Tự nhận thức giúp ta bớt ‘cực đoan một cách đáng ghét’ và tìm ra cân bằng cho công việc

Cuốn sách “Insight, the Power of Self-Awareness in a Self-deluded World ” của Tasha Eurich đã mang đến cái nhìn sâu sắc, về cách chúng ta có thể tự nhận thức bản thân từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó phát hiện ra điểm yếu của mình. Những phát hiện này bao gồm việc viết nhật ký, tập trung kiểm tra công việc trong ngày và thử một thủ thuật như “dinner of truth“. Hãy cùng iDesign và tác giả Tasha tìm hiểu cách tự nhận thức giá trị và khả năng của mỗi chúng ta nhé!


Alan Mulally, giám đốc kinh doanh nổi tiếng có nhiều năm kinh nghiệm làm việc với hãng xe Ford, ông đã có bài học “xương máu” dành cho bản thân vào cuối những năm 2000. Đó là vị trí quản lý đầu tiên, khi ấy ông chỉ mới 25 tuổi và trong đội ngũ làm việc có một kỹ sư hàng không trẻ đầy triển vọng mà ông rất ngưỡng mộ. Vào hôm phỏng vấn, anh ta cũng là nhân viên đầu tiên mà Mulally làm việc với tư cách quản lý, và kỹ sư trẻ đã làm ông choáng váng khi đột nhiên anh ta nói với Mulally rằng:“Tôi phải tránh xa ông!”.

Nhưng thay vì cảm thấy cay đắng, Mulally đã biến tình huống này thành cơ hội để học hỏi và phát hiện ra rằng, Mulally đã kiểm soát quá mức và cố gắng biến chàng kỹ sư kia thành bản sao của chính mình. “Bạn có thể tưởng tượng, sẽ ra sao nếu không ai nói với tôi điều này trong nhiều năm, hoặc trong nhiều thập kỷ?” Mulally trao đổi cùng Tasha Eurich trong cuốn sách “Insight, the Power of Self-Awareness in a Self-deluded World

Eurich – một nhà tâm lý học và tư vấn kinh doanh, mô tả sự tự nhận thức là “một kỹ năng siêu việt của thế kỷ 21”. Mulally nói với cô ấy: “Trong suốt sự nghiệp và cuộc sống của tôi, có một yếu tố quan trọng và cơ hội lớn nhất để cải thiện cả kinh doanh, gia đình và cuộc sống – là tự nhận thức.”

Không hiểu chính mình có thể khiến chúng ta đưa ra những quyết định tồi tệ, tự tin thái quá và bỏ lỡ cơ hội học tập. Ngược lại, tự nhận thức giúp chúng ta cải thiện được bản thân, loại bỏ những điểm yếu và cuối cùng nó làm cho chúng ta trở thành người ra quyết định và lãnh đạo tốt hơn. Tuy nhiên, sự nhận thức không thể tự hình thành nếu không có nỗ lực, hầu hết chúng ta bị thiếu nhận thức, cả những gì chúng ta biết về bản thân và cách người khác nhìn nhận chúng ta.

Hãy xem xét một nghiên cứu của hàng ngàn chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau. Họ đã so sánh việc tự đánh giá của bản thân với hiệu suất thực tế, tuy nhiên kết quả lại có rất ít mối tương quan. Hơn nữa, những người trong chúng ta có khả năng nhận thức rất kém, khi đánh giá quá cao kiến ​​thức hoặc khả năng của bản thân trong lĩnh vực nào đó, các nhà tâm lý học gọi là hiệu ứng Dunning-Kruger (trong một ví dụ đáng chú ý, các tù nhân tự đánh giá họ là tử tế và đáng tin cậy hơn bình thường).

Và thiếu nhận thức về bản thân, hoặc là thiếu động lực để trở nên ý thức hơn, thường đi đôi với hiệu suất yếu hơn, đặc biệt đối với những người có vị trí cao trong sự nghiệp. Một bài viết trên Forbes, Joseph Folkman đã mô tả nghiên cứu của mình về các nhà lãnh đạo và tìm kiếm phản hồi: chỉ có 17% các nhà lãnh đạo mong muốn được người khác đánh giá phản hồi, 83% các nhà lãnh đạo tự cho rằng hoạt động của mình là hiệu quả.


Làm thế nào để trở nên tự nhận thức hơn

Để tìm hiểu thêm về bản thân, điểm mạnh, điểm yếu, động lực và nỗi sợ hãi của chúng ta, điều cần làm là dành thời gian viết nhật ký để hiểu sâu sắc nội tâm bên trong. Nhưng Eurich giải thích rằng những kỹ thuật này không có hiệu quả, ít nhất không phải là cách mà hầu hết chúng ta nên làm. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy những người dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ về bản thân có xu hướng chịu nhiều lo lắng và sức khỏe kém hơn (một phần vì họ hay suy nghĩ về những tin đồn, tự trách và tìm kiếm những sự thật tuyệt đối mà nó không hiện hữu). Cũng theo các nghiên cứu của Eurich và những người khác, viết nhật ký sẽ giúp chúng ta suy nghĩ nhiều nhưng nó lại không mang đến cái nhìn sâu sắc.

Minh họa bởi Tammy Taabassum

Một lý do nữa đối với những người thích viết nhật ký thường xuyên, theo các chuyên gia về tác động cảm xúc của việc viết như James Pennebaker, đề nghị nên làm việc đó vài ngày một lần, chứ không phải mỗi ngày. Và Eurich nói, điều đó rất quan trọng “để khám phá những điều tiêu cực và không làm mất cảm xúc tích cực” – bạn nên biến những sự kiện thành một câu chuyện có ý nghĩa và mạch lạc, tránh làm mất đi niềm vui từ những trải nghiệm tích cực bằng cách phân tích chúng.

Một cách khác để tăng cường nhận thức của bạn là tự hỏi mình “Câu hỏi mầu nhiệm – Miracle Question” (được mô tả lần đầu trong cuốn sách Switch của Chip và Dan Heath): “Hãy tưởng tượng một phép lạ xảy ra tối nay khi bạn ngủ, những điều tuyệt vời trong cuộc sống thành hiện thực, điều kỳ diệu này có thể là gì? Hãy suy nghĩ về khoảnh khắc đó”, Eurich nói:“…bây giờ cuộc sống sẽ khác như thế nào? Mô tả nó một cách chi tiết. Điều gì đầu tiên mà bạn sẽ nhận thấy khi bạn thức dậy vào buổi sáng?”

Minh họa bởi Aliaga Mirguseinov

Ngoài ra, hãy luôn tự đặt những câu hỏi cho bản thân mỗi ngày. Việc này không giống như ghi nhật ký hoặc viết hành trình, đây là những câu trả lời ngắn gọn, chỉ dành vài giây cho đến tối đa năm phút để phản ánh một ngày của bạn diễn ra như thế nào, hoạt động ra sao, làm gì và làm thế nào bạn có thể làm tốt hơn vào ngày mai. Eurich đã thực hiện nghiên cứu này với các nhân viên tổng đài và kết quả cho thấy hiệu suất của họ tăng lên trung bình 23%.

Ngoài ra cũng có một số các thủ thuật khác giúp tự nhận thức bản thân từ mọi khía cạnh. Eurich đề xuất một kỹ thuật cơ bản có tên là “going to the balcony” (được đặt tên bởi chuyên gia đàm phán William Ury), thủ thuật này muốn bạn hãy đặt vị trí mình là người ngoài cuộc. Lần tới khi bạn đang ở trong một cuộc tranh cãi hoặc một tình huống căng thẳng, hãy đặt bản thân bạn ra khỏi cuộc trao đổi và xem xét cách giải quyết thuận lợi nhất. Tương tự như kỹ thuật “zoom in, zoom out“. Khi bạn đang ở giữa một cuộc tranh cãi, hãy đưa ra quan điểm của chính mình – điều đó có thể người khác cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng hoặc lo lắng – sau đó soi chiếu sự việc theo góc nhìn của người khác – hãy tự hỏi bản thân như: “Ngày hôm nay của họ thế nào? Họ đang nghĩ gì và cảm thấy thế nào?”

Để tìm hiểu thêm những gì người khác nghĩ về bạn, hãy thử một thủ thuật nổi tiếng như 360-degree, mỗi người trong nhóm sẽ nhận xét những người còn lại. Hoặc nếu muốn nhận được cái nhìn rõ ràng hơn, Eurich đề cử thủ thuật “dinner of truth”, hỏi người khác một điều khiến họ khó chịu nhất về bạn. Tuy nhiên, cách tiếp cận này nên được xử lý một cách khéo léo! Eurich nhấn mạnh rằng điều quan trọng là tìm kiếm phản hồi từ đúng người – những phản ánh phải trung thực và mong muốn có ích cho bạn.

Minh họa bởi tubik.arts 

Khi muốn tìm kiếm thông tin phản hồi, đặc biệt liên quan đến cá nhân, hãy chuẩn bị tâm lý trước khi nghe – nhắc nhở bản thân về những giá trị của bạn và những gì quan trọng với bạn trong cuộc sống. Bằng cách đó, bạn có nhiều khả năng tiếp nhận thông tin mới một cách tích cực hơn, giúp bạn tránh sự tổn thương và bực bội.

Cuối cùng, tự nhận thức là cả một quá trình. Đó là một cách tiếp cận từ cuộc sống. “Nó có thể lâu dài, khó khăn và lộn xộn”, Eurich nói. Nhưng cô ấy đảm bảo về giá trị mà nó mang lại. “Nếu chúng ta có thể lưu tâm một chút và tự nhận thức hơn mỗi ngày, bạn sẽ trở thành một người hiểu biết sâu sắc”


Biên tập: Thao Lee
Nguồn: 99u
Ảnh bìa: Radostina Georgieva

Cùng tác giả

#Tag

Alan Mulally nâng cao nhận thức nghiên cứu nội tâm nhà sáng tạo personal growth phát triển kĩ năng psychology sự tự nhận thức tâm lý học tâm lý học thiết kế Tasha Eurich

iDesign Must-try

Mối tương quan giữa Nghệ thuật vs Tâm lý - (Phần 3)
Mối tương quan giữa Nghệ thuật vs Tâm lý - (Phần 3)
Dữ liệu thu thập được cho thấy, trong suốt chiều dài lịch sử, nghệ thuật là một công cụ hữu ích trong giáo dục, giúp củng cố tinh thần và…
Mối tương quan giữa Nghệ thuật và Tâm lý - (Phần 2)
Mối tương quan giữa Nghệ thuật và Tâm lý - (Phần 2)
Sự phát triển của tâm lý học nghệ thuật từ những năm 1950 đến 1970 đồng hành cùng sự phát triển của nghệ thuật trong suốt chiều dài lịch sử.…
Mối tương quan giữa Nghệ thuật và Tâm lý - (Phần 1)
Mối tương quan giữa Nghệ thuật và Tâm lý - (Phần 1)
Nghệ thuật là một trong những phương tiện quan trọng giúp phát triển trí tưởng tượng và xây dựng tiềm lực cho khả năng sáng tạo. Tâm lý học là…
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
“Những cú chạm của sự tò mò và ngây thơ” là cách mà con người muốn tận hưởng cảm giác gần gũi với ý tưởng kiệt xuất của sáng tạo.…
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
Đừng trở nên xấu xa và lạm dụng tâm lý học để thao túng người dùng cuối của bạn. Khi nhìn vào meme thú vị này, bạn có tự hỏi…
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Quá trình sao chép thật chất là một cách học tuyệt vời về việc kiểm soát chất lượng tác phẩm và phát triển phong cách cá nhân khi bạn có…