Tìm hình ảnh và typography cho âm thanh qua tạp chí minh họa ‘Onomatopee’

Ấn phẩm ‘Onomatopee’ được hình thành với sứ mệnh khám phá đại diện về mặt thị giác và typography của âm thanh .

Khi nhà thiết kế Broos Stoffels và nhà minh họa Lukas Verstraete được mời để diễn thuyết về dự án ‘Een boek waarmee men vrienden maakt’ tại liên hoan thiết kế đồ họa Grafixx extd.#3, cả hai đã quyết định chuẩn bị một dự án hoàn toàn mới nhân dịp này mà không hề nao núng. “Chúng tôi cảm thấy rằng dự án này quá nhỏ để có thể chia sẻ trong một tiếng đồng hồ, vì vậy chúng tôi đã thử thách chính mình để cùng nhau hợp tác làm một thứ hoàn toàn mới lạ,” Broos và Lukas chia sẻ với C24.

Kết quả là, ý tưởng cho ấn phẩm ‘Onomatopee’ được hình thành với sứ mệnh khám phá đại diện thị giác và typography của âm thanh. “Cả hai đều hứng thú với ngôn ngữ. Diện mạo của từ ngữ, cách chúng giao tiếp hoặc thậm chí là phát ra âm thanh cũng quyến rũ chúng tôi”, họ giải thích. Trong suốt hai tuần tiếp theo, cả hai đặt ra thử thách hằng ngày xung quanh chủ đề từ tượng thanh, đồng thời là quá trình tạo ra một từ gợi nên âm thanh mà nó mô tả.

“Chúng tôi tự hỏi cách mà âm thành có thể được thị giác hóa nếu thể hiện bằng các kí tự khác nhau trong những tình huống khác nhau, cách mà từ tượng thanh có thể được tạo ra ở mức độ cao nhất và cách thức chúng ta thấu hiểu từ tượng thanh từ các ngôn ngữ nước ngoài hoặc âm thanh không xác định”, Broos và Lukas giải thích concept của họ.

Bắt đầu với một vài bản phác thảo trên giấy, cả hai bám sát vào lĩnh vực chuyên biệt cụ thể của mình để vận dụng vào dự án, đồng thời vẫn tuân theo quy tắc về hình thức, màu sắc và giới hạn giời gian được đặt ra ngay từ đầu.

“Chúng tôi không nhìn tác phẩm của người còn lại cho đến phút cuối để không tác động đến nhau. Mỗi ngày, niềm tin vào nhau dần lớn hơn.” Vào cuối mỗi hai tuần, họ đổi vai trò cho nhau để thử thách bản thân lần cuối khi Broos thực hiện minh họa và Lukas thiết kế typography.

Ở giai đoạn đầu của ‘Onomatopee’, Broos và Lukas dự định tạo ra artwork chỉ phục vụ cho việc trang trí trưng bày liên hoan thiết kế Grafixx extd., tuy nhiên họ đã quyết định xuất bản tác phẩm thành một tạp chí nhỏ.

“Từ đầu chúng tôi đã biết rằng cả hai cần cho nhau khoảng không tự do để thiết kế và dự án này thật sự là bằng chứng cho điều đó”, họ nói với chúng tôi, “Các quy tắc của mỗi thử thách cho phép chúng tôi chấp nhận trùng hợp và tự làm cả hai ngạc nhiên khi kết hợp các phong cách khác nhau.”

Tuy nhiên, việc thay đổi luân phiên giữa công việc chính và dự án cá nhân không phải lúc nào cũng dễ dàng. “Bên cạnh các dự án riêng, chúng tôi gặp nhau mỗi tối để hợp tác cho dự án ‘Onomatopee’ trong khi nó sẽ bắt đầu chỉ trong 2 tuần trước khi được trình bày.”

Broos và Lukas gặp nhau trong suốt thời gian đi học tại trường nghệ thuật LUCA tại Ghent nơi họ lần đầu tiên hợp tác trong dự án được nhắc đến trước đó, quyển tiểu thuyết đồ họa đầu tay của Lukas ‘Een boek waarmee men vrienden maakt’.

“Tôi đang cố gắng thiết kế phần typography trên trang bìa khi Broos bước vào dự án. Dự án này có thể cho tôi biết liệu mình có thể tự tin hơn với typography. Tuy nhiên sau nhiều thất bại, tôi có nhờ anh ấy cho lời khuyên”, Lukas nhớ lại, “Anh ấy nghĩ ra ý tưởng làm thiết kế cho phần tiêu đề trông giống như những hoa văn thường thấy trên các ngói đá, đĩa hoặc khung hình. Và thế là tôi làm phần tiêu đề minh họa trên trang bìa và đưa cho Broos để thực hiện ý tưởng của ảnh.” Từ lúc đó, sự hợp tác này mang lại nhiều thành quả, cả hai đã làm việc với nhau trong nhiều thiết kế bìa sách và hội thảo.

“Tôi rất thích hợp tác với các nghệ sĩ có nền tảng và chuyên môn khác với mình. Cơ hội hợp tác với những nhà minh họa, nhạc sĩ hay lập trình viên luôn mang lại cảm giác thú vị nhất”, Broos nói, và Lukas nói thêm: “Là một nhà minh họa, việc có thể quyết định mọi thứ là một điều tuyệt vời, nhưng được người khác truyền cảm hứng sẽ khiến cho bạn làm việc năng suất hơn. Tất nhiên bạn cần phải cảm nhận được tác động tương tự liên quan đến dự án để nó có thể được thành công. Cảm giác tuyệt vời nhất là khi bạn thúc đẩy mình vượt ra ngoài những giới hạn của bản thân.”

Sau buổi hội thảo ‘Onomatopee’ tại câu lạc bộ tạp chí Zine Club của thư viện công Brussels, cả hai hi vọng sẽ tìm hiểu thêm một sự kết hợp nữa trong tương lai. “Chúng tôi đã nghĩ ra một vài thứ hay ho về chủ đề ngôn ngữ, cả hai chỉ cần cơ hội và thời gian để nghiên cứu.”

Người dịch: Đáo

Cùng tác giả

#Tag

illustration inspiration Onomatopee typography đảo

iDesign Must-try

Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Đến hẹn lại lên, thời khắc chuyển giao năm cũ, chào đón năm mới là dịp để các artist Việt tham gia vào cuộc chơi “Vẽ linh vật của năm”.…
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu là một kiểu chữ không chân truyền thống, lấy cảm hứng từ các biển quảng cáo viết tay của người Việt ngày xưa, do Dương Trần (Graphic & Type…
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Mark Janssen là một họa sĩ minh họa xuất thân tại học tại Học viện Nghệ thuật ở Maastricht, Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp năm 1997, ông vẽ minh…
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Lấy cảm hứng từ những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Studio Ghibli như Cô bé người cá Ponyo, Hàng xóm của tôi là Totoro, Lâu đài bay của…
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Francisco Fonseca là một nghệ sĩ đường phố và họa sĩ minh họa sống ở Porto, Bồ Đào Nha. Bị mê hoặc bởi những kiến trúc nhuốm màu thời gian…
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (Lost Type) 2023 là bộ phông được thiết kế lại từ bộ phông cùng tên, do @trinhmark thực hiện năm 2018. Lạc Tự 2023 vừa được công bố…