Thiết kế Vintage: Hướng dẫn ứng dụng vào thiết kế hiệu quả (Phần 2)

Thiết kế logo huy hiệu lấy cảm hứng từ phong cách vintage của olimpio.

Thiết kế vintage cần là một lựa chọn được cân nhắc kĩ lưỡng, khi nào nên, khi nào không nên dùng và áp dụng nó vào thiết kế như thế nào?

Sau phần 1 của loạt bài, ta đã có thể phân biệt và tìm hiểu các loại hình thiết kế vintage, ở phần 2 này, hãy cùng iDesign học cách để ứng dụng thiết kế Vintage một cách hiệu quả nhé!

Chúng ta sống trong một thế giới vô định nơi công nghệ và văn hóa phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Hình ảnh phong cách vintage cho ta cảm giác thoải mái và thư thái, dù quá khứ có thể phức tạp và bất ổn. Nhưng chuyện này đâu có quan trọng trong ngữ cảnh này.

Muốn chiến lược tiếp thị thành công thì phải đào sâu nghiên cứu tâm trí của khách hàng. Đó là cánh cổng dẫn đến sự kết nối trái tim và tâm hồn, cũng là điểm kết thúc hành trình của bạn. Đối với nhiều người, cảm giác của quá khứ sẽ an toàn hơn bởi nó không mơ hồ. Giống như một bộ phim mà bạn đã xem 100 lần, việc tái diễn những điều ở quá khứ mang cảm giác dễ chịu bởi bạn biết bao lâu thì câu chuyện sẽ kết thúc. Một thiết kế vintage có thể đưa người xem vào trạng thái được trải nghiệm lại những thứ yêu thích trong quá khứ, tạo nên liên kết tích cực giữa sản phẩm và người dùng.

Thiết kế huy hiệu lấy cảm hứng phong cách vintage bởi A3.

Thiết kế vintage có thể mang lại cảm giác vui tươi! Chúng là sự tương phản đầy tươi mới với thế giới kĩ thuật số, tối giản và hiện đại của chúng ta.

“Với tôi, thiết kế vintage bắt mắt và độc đáo hơn so với các phong cách khác. Nó truyền tải cảm giác hồi tưởng kết nối với người xem.” – nhà thiết kế A3.

Ta có thể ứng dụng phong cách này để trở nên nổi bật và khác biệt. Khi yếu tố hồi tưởng được sử dụng hợp lý, nó nhắc người dùng về những lúc vui vẻ trong cuộc sống, giống như khi họ còn trẻ hoặc là người trẻ với ít trách nhiệm hơn. Hãy luôn nhớ rằng nếu đi theo phong cách mang tính hồi tưởng, bạn cần điều chỉnh thiết kế của mình chi tiết nhất có thể cho đối tượng khách mục tiêu.


Làm thế nào để ứng dụng xu hướng thiết kế vintage

Khi quyết định ứng dụng xu hướng thiết kế vintage, hãy tìm hiểu cách thực hiện nó hiệu quả. Bạn không cần phải áp dụng toàn bộ tính chất của phong cách này cho thiết kế. Thương hiệu của bạn có thể được thể hiện tốt hơn với tổ hợp các yếu tố thiết kế hiện đại và vintage, chẳng hạn như một phông chữ dân dã trong poster video game phong cách Steampunk và các yếu tố đồ họa mang cảm giác tựa như bạn vừa cắt nó ra từ tạp chí ván trượt những năm 80.

Thiết kế logo lấy cảm hứng từ phong cách vintage bởi Sign²in.

“Việc chuyển ý tưởng từ trang giấy sang thiết kế kĩ thuật số cần được thực hiện kĩ lưỡng để thể hiện “số tuổi” của nó. Đó là lý do tại sao yếu tố ánh sáng và tạo bóng là tâm hồn của thiết kế vintage.” – sign2in, nhà thiết kế.

Có một phương thức hướng dẫn cách ứng dụng thiết kế vintage và bất kì xu hướng nào, đó là cố gắng thể hiện nó bằng những phương tiện hình ảnh.

Nếu dự tính được hình dạng rồi thì bạn cần tuân theo các quy luật thiết kế của kiểu hình ấy. Hãy nghiên cứu thiết kế của phong cách đó và chú ý vào bảng màu, phông chữ và cấu trúc.


Bảng màu

Sử dụng một bảng màu từ thời đại mà bạn dự định sẽ áp dụng. Hãy nhìn các thiết kế thực tế từ thời đại ấy để thấy được màu sắc và kiểu phối thịnh hành. Bạn cũng có thể tìm thấy bảng màu từ những thời đại cụ thể trên mạng. Đừng dừng lại ở việc tái tạo bảng màu. Hãy tìm hiểu lý thuyết tâm lý màu sắc để chọn được gam màu và kiểu phối hỗ trợ mục tiêu xây dựng thương hiệu. Hãy tìm ra màu sắc của bạn, sau đó tìm hiểu cách điều chỉnh nó sao cho phù hợp với kiểu thiết kế vintage mà mình đã lựa chọn.

Bạn muốn tạo ra một bản minh họa lấy cảm hứng từ phong cách vintage giống như poster Düsseldorf như bên dưới? Nhà thiết kế vectro giải thích cách anh chọn bảng màu của mình như sau:“Tôi bắt đầu bằng việc quyết định màu nền. Trong tác phẩm minh họa này tôi muốn có cảm giác vui tươi nên chọn xanh lam. Sau đó tôi sử dụng bảng màu đất cho các đối tượng ở phần nền, chủ yếu bám sát vào bảng màu tương tự. Cuối cùng, tôi thêm một chút màu sắc tương phản cho các yếu tố chủ đạo để hoàn thành bản minh họa.”

Thiết kế poster lấy cảm hứng từ phong cách vintage bởi vectro.
Một phông chữ hiện đại giữa thế kỉ mang cảm giác ấm áp và thân thiện. Thiết kế logo bởi PurdyLogo.
Thiết kế phong cách Art Nouveau thường tận dụng màu sắc tương phản. Poster phim bởi Semnitz.

Phông chữ

Chọn một phông chữ từ thời đại mà bạn dự định thêm vào thiết kế của mình. Khi tìm kiếm phông chữ cho thiết kế vintage của mình, hãy nghĩ về những ứng dụng công nghệ trong thời đại mà bạn muốn tái tạo.

Thiết kế kiểu vaporwave có thể sử dụng văn bản được pixel hóa hoặc phông chữ đèn neon đầy sang chảnh của những năm 80. Thiết kế kiểu letterpress có thể ứng dụng phông chữ trông như được lấy ra từ ấn phẩm báo in kiểu cũ. Hãy nghiên cứu về phông chữ được sử dụng trong các thiết kế thực tế ở thời đại ấy để tìm ra cảm hứng từ phông chữ phù hợp.

Hãy để ý cách thức mà những yếu tố vintage kết hợp với nhau: Phông chữ, bảng màu, hình ảnh và hình dạng. Logo bởi TGee.
Đôi khi, thiết kế vintage không cần thiết phải thể hiện kế nối với một thời kì nhất định. Thay vào đó, cảm giác vintage được thể hiện theo một cách nào đó bởi nhiều yếu tố như lựa chọn phông chữ hoặc cách minh họa trong ví dụ thiết kế logo này. Thiết kế bởi austinminded.
Thiết kế phong cách Art deco mang các yếu tố về hình dạng góc cạnh và đối xứng. Logo và nhận diện thương hiệu bởi EARCH. Các xu hướng thiết kế phụ thuộc vào nhiều hình dạng cụ thể hơn là những yếu tố khác. Thiết kế badges/stamps và letterpress chịu tác động nhiều nhất từ yếu tố hình học.

Cấu trúc

Cách bạn cấu trúc thiết kế có thể tác động đến cảm giác vintage mà nó mang lại.

Một phần của quá trình khiến thiết kế mang màu sắc vintage là làm cho nó trông như được hoàn thiện bằng các phương pháp thiết kế vào thời kì trước. Thiết kế nhãn dán bởi Agi Amri.

Khi thực hiện một thiết kế trông như nó thuộc về thời kì Victorian, bạn sẽ không phải sử dụng đồ họa 3 chiều và ảnh chụp độ phân giải cao mà là tông màu nâu đỏ chạm nổi cùng các chi tiết tinh xảo.

“Khi bắt đầu nghĩ về thiết kế, ngay lập tức tôi bắt đầu hình ảnh hóa tác phẩm minh họa và xây dựng bố cục xung quanh tác phẩm minh họa.” – Agi Amri, nhà thiết kế.

Hãy cẩn thận kết hợp nhiều yếu tố khác nhau trong thiết kế – minh họa, typography, màu sắc, bố cục – để đạt được kết quả mong muốn.

Nếu bạn dự định thiết lập các yếu tố thiết kế theo phong cách cấu trúc, hãy thực hiện một cách cẩn thận và có mục đích. Steampunk là sự kết hợp của các hình thức sắp đặt có mục đích rõ ràng và các biến thể của nó như dieselpunk và cyberpunk cũng vậy. Hãy đào sâu vào đó để thấy được cách sắp đặt của phong cách vintage và hiện đại.


Tìm ra sự cân bằng giữa yếu tố vintage và hiện đại

Hãy chơi đùa cùng thiết kế vintage. Bạn có thể khiến nó mờ ảo bằng cách ứng dụng các yếu tố cảm hứng vintage vào thiết kế hiện đại hoặc có thể áp dụng phong cách retro cho toàn bộ để khiến thiết kế của mình trông như được tạo ra từ 20, 50 hoặc 100 năm trước.

“Phần quan trọng nhất là logo khi nó đại diện cho một doanh nghiệp để tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu. Bạn muốn khách hàng có cảm giác liên hệ đến logo của mình.” – austinminded, nhà thiết kế.

Đừng phớt lờ các lựa chọn thiết kế hiện đại và phông chữ an toàn cho trang web khi tạo một thiết kế lấy cảm hứng vintage. Thiết kế của bạn vẫn cần hướng đến khách hàng hiện đại và điều đó có nghĩa là bạn cần giữ nó hiệu quả cả trên các thiết bị.


Đừng đi theo phong cách vintage nếu…

Nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực mà đa số các đối thủ mang hình ảnh thương hiệu hiện đại, lựa chọn đi theo thiết kế vintage có thể khiến mình trở nên nổi bật.

Bao bì chất tẩy rửa lấy cảm hứng từ phong cách vintage có khơi gợi hứng khởi để bạn làm việc giặt giũ? Qua Adweek.

Hãy cẩn thận khi quyết định đi theo phong cách này. Ở một vài lĩnh vực và sản phẩm nhất định như công nghệ, thuốc men, vintage không hiệu quả bởi nó đi ngược lại kì vọng rằng sản phẩm phải mang tính vượt trội, thời thượng. Ở những lĩnh vực này, việc ứng dụng logo hoặc xây dựng thương hiệu vintage có thể khiến bạn bị lỗi thời thay vì chuyên nghiệp. Những công nghệ lỗi thời thường chậm chạp, bất tiện, tương thích kém và phương thức chữa trị lỗi thời cũng sẽ ít hiệu quả, thậm chí là gây nguy hiểm.

Tương tự, hãy tránh thiết kế phong cách vintage nếu sản phẩm hoặc lĩnh vực của bạn không mang tính hoài cổ. Thiết kế vintage cần là một lựa chọn được cân nhắc kĩ lưỡng và nếu không đạt được kết quả nào khi ứng dụng tính hoài cổ vào thiết kế thì mọi thứ đều vô nghĩa. Tương tự đối với việc khách hàng muốn những điều mới mẻ nhất khi mua đồ công nghệ hoặc thuốc men, họ muốn sản phẩm phù hợp với cuộc sống hiện đại chuyển động nhanh. Đừng gợi nhắc khách hàng về những công việc mà họ đã từng làm hoặc bất tiện từng phải chấp nhận bằng những thiết kế khơi gợi những kỉ niệm không mấy thoải mái.


Tạo tác phẩm trường tồn với thiết kế vintage

Vintage mang tính trường tồn theo thời gian. Đó là lý do vì sao mọi người luôn dành sự yêu mến dài lâu cho nó và xu hướng này chưa có dấu hiệu dừng lại.

“Mỗi lần đi siêu thị, tôi chú ý quầy bán rượu và các sản phẩm tinh thần. Những nhãn mác vintage mang trong mình lịch sử của sản phẩm khiến chúng trở nên đáng nhớ hơn.” – Wooden Horse, nhà thiết kế.

Thiết kế nhãn mác lấy cảm hứng phong cách vintage bởi Wooden Horse.

Bên cạnh việc khơi gợi lại quá khứ, nó là phong cách hiệu quả bởi đây là cách dễ dàng để đảm bảo rằng thiết kế của bạn không bị lỗi thời. Thoạt đầu, có thể hơi kì quặc bởi bạn nghĩ việc chọn thiết kế có trông cũ kĩ là cách nhanh nhất để bị lỗi thời. Tuy nhiên khi đưa ra lựa chọn có chủ đích cho thiết kế của mình để khơi gợi tính xưa cũ, nó sẽ trở nên thế nào vào năm sau hoặc 5 năm sau, cũng là cách để khiến nó tươi mới.

Hãy nhớ rằng phong cách vintage không thật sự hiệu quả cho mọi thương hiệu. Nếu không chắc liệu nó có phát huy tác dụng với mình không, hãy tự hỏi bản thân vài câu như:

  • Đối tượng chủ yếu ở đây là ai?
  • Bạn đang cố truyền tải điều gì bằng các ý tưởng thiết kế vintage?
  • Những bất lợi tiềm năng nào sẽ xuất hiện khi ứng dụng thiết kế vintage?
  • Đối thủ của bạn đang làm gì với thiết kế của họ? Tại sao họ lại đưa ra những lựa chọn ấy?

Thật không dễ dàng khi trả lời những câu hỏi này, vì thế hãy cho bản thân thời gian để tìm câu trả lời đúng đắn cho thiết kế của mình. Vintage mang tính khác biệt và vui tươi, việc xây dựng thương hiệu thành công sẽ vượt ra ngoài phạm vi ấy. Mọi thứ đều mang lý do và ý nghĩa riêng. Hãy nghiên cứu thiết kế vintage thực tế để hiểu được điều chúng muốn truyền tải là gì. Đôi khi, nhìn lại là cách để tìm ra cảm hứng lớn lao nhất.

Tác giả: Lindsay Kramer
Người dịch: Đáo
Nguồn: 99designs

Cùng tác giả

#Tag

retro tips for design Vintage vintage design

iDesign Must-try

Những bức tranh minh họa cắt khung đầy màu sắc và chi tiết của Hinano
Những bức tranh minh họa cắt khung đầy màu sắc và chi tiết của Hinano
Hinano (日菜乃) là họa sĩ tranh minh họa đến từ Nhật Bản, những tác phẩm của Hinano thường bao gồm nhiều khung tranh nhỏ khắc họa những chi tiết, hình…
Fido Dido - Những điều bạn chưa biết về linh vật đại diện của hãng nước 7Up
Fido Dido - Những điều bạn chưa biết về linh vật đại diện của hãng nước 7Up
Bạn biết gì về linh vật đại diện Fido Dido của hãng nước 7Up? Cùng tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của nhân vật này nhé.
Nâng cao kỹ năng thiết kế logo với 6 lời khuyên từ chuyên gia kinh nghiệm
Nâng cao kỹ năng thiết kế logo với 6 lời khuyên từ chuyên gia kinh nghiệm
Nếu bạn đang tìm cách để nâng cao kỹ năng thiết kế logo của mình, thì chắc chắn đây là bài viết hữu ích dành cho bạn. Bài viết này…
Logo và Font chữ - Những lưu ý cơ bản để hình ảnh hóa con chữ
Logo và Font chữ - Những lưu ý cơ bản để hình ảnh hóa con chữ
Serif: Cổ điển, tinh tế, bảo thủ, truyền thống. Sans serif: Hiện đại, sạch sẽ, hơi hướng hình học, đơn giản. Slab serifs: Cổ điển, mộc mạc, nam tính. Script:…
6 cách phát huy trí sáng tạo hiệu quả theo các phương pháp khoa học
6 cách phát huy trí sáng tạo hiệu quả theo các phương pháp khoa học
Thời gian chúng ta làm việc hiệu quả nhất trong ngày không đồng nghĩa với lúc chúng ta sáng tạo nhất, bởi vì năng suất làm việc tối ưu và…
Làm thế nào biết tác phẩm nghệ thuật của mình đã hoàn thành?
Làm thế nào biết tác phẩm nghệ thuật của mình đã hoàn thành?
*Bài viết dựa trên kinh nghiệm của Evolve Artist, chuyên đào tạo các kỹ năng cần thiết cho sinh viên theo đuổi nghệ thuật Đã bao giờ bạn vẽ xong…