Thiên nhiên - Nguồn cảm hứng vô tận trong chiều dài lịch sử tranh phong cảnh

Trong các phong trào nghệ thuật xưa nay, có một thể loại đặc biệt mạnh mẽ đó là tranh phong cảnh. Ngày nay, các nghệ sĩ đương đại thường tái hiện và lấy cảm hứng từ phong cách lâu đời này một cách trực quan hơn, đặc trưng trong đó là miêu tả thiên nhiên. Để tìm hiểu những ảnh hưởng và khám phá của nghệ thuật phong cảnh này, điều quan trọng là phải hiểu cách mà các nghệ sĩ cả trong quá khứ và hiện tại tiếp cận.

Tranh phong cảnh là gì?

Tranh phong cảnh (hay nghệ thuật phong cảnh) là một thể loại nghệ thuật với chủ đề tập trung vào cảnh quan thiên nhiên. Các bức tranh phong cảnh có thể mô tả một loạt các yếu tố tự nhiên, như núi, rừng, sông và bãi biển. Nghệ sĩ thường mang đến một cái nhìn bao quát về khung cảnh và thường tập trung vào bầu trời.

Phong cảnh được chọn làm chủ đề với nhiều lý do. Ngoài việc muốn diễn tả hoặc mô phỏng lại vẻ đẹp của thiên nhiên, một số nghệ sĩ lại muốn nghiên cứu và khám phá các yếu tố thẩm mỹ khác nhau, như ánh sáng, màu sắc và kết cấu. Ngoài ra, một số nghệ sĩ cũng sử dụng cảnh sắc thiên nhiên như một cách kể chuyện, minh họa một ý tưởng hoặc phép ẩn dụ.

Qua quá trình phát triển, những bức tranh phong cảnh nổi tiếng trong suốt lịch sử cho phép người ta nhận ra những khác biệt và hiểu hơn những nơi mà các họa sĩ phong cảnh đương đại lấy cảm hứng.

Những bức tranh phong cảnh nổi tiếng.

1. The Tempest – Giorgione (C. 1505)

Một bức tranh nổi tiếng thời Phục hưng Ý, trong bức tranh là hai nhân vật được đặt ngang nhau và phía sau là một bầu trời giông bão. Ngay cả khi nhân vật nổi bật hơn phong cảnh nhưng tác phẩm này được coi là một ví dụ điển hình của tranh phong cảnh thời kỳ đầu.

2. View of toledo – El Greco (C. 1506-1600)

Giống như hầu hết các tác phẩm của El Greco, View of Toledo mang đến một cái nhìn về khí quyển và bầu trời. Tuy nhiên, không giống như các tác phẩm chân dung thường gặp khác của ông, bức tranh này miêu tả phong cảnh.

3. Monthly cycle, scene: The hunters in the snow – Pieter Bruegel The Elder (1565)

Bức tranh phác họa phương Bắc thời Phục Hưng, đây là một trong các tác phẩm tái hiện lại một mùa trong năm. Tác phẩm thể hiện sự quan tâm của các nghệ sĩ trong việc nắm bắt các mùa và ý nghĩa sâu sắc chứa đựng quan điểm, chiều sâu của ông.

4. Pastoral Landscape – Claude Lorrain (1648)

Claude Lorrain [Public domain or Public domain], via Wikimedia Commons

Họa sĩ Baroque – Claude Lorrain được biết đến với những tác phẩm bình dị về những cảnh ngụ ngôn có trong kinh thánh hoặc trong thần thoại cổ điển. Pastoral Landscape là một trong những tác phẩm khéo léo đặt trưng của ông. Hãy để ý những tàn tích La Mã trên đường chân trời!

5. Portrait of Mr and Mrs Andrew – Thomas Gainsborough (1749-1750)

Thomas Gainsborough phác họa chân dung ông bà Andrew cùng gia sản của cặp vợ chồng mới cưới. Mặc dù nhân vật đóng vai trò chính trong tác phẩm, nhưng cảnh quan cũng được chú trọng. Theo National Gallery, việc nhấn mạnh vào phong cảnh giúp Gainsborough thể hiện kỹ năng nắm bắt sự thay đổi của thời tiết và phong cảnh thiên nhiên, phong cách này vẫn còn là một điều mới lạ vào thời điểm này.

6. The wanderer above the sea of fog – Caspar David Friedrich (1818)

Đây là một tác phẩm quan trọng của trường phái lãng mạn, tác phẩm này truyền tải những đặc điểm đáng kinh ngạc và tuyệt vời của thiên nhiên. Qua màn sương mù dày đặc, những vách đá lởm chởm và những ngọn núi phía xa phủ đầy cây cối. Trung tâm bức họa là một người đàn ông đang quay lưng hướng ánh nhìn ra những rặn núi phía xa.

7. The hay wain – Jonh Constable (1821)

John Constable [Public domain], via Wikimedia Commons

Constable nổi tiếng với những bức tranh về vùng quê nước Anh. The Hay Wain, một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Constable với chủ đề phong cảnh. Ở phía sau, một bầu trời nhiều mây, hàng cây xanh rì, phía trước, những con ngựa kéo một chiếc xe đẩy qua dòng sông hiền hòa.

8. Clear sky from thirty-six views of mount Fuji – Katsushika Hokusai (1830)

Katsushika Hokusai [Public domain], via Wikimedia Commons

South Wind, Clear Sky là 1 trong chuỗi 36 bức tranh vẽ núi Fuji. Giống như chuỗi tranh của nó, mộc bản này thể hiện một cái nhìn độc đáo về núi Phú Sĩ. Trong mỗi miêu tả riêng biệt, Hokusai sử dụng màu sắc khác nhau và phối cảnh để đưa ra góc nhìn khác nhau từ ngọn núi.

9. View from mount Holyoke, Northampton, Massachusetts, after a thunderstorm-The oxbow – Thomas Cole (1836)

Thường được gọi đơn giản là The Oxbow, tác phẩm này của nghệ sĩ người Mỹ – Thomas Cole tiếp nối những chủ đề thiên nhiên hoang dã với khung cảnh bình dị, mục vụ. Theo Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Cole đã thử nghiệm sự tương phản để nhấn mạnh cảnh quan quốc gia, chỉ ra viễn cảnh tương lai của nước Mỹ.

10. Rain, Steam and speed – The grate western railway – J. M. W. Turner (1844)

Như nhiều tác phẩm của J. M. W. Turner, Rain, Steam and Speed – The Great Western Railway vừa là một cảnh quan đẹp vừa là một nghiên cứu về ánh sáng, chuyển động và màu sắc. Trong khi tác phẩm đặc biệt này nghệ sĩ tập trung vào việc nắm bắt tốc độ của một chuyến tàu, thì phông nền mang đến một cái nhìn phóng khoáng, gần như trừu tượng về thiên nhiên.

11. Impression, Sunrise – Claude Monet (1872)

Claude Monet [Public domain], via Wikimedia Commons

Được vẽ bởi Claude Monet và trưng bày trong triển lãm 1874 theo trường phái ấn tượng, Impression, Sunrise – tên của bức tranh cũng đã được đặt tên theo trường phái ấn tượng. Bức tranh sơn dầu được đặt tại Le Havre – Pháp thể hiện sự ấn tượng của ánh mặt trời phản chiếu trên mặt nước.

12. Mont Sainte – Victoire – Paul Cézanne (1885-1887)

Paul Cézanne [Public domain], via Wikimedia Commons

Sainte-Victoire, một ngọn núi ở miền nam nước Pháp đã được họa sĩ hậu ấn tượng Paul Cézanne phác họa trong tác phẩm này. Trong loạt tranh sơn dầu miêu tả địa hình vách núi, ông thử nghiệm các góc nhìn, bảng màu và quan điểm khác nhau để tạo ra cái nhìn toàn diện về ngọn núi và cảnh quan xung quanh. Trong mô tả từ năm 1837, ông đã dựng khung cảnh với những hàng cây ở phía trước và một ngôi làng ở phía xa.

13. Wheat field with cypresses – Vincent Van Gogh (1889)

Vincent van Gogh [Public domain], via Wikimedia Commons

Wheat Field with CypressesVincent van Gogh với những nét vẽ rất đặc trưng thường thấy trong các mô tả phong cảnh của ông. Chúng bao gồm những cây cao chót vót, những đám mây xoáy và những ngọn đồi thoai thoải. Trong một bức thư gửi anh trai mình, Van Gogh mô tả bức tranh: “Em có một bạt cây bách với một vài hàng lúa mì, một số cây anh túc, bầu trời xanh như một miếng vải kẻ sọc; và cánh đồng lúa mì dưới ánh mặt trời, đại diện cho sức nóng cực độ…”

Một số tranh phong cảnh đương đại

Với lịch sử lâu đời và đa dạng của tranh phong cảnh, không ngạc nhiên khi ngày nay nhiều họa sĩ vẫn say mê thể loại này. Rõ ràng trong bộ sưu tập tranh phong cảnh đương đại này, nhiều nhà sáng tạo đã lấy cảm hứng trong quá khứ để tạo ra nghệ thuật phong cảnh vừa truyền cảm hứng vừa có tính nguyên bản cao.

SCOTT NAISMITH

CLAIR BREMNER

CRYSTAL LIU

JULIAN ONDERDONK

ERIN HANSON
ERIN HANSON

HIDENORI MITSUE

IRENA KONONOVA

ELENA EFREMOVA

TIAN HAISU

YUKARI KAIHORI

ADEM POTAS

STEVNN HALL

Biên tập: Thao Lee
Theo: mymodernmet

Cùng tác giả

#Tag

Heirstory hội họa đương đại nghệ sĩ đương đại nghệ thuật nghệ thuật phong canh tranh phong cảnh tranh thiên nhiên vincent van gogh

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…