngầm với phong cách Art Nouveau đã được lắp đặt tại Paris. Được thiết kế theo hai phong cách của kiến trúc sư Hector Guimard, 86 kiến trúc khác của ông vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Guimard đã tạo ra hai loại lối vào, một trong hai lối được lắp mái bằng kính, một số bảng điều khiển được trang trí họa tiết hoa. Các lối vào đã trở thành một biểu tượng được yêu thích của Paris, một bản mô phỏng của một lối vào bằng mái kính đã được dựng lên vào năm 2000 tại trạm dừng Châtelet.


Điều gì làm nên sự khác biệt giữa Art Nouveau và Art Deco?

Art Deco, thường bị nhầm lẫn với Art Nouveau, hai loại kiến trúc chắc chắn không thể thay thế cho nhau. Trên thực tế, phong cách Art Deco nổi lên trong giữa những năm Thế chiến. Một trong những phong cách khởi đầu cho toàn thế giới, nhiều ví dụ cùa nó có thể được tìm thấy khắp nơi từ New York đến New Zealand.

Kiến trúc Art Deco được sắp xếp hợp lý hơn, nhưng có kết cấu dày với các hình dạng hình học. Những tòa nhà chọc trời vĩ đại ở New York từ những năm 1930 đều là ví dụ của Art Deco. Tận dụng lớp mạ crôm và thép không gỉ, mặt tiền không có trang trí phức tạp như Art Nouveau. Phong cách này phát triển mạnh mẽ vào những năm 1920 và 1930, kết hợp các yếu tố thiết kế từ kiến trúc Ai Cập, Châu Á và Tiền Columbus.

Những ví dụ về kiến trúc Art Deco sau đây sẽ cho thấy nó là một phong cách quốc tế thực sự.

Toà nhà Chrysler. Thành phố New York. 1930. (Ảnh: Drop of Light / Shutterstock)
Khách sạn Fairmont Peace, Thượng Hải, Trung Quốc. 1956. (Ảnh: GuoZhongHua / Shutterstock)
Eden Theater. Lisbon, Portugal. 1931. (Photo: StockPhotosArt / Shutterstock )
Khách sạn Colony. Miami, Florida. 1935. (Ảnh: travelview / Shutterstock)
National Tobacco Company. Napier, New Zealand. 1933. (Ảnh: ChameleonsEye / Shutterstock)

Biên tập: Thao Lee
Nguồn: My Modern Met
Tác giả: Jessica Stewart

Cùng tác giả

#Tag

art history Art nouveau belle epoque Heirstory Jugendstil kiến trúc kiến trúc châu Âu Liberty Style lịch sử Modernisme tân nghệ thuật đầu thế kỷ 20

iDesign Must-try

Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi – một nghệ sĩ và nhà thiết kế Nisei tức là người Nhật thế hệ thứ hai (tại Mĩ và Canada) – đóng vai trò rất quan trọng…
ELLE Fashion Show 2023: Giao lộ thời trang & Kiến trúc
ELLE Fashion Show 2023: Giao lộ thời trang & Kiến trúc
Ngày 07/12/2023 – ELLE Fashion Show 2023 chính thức công bố chủ đề GIAO LỘ THỜI TRANG & KIẾN TRÚC sẽ diễn ra vào ngày 20/12/2023 tại Dinh Độc Lập,…
Kasaya - nhà hàng chay với thiết kế lấy cảm hứng từ vạt áo cà sa
Kasaya - nhà hàng chay với thiết kế lấy cảm hứng từ vạt áo cà sa
Công trình được xây dựng trên khu đất 20x20m của phố Hàng Than (Hà Nội), với 8 tầng, trong đó 4 tầng nhà hàng, 1 tầng khối phụ trợ –…
Copenhagen giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu với kiến ​​trúc chống chịu khí hậu
Copenhagen giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu với kiến ​​trúc chống chịu khí hậu
Với việc Copenhagen (thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Đan Mạch) đăng cai Đại hội Kiến trúc sư Thế giới UIA, thành phố đặt mục tiêu…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Hội quán Quảng Đông: Không gian văn hoá mới được phục dựng giữa lòng phố cổ Hà Nội
Hội quán Quảng Đông: Không gian văn hoá mới được phục dựng giữa lòng phố cổ Hà Nội
Với diện tích lên tới 1800 m2, hội quán Quảng Đông vừa được phục dựng là một quần thể kiến trúc cổ kính, đặc sắc thể hiện nỗ lực bảo…