Sức mạnh của nguyên tắc 80/20 trong thiết kế tương tác

Quy tắc 80/20 quy định rằng 80% kết quả trong bất kỳ hệ thống lớn nào là do 20% các biến trong hệ thống đó gây ra.

Dưới đây là một số ví dụ:

  • 20% cuốn sách tạo ra 80% dự đoán
  • 80% thời gian dành cho 20% ứng dụng
  • 80% người dùng dựa vào 20% tính năng của ứng dụng

Nguyên tắc 80/20 nổi tiếng này được nghiên cứu đầu tiên bởi một nhà kinh tế người Ý, tên là Vilfred Pareto, người đã thấy rằng 80% đất đai Ý thuộc sở hữu của 20% dân số. Sau đó, cố vấn quản lý Joseph M Juran cũng nhận thấy điều tương tự trong bối cảnh kinh tế và đặt tên cho nguyên tắc này là Pareto.

Một số điều quan trọng cần lưu ý của nguyên tắc 80/20

  1. Nguyên tắc này có thể được sử dụng trong bất kỳ bối cảnh/địa điểm nào để tìm nguyên nhân và kết quả
  2. 80 và 20 không phải là số liệu thống kê cố định, nó chỉ là một dấu hiệu cho thấy tỷ lệ phần trăm nguyên nhân nhỏ hơn đáng kể so với tỷ lệ phần trăm kết quả (cũng có thể là 90/20, 70/50)
  3. Nguyên tắc 80/20 còn được gọi là Nguyên tắc Pareto, Nguyên tắc Juran.
  4. Tổng các số không nhất thiết tối đa là 100 (90/15)
  5. Nó là một công cụ phân tích hữu ích

Làm cách nào chúng ta có thể áp dụng Quy tắc 80/20 trong IXD?

Bạn đã biết được những điều cơ bản của nguyên tắc 80/20, và câu hỏi đặt ra là: Nguyên tắc này được đặt trong ngữ cảnh nào của thiết kế tương tác (Interaction Design – IxD) nói riêng? Dưới đây là một số ví dụ để đánh giá nó trong bối cảnh thiết kế tương tác:

1. Các tab menu

20% chức năng sử dụng chiếm tới 80% thời gian của người dùng

Các menu được gắn thẻ (thanh điều hướng phía dưới và trên cùng) là các tùy chọn được sử dụng nhiều nhất hiện nay trên hầu hết các ứng dụng. Các menu này hiển thị 3 -5 chức năng hàng đầu (20%) của ứng dụng, chúng chiếm 80% thời gian của người dùng trên ứng dụng. Điều này không chỉ làm tăng khả năng sử dụng và tốc độ thực hiện các tác vụ cụ thể, mà còn cho phép người dùng truy cập trực tiếp vào những gì họ muốn bên ngoài ứng dụng.

Chúng ta có thể xem xét sự phát triển của các menu theo quy tắc 80/20. Việc nghiên cứu những chức năng người dùng sử dụng thường xuyên sẽ giúp bạn tìm ra cách giúp họ tiếp cận trang hiệu quả nhất. Phân tích dữ liệu này trong nhiều năm, bạn sẽ có nhiều ý tưởng hơn để tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả của ứng dụng.


2. Phân tích (Nghiên cứu người dùng)

20% chức năng được sử dụng bởi 80% người dùng

Phân tích một trang web bằng nhiều công cụ khác nhau như heuristic (phương pháp giải quyết vấn đề bằng cách đánh giá kinh nghiệm, tìm giải pháp qua thử nghiệm và rút gọn khuyết điểm), heatmap (bản đồ nhiệt) sẽ giúp bạn trong việc tổ chức và phân bổ các tính năng hàng đầu cho trang. Tập trung vào một số tính năng quan trọng, sau đó thiết kế lại trang web và xem xét tỷ lệ chuyển đổi có tốt hơn, khả năng sử dụng và số lượng người dùng hài lòng có tăng lên không?

Việc phân tích này nên là một quá trình lặp đi lặp lại. Kết quả thu được sẽ luôn thay đổi, vì thế chúng như một bản cập nhật để giữ trang web của bạn đồng bộ với các xu hướng mới nhất và giúp phản hồi người dùng tốt hơn. Ngược lại, quá trình cũng có thể được thực hiện trước khi xây dựng trang web. Những “yêu cầu hàng đầu” của trang sẽ được cung cấp hiệu quả hơn khi nhà thiết kế thấu hiểu các khía cạnh quan trọng nhất của trang web và những gì người dùng mong muốn.


3. Tùy chọn mặc định

20% tùy chọn sử dụng 80% thời gian

Theo thời gian, sự lựa chọn của người dùng sẽ dần làm rõ một số tính năng của ứng dụng. Hãy lưu ý những hành động này để tối ưu hóa các khu vực của trang web/ứng dụng sao cho tiết kiệm thời gian và công sức của người dùng nhất có thể. Việc này sẽ vô cùng giá trị với họ đấy!

Ví dụ, lấy ứng dụng giao thức ăn phổ biến Swiggy. Khi bạn thực hiện lựa chọn món ăn và địa điểm giao hàng, ứng dụng sẽ nhắc bạn lưu địa chỉ là nhà, cơ quan hoặc nơi khác. Điều này cũng đúng với các ứng dụng như Uber và Ola. Những cải tiến này là kết quả của việc đánh giá cẩn thận các tùy chọn hàng đầu mà người dùng đã chọn nhiều nhất (đưa cùng một địa chỉ người nhận cho mọi đơn đặt hàng).


4. Bố cục và nội dung

20% nội dung quan trọng nhất được đưa ra có liên quan đến 80% người dùng

Khi thiết kế một nền tảng cho bất kỳ chức năng nào, việc đầu tiên là hãy chọn đúng nội dung trên những nền tảng thiết kế web cần thiết. Người dùng khi đến với trang web/ứng dụng sẽ mang theo những kỳ vọng nhất định và tìm kiếm tín hiệu hành động nhất định. Mặc dù nội dung dường như chiếm ít không gian nhưng chúng vẫn có sức ảnh hưởng đáng kể. Trong tình huống này, nguyên tắc 80/20 hoạt động như một công cụ định hướng. Nó cung cấp cho người sáng tạo nội dung một mục tiêu để hướng tới và đặt ra nền tảng để làm nổi bật nội dung và tín hiệu.


5. Chọn đúng vấn đề

20% các vấn đề quan trọng nhất khi giải quyết sẽ tạo ra 80% tác động

Chọn đúng vấn đề cần giải quyết, cho dù chọn một vấn đề để trình bày hay chọn vấn đề để giải quyết đều tạo ra rất nhiều tác động. Là nhà thiết kế, nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra những vấn đề khó khăn để giải quyết nhằm mang lại kết quả tốt nhất.

Biên tập: Thao Lee

Tác giả: Anjana Ramesh

Ảnh bìa: Mariusz Wnęk 

Cùng tác giả

#Tag

nguyên lý thiết kế nguyên tắc 80/20 nguyên tắc 80/20 trong thiết kế tương tác nguyên tắc Pareto nguyên tắc thiết kế thiết kế trải nghiệm người dùng thiết kế tương tác

iDesign Must-try

Tất tần tật về nguyên lý thiết kế - Design Principle
Tất tần tật về nguyên lý thiết kế - Design Principle
Hai năm gần đây có lẽ là những năm đầy biến động khi dịch Covid-19 bùng phát và công việc của chúng ta không ngừng gián đoạn. Điều này cũng…
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác là một thành phần quan trọng trong chiếc ô khổng lồ của thiết kế trải nghiệm người dùng (UX). Trong bài viết này, hãy cùng iDesign tìm…
Tương lai nào dành cho các nhà thiết kế UX và UI?
Tương lai nào dành cho các nhà thiết kế UX và UI?
Trong suốt thập kỷ qua, thế giới đã gắn liền với kỹ thuật số hơn bao giờ hết. Đại dịch toàn cầu chỉ càng đẩy nhanh xu hướng đó. Do…
/viết một tay/ Những lầm tưởng về kỳ vọng của người dùng trong thiết kế trải nghiệm
/viết một tay/ Những lầm tưởng về kỳ vọng của người dùng trong thiết kế trải nghiệm
Dưới đây là một trong số hàng trăm thông báo mà bạn có thể nhận được mỗi ngày. Quan sát một phần lớn các sản phẩm digital hiện nay, hầu…
Khác biệt giữa thiết kế lấy người dùng làm trung tâm (HCD) và thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) là gì?
Khác biệt giữa thiết kế lấy người dùng làm trung tâm (HCD) và thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) là gì?
Trong quá trình làm việc với khách hàng và sinh viên thiết kế, tôi thường được hỏi về sự khác biệt giữa thiết kế lấy người dùng làm trung tâm và…
Những điều mà Designer nên học từ thiết kế UX của game triệu đô Candy Crush
Những điều mà Designer nên học từ thiết kế UX của game triệu đô Candy Crush
Một trong những cách tốt nhất để cải thiện thiết kế là học và nghiên cứu từ những sản phẩm vĩ đại. Không có gì quá bất ngờ khi Candy Crush…