Thiết kế ứng dụng - thế nào gọi là tốt?

Trả lời cho câu hỏi “thiết kế ứng dụng – thế nào gọi là tốt?” thật sự rất khó. Bởi đối với một sản phẩm ứng dụng, kết quả thường được đo bằng: sự phản hồi từ người dùng, thái độ khi người dùng sử dụng, tốc độ phát triển… nhưng  những dữ liệu này không thể có trong một sớm một chiều.

Tuy nhiên, vẫn có những nguyên tắc mà dựa vào đó giúp ta có thể tạo ra các thiết kế tốt hơn. Một trong những nguyên tắc tôi dùng làm kim chỉ nam cho mình lúc bắt đầu là “10 nguyên tắc thiết kế tốt” của Dieter Rams. Một nhà thiết kế xuất chúng của thế kỷ 20, ông đã giới thiệu các nguyên tắc này vào năm 1970 – thời điểm mà internet vẫn chưa xuất hiện. Ấy thế mà, các nguyên tắc này của ông vẫn đúng ngay cả khi áp dụng vào những sản phẩm “vô hình” chỉ được sử dụng trên các thiết bị công nghệ.

Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ cách mà tôi đã ứng dụng chúng vào công việc của mình như thế nào. Một số ví dụ trong bài viết được lấy từ thiết kế của bản thân.

1. Thiết kế là sự sáng tạo

Sáng tạo là con đường không có sự kết thúc. Không có thiết kế nào hoàn chỉnh, nó phải luôn được cải thiện và đẩy tới giới hạn cao hơn. Vì sẽ luôn có những cách tốt hơn để giải quyết một vấn đề.

Khi thiết kế ứng dụng cho Oracle, có một Flow khá nhằn là “Feedback Giving” – User gửi feedback của cuộc họp đến người Host cuộc họp đó (Ứng dụng được sử dụng bởi tập đoàn lớn với số lượng người tham gia cuộc họp >10). Yêu cầu được đặt ra là phải làm cho trải nghiệm “Rating” trong Flow này thật thú vị. Thay vì đánh giá dựa trên số lượng các ngôi sao hay điểm số. Tôi đã sử dụng “thái độ” làm mức đo. Nhấn vào đây để xem prototype (public August 25 – 2015. Trước khi facebook có reactions)

2. Sự hữu ích của sản phẩm

“Sản phẩm” khác với “Tác phẩm” ở chỗ chúng phục vụ cho một nhu cầu cụ thể nào đó của user. Vì thế nó cần phải được thiết kế một cách hữu ích.

Máy tính của iOS 6 và iOS 7

Các nhà thiết kế của Apple đã có một sự cải tiến rất tốt cho các ứng dụng nền tảng khi ra mắt iOS 7. Cụ thể là máy tính của iOS7 đã được thiết kế tập trung vào các con số hơn, diện tích to hơn, các phép tính cơ bản được gom về một nhóm bằng cách sử dụng màu sắc. Bỏ đi các chức năng ít được sử dụng như: mc, m+… để thêm diện tích. Vẫn có thể mở rộng chức năng bằng cách xoay ngang.

3. Tính thẩm mỹ

Nó đóng vai trò lớn trong cách người dùng nhận thức về sản phẩm. Bản năng của con người là hướng tới cái đẹp.

Ứng dụng chạy thử xe của Tesla

Nó giúp:

  • Xây dựng lòng tin ở user
  • Làm cho họ tin đây đây là một ứng dụng dễ sử dụng
  • Trung thành với ứng dụng của bạn lâu hơn, cho dù những bản update tới có khó dùng hơn.

Bạn có thể sẽ không mua một căn nhà phù hợp với yêu cầu sử dụng của bạn chỉ vì vị trí và thiết kế của nó không được đẹp. Chất lượng thẩm mỹ là sự cân bằng giữa các chi tiết hình ảnh và tính hữu dụng của nó.

4. Làm sản phẩm dễ hiểu

Ứng dụng la bàn của iOS

Một thiết kế hoàn hảo là cho phép người dùng có thể sử dụng ngay mà không cần hướng dẫn thêm. Để tạo một sản phẩm dễ hiểu, bạn cần phải có một cái nhìn rõ ràng về các mục tiêu của sản phẩm để thiết kế cho những mục tiêu đó.

Mục tiêu của ứng dụng la bàn là chỉ ra phương hướng. Thiết kế đơn giản, làm rõ cấu trúc đã giúp cho người dùng có thể sử dụng ngay khi mở ứng dụng lần đầu tiên.

5. Tiết chế khi thiết kế

Ứng dụng bản đồ của iOS

Nhắc lại một lần nữa, sản phẩm giúp người dùng hoàn thành mục đích, nó giống như công cụ, không phải là vật trang trí hay tác phẩm nghệ thuật. Bởi vậy thiết kế của nó nên mang tính giản dị và có chừng mực, để người dùng – qua những công cụ đó – có thể diễn đạt bản thân mình nhiều hơn.

Ứng dụng bản đồ của iOS chỉ đơn giản là một cái map, không có la bàn phương hướng, thời gian, ngày tháng hay thời tiết.

6. Sự trung thực

Đừng làm sản phẩm của bạn hứa hẹn người dùng những thứ mà nó làm được. Trong bài thuyết trình “The three ways that good design makes you happy” của Don Norman, ông từng đề cập tới một chiếc máy xay trái cây có thiết kế khá đẹp. Và chiếc máy này có một phiên bản mạ vàng, mà khi ông mua về tờ hướng dẫn đầu tiên nói rằng “đừng sử dụng chiếc máy này để xay trái cây, vì axit trong trái cây có thể làm bay đi lớp mạ vàng”. Cuối cùng sản phẩm này lại trở thành một “tác phẩm” mà với số tiền đó, người dùng có thể mua được thứ tốt hơn cho việc trang trí. Ông cảm giác như mình đã bị lừa dối.

Zing MP3 vs Apple Music

Một sản phẩm của nước nhà, mà tôi không tiện nói ra vì đây là sản phẩm của công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam. Các bạn có thể thấy rằng: khi đang ở tab Bài hát, phần header được thiết kế như thể nếu bấm vào đó sẽ có một video được bật lên trong khi hoàn toàn không phải. Ứng dụng music của iOs đã thay bằng một album cover nhỏ hơn, với nút play bên cạnh để người dùng có thể bật cả album.

7. Có thể tồn tại lâu dài

Khác với thiết kế thời trang luôn thay đổi theo mùa. Bạn nên tránh việc thiết kế sản phẩm lún quá sâu vào một xu hướng thiết kế nào đó. Bởi vì các xu hướng sẽ từ từ phai tàn, chỉ có bức tường mới trường tồn với thời gian.

8. Chú ý đến những chi tiết nhỏ nhất

Càng đào sâu vào chi tiết sử dụng. Sản phẩm của bạn sẽ càng thân thiện với nhiều đối tượng user hơn. Google đã làm điều này rất tốt, họ khéo léo sử dụng logo để phân trang kết quả tìm kiếm. Điều này góp phần làm trải nghiệm của người dùng trở nên thú vị hơn.

Tập trung vào từng chi tiết nhỏ góp phần tăng trải nghiệm

Khi thiết kế hãy chú ý đến người dùng sẽ làm gì khi quay lại ứng dụng. Hoàn cảnh sử dụng của họ, sử dụng bằng tay nào… nhìn nhận một ý tưởng từ nhiều quan điểm khác nhau. Trong thẩm mỹ,  hãy chú ý đến khái niệm “Pixel perfect”

9. Thân thiện với môi trường

Khi Dieter Rams nhắc tới khái niệm này, ông muốn nói tới việc sử dụng các vật liệu thân thiện và có tính tái chế cao. Còn trong thiết kế ứng dụng, đó chính là khái niệm “Responsive Design” (Tạm dịch: Thiết kế đáp ứng)

Sản phẩm có thể sử dụng tốt trên nhiều kích thước màn hình

Và tối ưu hoá kích thước ứng dụng nhằm tiết kiệm dung lượng bộ nhớ cho thiết bị sử dụng.

10. Càng ít thiết kế càng tốt

Hãy quên đi sự kiểu cách và dư thừa. Mọi thứ nên vừa đủ để làm sản phẩm đẹp và dễ sử dụng.

Ứng dụng Health Care cho người bị tiểu đường.

Trở lại sự tinh khiết đơn giản sẽ giúp chúng ta có thêm tài nguyên thiết kế. Luôn luôn nhận thức được mục tiêu những ý tưởng của bạn, tạo ra các hệ thống được minh bạch và dễ sử dụng, tập trung vào các tính năng cần thiết của ứng dụng khi thiết kế, giữ nó đơn giản và sạch sẽ để người dùng dễ dàng hiểu rõ hơn.

Về mặt thẩm mỹ, nó giải thích lý do tại sao Flat design trở thành xu hướng thiết kế phổ biến. Cách sử dụng màu sắc đơn giản, hạn chế các yếu tố graphic trang trí, sử dụng các font chữ không chân… Góp phần giảm thiểu kích thước của ứng dụng, hạn chế “visual noise” khi người dùng trải nghiệm. “Less is more” (Tạm dịch: ít hơn tức là nhiều hơn)

Tác giả: Hoàng Nguyễn


Về chủ mục

Nguyễn Xuân Hoàng (Hoàng Nguyễn)

Sinh năm 1988 tại thành phố Hồ Chí Minh, Hoàng Nguyễn là một trong những cá nhân tiên phong trong lĩnh vực Product Design tại Việt Nam.

Anh đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phát triển sản phẩm công nghệ, trong đó với hơn 5 năm thiết kế sản phẩm cho các công ty công nghệ tại Silicon Valley. Anh có 4 năm liền làm Giám khảo chuyên môn cho Behance Portfolio Review, Halography tại Việt Nam.

Hoàng Nguyễn hiện tại là Co-Founder và Product Design Coach tại GEEK Up – công ty phát triển sản phẩm công nghệ. Ngoài ra, anh từng viết bài cho GAM7, đóng góp nội dung sách: “EXPERIENCE – Xây dựng trải nghiệm trong thời đại khách hàng khó tính”, “Em muốn học thiết kế nhưng mẹ không cho!” và thường xuyên chia sẻ kiến thức chuyên môn cho cộng đồng.

Anh còn là Top Writer của 2 chuyên mục: Design, Creativity tại www.medium.com, nền tảng xuất bản kiến thức trực tuyến nổi tiếng nhất hiện nay.

Blog tiếng việt: https://hoang.moe/

Blog tiếng anh: https://hoangstories.medium.com/

Cùng tác giả

#Tag

Hoàng Nguyễn Nguyễn Hoàng Series Product design thiết kế sản phẩm thiết kế ứng dụng ux/ui ux/ui design

iDesign Must-try

12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
Trước khi kết thúc năm 2022 và bước sang năm 2023 đầy hứa hẹn, hãy cùng chúng mình điểm lại 12 bài viết được các độc giả yêu thích nhất…
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Khi một nhà thiết kế bắt đầu làm việc, họ biết trước những gì mình phải đạt được. Họ được thúc đẩy bởi một mục tiêu, một kế hoạch, một…
Joshua Roberts: ‘Tôi tin rằng thẩm mỹ tối giản sẽ loại bỏ sự ồn ào và giúp các thương hiệu tiếp cận khách hàng của họ’
Joshua Roberts: ‘Tôi tin rằng thẩm mỹ tối giản sẽ loại bỏ sự ồn ào và giúp các thương hiệu tiếp cận khách hàng của họ’
Giữa bức tranh muôn màu của thế giới sáng tạo, không khó để tìm kiếm sự liên kết giữa các lĩnh vực khác nhau, nhưng làm thế nào để từ…
Xu hướng thiết kế UI/UX hậu Covid
Xu hướng thiết kế UI/UX hậu Covid
Đại dịch Covid đã làm thay đổi mọi quy trình trong xã hội và thiết kế UX/UI cũng không ngoại lệ. Mặc dù vaccine phần nào giúp chúng ta đẩy…
A’ Design Awards & Competition - Cuộc thi lớn nhất dành cho cộng đồng thiết kế đã chính thức khởi động
A’ Design Awards & Competition - Cuộc thi lớn nhất dành cho cộng đồng thiết kế đã chính thức khởi động
Trong một thế giới mà hàng triệu sản phẩm và thiết kế được ra mắt mỗi năm, A’ Design Awards & Competition đã ra đời với mong muốn giới thiệu…
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Có hàng nghìn meme, ảnh gif, video trên internet nói về việc thất vọng khi làm việc với Client (khách hàng). Đặc biệt hơn, nếu chúng đến từ những người…