Thiết kế poster với phong cách tối giản, tại sao không?

Trong thế giới sáng tạo rực rỡ và hào nhoáng, phong cách tối giản (minimalist) như kẻ đứng ngoài thế cuộc, chễm chệ và uy quyền.

Sáng tạo nghệ thuật hoa lệ và hào nhoáng khiến đám đông ngay lập tức hò reo tán thưởng, lại không phù hợp với nhận diện thương hiệu của bạn? Vậy thì có thể một tấm poster với phong cách tối giản vẫn đầy đủ sự ấn tượng có thể sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn! Trong cuộc chơi về thiết kế, minimalist vẫn luôn là một đối thủ đáng gờm.

iDesign xin được gởi đến bạn những nguyên tắc mà một “tay chơi minimalist” lão luyện cần phải thuộc lòng cùng một vài mẫu poster cùng chủ đề đã được “đóng gói” sẵn sàng. Hy vọng bài viết này sẽ thật hữu ích đối với bạn. Nào, cùng bắt đầu thôi!

1. Hãy lựa chọn thông minh

Phong cách tối giản không hề trói buộc các thiết kế phải đặt những nhân tố chính yếu vào trung tâm của hệ thống lưới. Hãy linh hoạt theo cảm hứng sáng tạo của bạn, lựa chọn những mảnh ghép tối giản, và sắp xếp chúng một cách thông minh. Hình ảnh trên là ví dụ cụ thể mà bạn có thể tham khảo.

Những nhân tố thiết kế được bạn chọn lựa phải có sự tương tác lẫn nhau, hoặc mở ra một câu chuyện có chứa cảm xúc – và bạn chính là người kể lại câu chuyện ấy. Poster sẽ trở thành cầu nối liên kết giữa khách hàng và thương hiệu của bạn.

2. Chơi đùa với những kí tự

Bạn có tin rằng những kí tự xung quanh con chữ có “ma thuật” của riêng chúng? Đùa chút thôi! Nhưng bạn thật sự có thể vận dụng các thiết kế chữ theo nhiều cách khác nhau để tạo ra “phép màu” cho thiết kế poster của mình: sắp xếp chữ cái đứng một mình, hoặc trong một tập hợp nhiều chữ cái, hoặc tạo nên một câu chữ hoàn chỉnh. Chính sự linh hoạt ấn tượng đã giúp các thiết kế chữ nâng cao giá trị cho những sáng tạo minimalist – nơi tồn tại một nguyên tắc bất di bất dịch: tối giản các nhân tố thiết kế đến mức ít nhất có thể.

Chơi đùa với những kí tự, sắp xếp theo nhiều cách khác nhau có thể khiến bạn ngạc nhiên vì hiệu ứng mang lại! Có một designer đang đau đầu làm sao để sắp xếp chữ cái “A” vào thiết kế poster của mình. Cho đến khi một người bạn bước vào phòng và mang đến cho anh một phát minh “ơ rê ka” đầy ngẫu hứng: chữ A có thể biến hóa thành một con mắt. Ngay lập tức, thiết kế của anh chàng designer này trở nên ấn tượng hơn bao giờ hết. Khám phá tưởng chừng như vô cùng đơn giản này lại tạo ra một tác phẩm đậm chất “art” và dễ dàng gây được sự chú ý trước công chúng.

Hãy thử thay đổi vị trí những con chữ mà bạn đang dùng thử xem nào! Biết đâu, tấm poster của bạn sẽ khiến người xem cứ hoài “vương vấn” đấy!

3. Hình minh họa tối giản đi theo một concept

Tạo ra những hình minh họa đơn giản cho thiết kế poster của bạn, bằng cách tối giản hóa các chi tiết và tập trung vào những yếu tố căn bản, hoặc những nhân tố hình học. Trong tâm poster dưới đây, designer đã kết hợp các khối hình tròn và hình tam giác để tạo ra một khung cảnh “mộng mơ” giữa hoàng hôn California.

Hoặc một típ khác mà bạn cũng có thể áp dụng, đó là chiếm trọn thiết kế poster của bạn bằng một hình minh họa trung tâm, hoặc một series những hình minh họa đơn giản lồng ghép sao cho khéo léo và tinh tế. Đây là một gợi ý không tồi phải không nào?

(Nguồn: coloursflyartprints)

4. Sáng tạo con chữ là “cú hích” tuyệt vời

Đừng giới hạn chủ nghĩa tối giản bằng những lối mòn nhàm chán, hãy vận dụng con chữ thật thông minh và biến hóa thiết kế trở nên sáng tạo và ấn tượng. Thiết kế poster ngay dưới đây là một minh chứng rất rõ rệt: chỉ với một dòng copy đơn giản nhưng cực kì đắt giá – Neue & Impreuved – biến thể từ New & Improve (tạm dịch: làm mới và cải tiến) đã biến phần trung tâm của thiết kế trở nên thật độc đáo và dễ dàng thu hút mọi ánh nhìn. Cách chơi chữ độc đáo, đồng thời mang tính chất thông báo các kiểu chữ mới của font chữ Helvetica.

Hãy làm một phép tính đơn giản, giữa một bài thông cáo bình thường và một tấm poster sáng tạo với đầy đủ chức năng cần có; bạn sẽ yêu thích phương án nào hơn?

Cũng với cách tương tự, hãy “nêm nếm” gia vị cho tấm poster bằng cách sáng tạo những con chữ. Nếu bạn vẫn là một copywriter non nớt, hãy vận dụng hết khả năng của mình và viết ra những từ ngữ mà bạn cho rằng có thể áp dụng vào thiết kế. Nhớ nhé, đừng để những suy nghĩ và ý tưởng cứ mãi quẩn quanh trong đầu, viết ra là một cách rất hữu ích giúp kích thích sự sáng tạo. Nếu bí ý tưởng, hãy tạm ngưng trong giây lát, vận động một chút và quay trở lại với danh sách của bạn nào! Các mối quan hệ xung quanh cũng có thể mang lại cho bạn những gợi ý không tồi đấy… Chắc bạn vẫn còn nhớ về khoảnh khắc “ơ rê ka” trong ví dụ ở phần trên phải không nào?

5. Khi mọi thứ “sai sai”, hãy thử các khối hình học

Bất cứ designer nào cũng từng trải qua hoàn cảnh như vậy; vào đêm cận kề deadline vẫn chưa tìm được bất kì ý tưởng nào và hoàn toàn không biết phải bắt đầu từ đâu. Nếu bạn đang rơi vào thế “bí” và minimalist là lựa chọn phù hợp nhất với bạn lúc này, thì hãy bắt đầu từ những khối hình học.

Sử dụng màu sắc lấy từ thương hiệu đại diện, sắp xếp các khối hình một cách ngẫu hứng hoặc theo chủ đích của bạn. Sau đó, sử dụng hệ thống lưới và cho các câu chữ đã được lựa chọn thật “đắt” vào vị trí cần thiết. Thỉnh thoảng, một ý tưởng đơn giản lại sẽ tạo nên một diện mạo ấn tượng và lộng lẫy – vượt xa những gì mà bạn mong đợi.

6. Màu đen mang lại sự thanh lịch và hiện đại

Sử dụng màu đen làm gam màu chủ đạo có thể mang lại cảm hứng thanh lịch và hiện đại cho tấmposter của bạn; ngay lập khiến mọi người phải chú ý. Hãy tạo thành một ấn bản độc quyền, in dưới một phiên bản giới hạn và đánh số thứ tự trên mỗi tấm postcard cùng serie. Chắc chắn sẽ có rất nhiều người khát khao được sở hữu phiên bản poster giới hạn này đấy!

7. Tạo ra một series minimalist

Đau đầu với những chi tiết phức tạp và không biết phải kết hợp chúng như thế nào? Đừng vội vàng trói buộc bản thân với chỉ 1 thiết kế poster duy nhất – hãy thử sáng tạo một chuỗi nhiều poster theo phong cách tối giản, và gói gọn tất cả trong cùng một chủ đề thống nhất.

(Nguồn: liamthinks)

Bạn có thể tạo ra sự liên kết giữa các tấm poster bằng cách tạo ra một khuôn mẫu cho tất cả các thiết kế. Hãy xem xét ví dụ ở trên: mặc dù mỗi poster đều đại diện cho một thành phố khác nhau với những tòa nhà đặc trưng của thành phố đó, nhưng người xem vẫn dễ dàng cảm nhận được mối quan hệ giữa chúng; tất cả đều nhờ cách thức thể hiện của người thiết kế.

Bạn có thể xem thêm ví dụ về series poster ngay dưới đây:

8. Hệ thống lưới – người trợ thủ tuyệt vời

Lưới – một trong những công cụ “quyền lực” có thể giúp bạn gắn kết từng mảnh ghép đơn lẻ thành một tổng thể hoàn chỉnh, đặc biệt nếu bạn đã lựa chọn phong cách tối giản cho thiết kế poster của mình. Sau khi đã xác định được những câu chữ đắt giá nhất cho tấm poster, hãy thiết kế một hệ thống lưới để giúp bạn định vị được nơi mà các “vị vua” sẽ ngự trị.

Nếu bạn lo lắng rằng, sự tối giản làm thiết kế của mình trông thật nhạt nhẽo, hãy thử thêm vào một vài chi tiết phá cách xem nào. Thiết kế của bạn chắc chắn sẽ “mặn mà” hơn ban đầu rất nhiều đấy!

(Nguồn: the LIFESTYLE)

9. Sản phẩm ấn tượng – poster chuyên nghiệp

Hãy để sản phẩm của bạn trở nên thật nổi bật bằng cách đặt chúng vào phần trung tâm trong thiết kế poster. Nếu bạn đang quảng cáo cho một dịch vụ? Chà, mọi thứ có vẻ gay go nhỉ! Nào nào, hãy chọn lấy một chi tiết cụ thể nào đó có liên quan đến đối tượng dịch vụ của bạn và … mọi chuyện trở nên thật dễ dàng. Phương án này sẽ phù hợp cho các thiết kế hướng đến sự chuyên nghiệp và ấn tượng.

Các chi tiết trong ảnh chụp sẽ tạo hiệu ứng sống động và chân thật; do đó bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng cho poster của mình. Nếu bạn không có đủ sự tin tưởng về tính hiệu quả của nguyên tắc này, hãy thử “ngó” qua một chút về tấm poster của hãng rượu Northernmost Cognac. Chất lỏng đựng trong chai có màu hổ phách, cùng với thiết kế bao bì đơn giản với gam màu trắng làm chủ đạo đã tạo ra một ánh nhìn thật sự ấn tượng; đồng thời, khẳng định sự chuyên nghiệp cho sản phẩm mà bạn muốn quảng cáo.

(Nguồn: Pinterest)

10. Chú ý đến nguyên tắc cân bằng

Sự cân bằng là một trong những nguyên tắc tối ưu giúp bạn tạo ra một thiết kế poster hài hòa và ưa nhìn. Để chinh phục được nguyên tắc này, không phải chỉ cần dựa vào các nhân tố thiết kế chính yếu, bạn hoàn toàn có thể tận dụng cả phần không gian âm (khoảng trắng) để truyền tải thông điệp sáng tạo của mình.

Để giúp bạn áp dụng nguyên tắc một cách dễ dàng, hãy thử tưởng tượng rằng bạn đã phân tách các nhân tố trong thiết kế của bạn thành 2 phần. Một nửa là nơi bạn đặt các chi tiết trọng tâm và một nửa là phần còn lại. Nếu bạn cảm thấy rằng khoảng cách phân chia giữa hai phần là đều nhau, vậy tức là bạn đã đi đúng hướng rồi đấy!

Trong poster ở phía trên, nếu chúng ta thay đổi vị trí các chiếc bút chì dịch về phía trung tâm và thu nhỏ phần không gian trắng lại, có lẽ thiết kế của bạn sẽ không tạo được sự hài hòa như chủ ý ban đầu.

11. Các tác phẩm trừu tượng giúp khơi nguồn sáng tạo

Bạn có thể rằng đây là một điều không tưởng, nhưng điều này thực sự là một nguyên tắc rất hữu ích cho các designer. Không thể khẳng định rằng đây là chủ đích của tác giả nhưng bạn có tưởng tượng ra hình ảnh cánh tay của Adam trong bức họa của Michelangelo – The Creation of Adam (tạm dịch: Sự tạo dựng Adam) khi quan sát phần cuống cây trong poster bên dưới không?

Cũng tương tự như thế, sáng tạo ý tưởng dựa trên liên tưởng về các bức họa hoặc hình ảnh nổi tiếng, hoặc tham khảo các chi tiết thú vị và đưa vào poster của bạn sẽ giúp thiết kế của bạn trở nên ấn tượng và đáng nhớ.
Đừng nhầm lẫn giữa việc “đạo” ý tưởng và tham khảo có chủ đích, bạn nhé!

12. Chữ cái không chỉ để viết

“Content is king” – câu chữ làm nên sức mạnh của quảng cáo, nhưng trong thiết kế, chữ cái không chỉ để viết; bạn hoàn toàn có thể tận dụng loại “nguyên liệu” quý giá này thành một nhân tố thiết kế độc đáo và nổi bật. Hãy chọn 2 hoặc nhiều kí tự và sắp xếp chúng trong một khoảng không gian phù hợp. Sau đó, lại tiếp tục lựa chọn màu sắc và loại font cho các kí tự chữ. Và bạn sẽ nhận được một kết quả là một hàng chữ như bạn có thể thấy trong tấm poster bên dưới.

Bạn có thể xây dựng một thiết kế poster theo phong cách tối giản bằng cách tăng kích thước các một vài kí tự và biến chúng thành trọng tâm trong thiết kế của bạn. Nếu có thể, hãy chọn các kí tự tượng trưng cho một ý nghĩa nào đó, hoặc một con số đặc trưng cho mục đích mà bạn muốn truyền tải đến độc giả.

13. Lựa chọn hình ảnh một cách cẩn trọng

Khi lựa chọn hình ảnh cho poster của bạn, hãy ưu tiên các chi tiết có thể giúp bạn đi theo chủ nghĩa tối giản. Kén chọn một chút – với các designer là một nguyên tắc không hề thừa. Hãy chú ý về phần layout. Nếu có thể, hãy chọn hình ảnh trừu tượng có ý nghĩa đặc trưng, hoặc chứa những đường cắt xén ấn tượng. Chúng ta đều nhìn thấy hình ảnh hai bàn tay đang nắm chặt nhau trong tấm poster ví dụ; tuy nhiên, phần cắt, vị trí của cánh tay, và sự tương phản về màu sắc đã mang lại một ấn tượng thị giác mạnh mẽ đến công chúng.

(Nguồn: Redbubble)

14. Hình ảnh cổ động

Nếu bạn đang một concept cổ động mạnh mẽ, chẳng hạn như tấm poster kêu gọi chống lại nạn phân biệt chủng tộc trong phần này, chắc chắn bạn sẽ không cần thêm bất kì chi tiết phụ nào nữa. Hãy chọn lấy một chi tiết cốt lõi thể hiện thật rõ ràng tiếng nói mà bạn muốn thể hiện, thêm một dòng copy cần thiết cho phần trống phía dưới của poster. Vậy là đủ!

15. Đừng “ngó lơ” những khoảng trống

Hãy luôn ghi nhớ rằng, khoảng trống xung quanh các nhân tố thiết kế cũng có tiếng nói của riêng mình. Hãy “tỉnh táo” khi phân chia vị trí cho các nhân tố trong poster, cả kể phần không gian trống. Hiểu rõ mình đang làm gì sẽ giúp bạn truyền tải được câu chuyện của mình một cách rõ ràng và đầy cảm hứng. Không gì tệ hơn việc lưu truyền rộng rãi một thiết kế với các chi tiết rời rạc và phần không gian trống trở nên quá thừa thãi khiến bạn ước rằng giá như mình đã tính toán kĩ hơn.

16. Tương phản mang lại ấn tượng về thị giác

(Nguồn: Pinterest)

Một trong những cách dễ nhất giúp bạn lật ngược tình thế, biến thiết kế quá đỗi bình thường trở nên thật ấn tượng: chính là sử dụng sự tương phản nhằm tạo ra ấn tượng về thị giác. Bạn có thể thực hành điều này với nhiều lựa chọn màu sắc, hoặc đơn giản hơn là chơi đùa với chỉ 2 sắc màu đen và trắng truyền thống.

(Nguồn: Twitter)

17. Đan xen các nhân tố thiết kế

Bạn đã thử lồng ghép các nhân tố thiết kế cho tấm poster của mình chưa nào? Nếu chưa thì đừng ngần ngại mà hãy thử nay nhé! Một chút khéo léo, một chút tinh tế và chẳng mấy khó khăn để tạo ra một tấm poster độc đáo và sáng tạo đâu đấy.

Ví dụ về 2 poster trong mục này chính là một ví dụ đầy sinh động. Bạn thấy đấy, dường như các câu chữ cũng đang nhảy múa theo hình thể của các vũ công. Thật khéo léo và ấn tượng, phải không nào?

18. Nội dung là trên hết!

Hãy để con chữ thể hiện quyền lực của mình. Đặt “vị vua” uy quyền vào vị trí trung tâm của poster, và bạn sẽ hiểu tại sao phong cách minimalist lại khiến bao designer say mê và ca ngợi. Bạn có thể chọn sử dung màu sáng cho phông chữ, hoặc các loại font chữ đặc biệt, hoặc quay về với màu đen và trắng truyền thống. Đơn giản, ấn tượng và truyền tải thông điệp rõ ràng. Bạn còn mong muốn điều gì hơn thế cho tấm poster của mình?

(Nguồn: Zazzle)

(Nguồn: Pinterest)

19. Sử dụng các tông màu sáng

(Nguồn: Pinterest)

Hãy ghi nhớ nguyên tắc này, bạn không cần phải giới hạn sự sáng tạo của mình trong những gam màu an toàn khi thiết kế một poster theo phong cách tối giản. Các màu sáng, như màu cánh hoa hồng khô và màu xanh hoàn toàn có thể được sử dụng, không hề phô trương và hào nhoáng mà ngược lại – vẫn thể hiện rõ nét tinh thần của một thiết kế tối giản.

(Nguồn: DISARM Magazine)

20. Hãy dẫn dắt người xem vào câu chuyện

Không gì mang lại sự thu hút và hiếu kì cho poster như câu chuyện mà bạn tạo ra – bằng những đầu mối dẫn dắt câu chuyện. Bạn có thể vận dụng những gam màu trầm, hoặc tạo ra độ tương phản thật rõ nét – đây chính là một trong những típ hữu ích mang lại màu sắc cuốn hút cho thiết kế poster của mình.

Để bắt trọn ánh nhìn của công chúng vào tiêu đề tạp chí, designer có thể chọn màu trắng cho font chữ, nổi bật trên nền đen hoặc xám của tấm ảnh.

Chúc các độc giả sẽ tìm được thật nhiều cảm hứng sáng tạo qua các bài viết của iDesign!

Tác giả:

Biên tập: Thụy

Nguồn: Canva

Cùng tác giả

#Tag

cảm hứng Chủ nghĩa tối giản chụp hình design Hệ thống lưới Hướng dẫn illustration Jacek Rudzki Kiến thức magazine minimalism phong cách tối giản poster poster design The Creation of Adam thiết kế poster typography

iDesign Must-try

Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Đến hẹn lại lên, thời khắc chuyển giao năm cũ, chào đón năm mới là dịp để các artist Việt tham gia vào cuộc chơi “Vẽ linh vật của năm”.…
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu là một kiểu chữ không chân truyền thống, lấy cảm hứng từ các biển quảng cáo viết tay của người Việt ngày xưa, do Dương Trần (Graphic & Type…
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Mark Janssen là một họa sĩ minh họa xuất thân tại học tại Học viện Nghệ thuật ở Maastricht, Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp năm 1997, ông vẽ minh…
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Lấy cảm hứng từ những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Studio Ghibli như Cô bé người cá Ponyo, Hàng xóm của tôi là Totoro, Lâu đài bay của…
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Francisco Fonseca là một nghệ sĩ đường phố và họa sĩ minh họa sống ở Porto, Bồ Đào Nha. Bị mê hoặc bởi những kiến trúc nhuốm màu thời gian…
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (Lost Type) 2023 là bộ phông được thiết kế lại từ bộ phông cùng tên, do @trinhmark thực hiện năm 2018. Lạc Tự 2023 vừa được công bố…