Tác phẩm ‘The Problem We All Live With’ của Norman Rockwell và vấn đề Dân quyền của người da màu

Vào giữa thế kỷ 20, phong trào Dân quyền nổ ra đã mang lại sự thay đổi rất lớn tại Hoa Kỳ. Nối tiếp thành công sau thời kỳ Phục hưng Harlem, phong trào này đã xuất hiện để chấm dứt nạn đối xử phân biệt cho người Mỹ gốc Phi, điều đã khiến đất nước này bị tàn phá kể từ khi Nội chiến kết thúc.

Một số nhân vật tiên phong trong phong trào này phải nhắc đến những tên tuổi như Martin Luther King, Jr. & Rosa Parks. Tuy nhiên, ngoài những nhân vật quan trọng này, phong trào Dân quyền còn nhận được sự ủng hộ của một người đặc biệt không thể ngờ đến – Norman Rockwell, họa sĩ da trắng nổi tiếng với những góc nhìn đầy hoài niệm về “average America” (theo Thomas Buechner, Norman Rockwell: Artist and Illustrator). Ông cũng được mệnh danh là “Nghệ sĩ của nước Mỹ”.

Trước những năm 1960, Rockwell đã tạo dựng tên tuổi của mình với tư cách là họa sĩ trang bìa cho The Saturday evening Post. Tuy nhiên, phong trào Dân quyền đã khiến Rockwell có những thay đổi chưa từng có trong sự nghiệp, ông từ bỏ những minh hoạ duyên dáng về cuộc sống hàng ngày để bắt đầu với những bức tranh sâu sắc từ công lý xã hội, trong đó The Problem We All Live With là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông.

1. Về hoạ sĩ Norman Rockwell

Norman Rockwell (1894-1978), Triple Self-Portrait, 1959

Norman Rockwell được sinh ra ở thành phố New York vào đầu thế kỷ 20. Khi còn trẻ, ông đã trở thành một hoạ sĩ xuất sắc với những minh hoạ đỉnh cao cho trang bìa Boys’ Life Magazine khi chỉ mới 18 tuổi.

Bốn năm sau, sự nghiệp của Rockwell lại lên tầm cao mới khi trở thành hoạ sĩ của The Saturday evening Postmột tạp chí nổi tiếng xuất bản hai tháng một lần. Trong khoảng thời gian 47 năm, Rockwell đã hoàn thành 322 trang bìa cho tạp chí, với hầu hết các chủ đề như thời thơ ấu, các cặp đôi và lực lượng lao động Mỹ. Các tác phẩm của ông được người Mỹ xem như biên niên sử về cuộc sống, với những câu chuyện thường ngày được ông chuyển hoá thành nghệ thuật một cách vô cùng tự nhiên.

Đến thập niên 1960, các tác phẩm của Rockwell vẫn được nhận được tình cảm yêu mến của công chúng. Tuy nhiên, vào năm 1963, ông quyết định rời bỏ công việc của mình tại The Saturday evening Post và nhận một vai trò tại Look Magazine. Chính trong thời gian làm việc tại Look, ông dành mối quan tâm sâu sắc đối với với các vấn đề công bằng của xã hội. Một năm sau khi làm việc tại đây, Rockwell đã mang đến một bức tranh Dân quyền nổi tiếng và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ mang tên The Problem We All Live With.


2. Tác phẩm ‘The Problem We All Live With’

Norman Rockwell, “The Problem We All Live With,” 1963

The Problem We All Live With là bức tranh lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật của Ruby Bridges, một cô bé người Mỹ gốc Phi sáu tuổi trong ngày đầu tiên đi học ở ngôi trường dành cho trẻ em da trắng. Bức tranh mô tả hình ảnh cô bé cầm trên tay dụng cụ học tập và mặc một chiếc váy trắng tinh tươm, xung quanh em là các vệ sĩ to lớn bảo vệ. Cô bé vẫn thản nhiên bước đi mặc cho sau lưng là những quả cà chua bị mọi người ném vào. Dòng chữ “NIGGER” trên bức tường như một lời miệt thị dành cho người da màu.

Năm 1954, Brown V. Board of Education Supreme Court quyết định Bridges là một trong sáu học sinh da đen đầu tiên được chọn để bắt đầu học tập tại New Orleans. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất Bridges tiếp tục đến trường William Frantz. Ngày em đến lớp, rất nhiều người da trắng không hài lòng, khiến em nhận rất nhiều lời đe doạ. Tình hình nghiêm trọng đến mức toà án địa phương phải cắt cử ba cảnh sát da trắng to lớn đến hộ tống Ruby đến trường. Thế nhưng, “em không hề sợ hãi”, ông Charles Burks, một trong những người hộ tống em nói. “Cô bé không bao giờ khóc hay rên rỉ. Em bước đi như một người lính nhỏ, và tất cả chúng tôi đều rất tự hào về em”.

Tuy nhiên, sự dũng cảm khi ấy của Bridges không phải là vỏ bọc mà cô tạo nên, nó chỉ đơn giản là sự ngây thơ của một đứa trẻ ngày đầu đến lớp. Năm 2011, cô chia sẻ: “Cô bé sáu tuổi trong bức tranh năm ấy hoàn toàn không biết gì về phân biệt chủng tộc”

Ruby Bridges và bức chân dung của mình

Điều thú vị ở đây chính là hình thức thể hiện mà Rockwell đã tinh tế lồng ghép vào tác phẩm của mình. Bằng cách miêu tả sự to cao lực lưỡng của những viên cảnh sát từ một góc nhìn bên dưới, hoạ sĩ đã nhấn mạnh hình dáng nhỏ bé nhưng vô cùng mạnh mẽ của Bridges, cả sự đáng yêu và ngây thơ của cô.

Ba năm sau khi hoàn thành tác phẩm The Problem We All Live With, Rockwell lại tiếp tục khai thác chủ đề này với tác phẩm minh hoạ mới cho Look mang tên New Kids in the Neighborhood. Tác phẩm mô tả hai nhóm trẻ da trắng và da màu trong bối cảnh ngoại ô thành phố, khung cảnh nổi bật với sự xuất hiện của một chiếc xe tải vận chuyển hàng hoá. Những đứa trẻ da đen được đặt chung trong khu vực hàng hoá và bị những đứa trẻ da trắng trao cho ánh mắt đầy tò mò và soi xét.

Norman Rockwell, “New Kids in the Neighborhood,” 1967

Cùng một chủ đề với The Problem We All Live With, nhưng New Kids in the Neighbours lại có sự thể hiện hoàn toàn trái ngược. Chúng cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Rockwell trong việc ảnh hưởng của nạn phân biệt chủng tộc đối với trẻ em.


3. Giá trị di sản của tác phẩm ‘The Problem We All Live With’

Ruby Bridges cùng cựu tổng thống Obama trò chuyện về bức tranh ‘The Problem We All Live With’ tại bảo tàng Norman Rockwell

Ngày nay, Norman Rockwell vẫn chủ yếu được biết đến với những minh hoạ đặc sắc cho trang bìa The Saturday evening Post. Tuy nhiên, những bức tranh thời Dân quyền, đặc biệt là The Problem We All Live With luôn là một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất của ông.

Một minh chứng cho sự ảnh hưởng của tác phẩm phải nhắc đến cuộc trò chuyện của cựu Tổng thống Barack Obama bà Ruby Bridges tại Bảo tàng Norman Rockwell. “Tôi nghĩ thật công bằng khi nói rằng, nếu nó không dành cho các bạn, tôi có thể không ở đây và chúng ta sẽ không cùng nhau chiêm ngưỡng bức tranh này”, Obama – tổng thống Mỹ gốc Phi đầu tiên nhận xét.

Bà Bridges cũng đã có những chia sẻ cho lời nhận xét của ông. “Chỉ cần ông ấy nói điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với tôi, nghĩa là nó luôn luôn có giá trị. Được kề vai sát cánh cùng lịch sử và nhìn ngắm điều đó, là điều tuyệt vời nhất trong đời”.


Biên tập: Thao Lee
Nguồn: mymodernmet

Cùng tác giả

#Tag

art history black lives matter Heirstory họa sĩ minh họa New Kids in the Neighborhood Nghệ sĩ của nước Mỹ người da màu Norman Rockwell phân biệt chủng tộc Phục hưng Harlem Ruby Bridges The Problem We All Live With The Saturday Evening Post

iDesign Must-try

Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Heta-uma - Khi những bức tranh xấu mà lại đẹp
Heta-uma - Khi những bức tranh xấu mà lại đẹp
Vì sao heta-uma lại có nghĩa là 'xấu mà đẹp'? Phong cách thẩm mỹ này nhằm ám chỉ điều gì?
/Tách Lớp/ ‘Christmas Homecoming’ - Hình ảnh từ 73 năm trước và giờ là mong ước quý giá của hiện thực
/Tách Lớp/ ‘Christmas Homecoming’ - Hình ảnh từ 73 năm trước và giờ là mong ước quý giá của hiện thực
Norman Rockwell được biết đến là người mang đến những hình ảnh biểu tượng cho ngày giáng sinh của nước Mỹ với tình cảm dịu dàng và gần gũi trong…
Từ lá thư từ chối họa sĩ nữ của Walt Disney cho đến vị trí của phụ nữ trong ngành nghệ thuật
Từ lá thư từ chối họa sĩ nữ của Walt Disney cho đến vị trí của phụ nữ trong ngành nghệ thuật
Câu chuyện đằng sau việc nữ giới luôn bị lép vế trong ngành công nghiệp phim hoạt hình.
Lạc vào thế giới bí ẩn đầy mê hoặc của hoạ sĩ Jiayue Li
Lạc vào thế giới bí ẩn đầy mê hoặc của hoạ sĩ Jiayue Li
Jiayue Li là nhà thiết kế thời trang kiêm hoạ sĩ minh hoạ người Trung Quốc, đang sinh sống và làm việc tại thành phố New York, Mỹ. Vẽ là…
/Tách Lớp/ The Gulf Stream - Chất thơ ẩn mình trong những ngọn sóng biển của Winslow Homer
/Tách Lớp/ The Gulf Stream - Chất thơ ẩn mình trong những ngọn sóng biển của Winslow Homer
Nghệ thuật của Homer ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thế hệ họa sĩ kế tục, chúng mang đậm “tính toàn vẹn của tự nhiên”, lột tả hiện thực tràn…